Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Cuộc chiến Cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.


Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tháng 11/2017

‘Một cuộc chiến quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi’

Cựu Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Frederick Benjamin “Ben” Hodges III cảnh báo Mỹ sẽ bị kéo vào một cuộc chiến quân sự không thể tránh khỏi với Trung Quốc trong vòng 15 năm tới.

Cựu Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu Ben Hodges. (Ảnh: AP)

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Vẻ đẹp thanh cao, huyền bí của Đan viện Châu Sơn

Không lộng lẫy như các khu du lịch nhưng Đan viện Châu Sơn (Ninh Bình) mang vẻ đẹp thanh cao, huyền bí và tôn nghiêm, không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội được ghé thăm.


Ninh Bình nổi tiếng với những thắng cảnh như Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Có một điểm đến tuyệt đẹp, độc đáo nhưng không phải ai cũng biết chính là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn hay nhà thờ Châu Sơn. Ảnh: Hàn Việt Anh.


Đây là một đan viện của dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đan viện này nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65 km, cách thành phố Ninh Bình 35 km và cách Hà Nội 97 km. Ảnh: Hàn Việt Anh.


Thánh đường Đan viện Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh, hướng theo trục Tây- Đông, thiết kế theo kiểu Gothic với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, cột dày 1,2 m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ khi vào hạ. Ảnh: Phi Ba Ngơ


Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc của thánh đường là mái vòm trắng cao 21 m. Ảnh: Hàn Việt Anh


Phía ngoài Đan viện là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện. Ảnh: Hàn Việt Anh


Vật liệu xây dựng chính là gạch đỏ không tô trát nên có một vẻ đẹp khác biệt, chân thật và ấm áp. Ảnh: Hàn Việt Anh


Ngày thường, Đan viện hạn chế khách du lịch nên các bạn sẽ không được vào tham quan. Ảnh: Hàn Việt Anh


Vào các dịp đầu tháng có thánh lễ, nhà thờ mở cửa cho du khách tham quan sau giờ lễ nguyện: Sáng: 8h - 10h30' (Chủ nhật đến 10h00'); Chiều: 14h30'- 16h30' (Chủ nhật từ 15h30'-16h30') trừ mùa Chay (khoảng tháng 3) và kỳ tĩnh tâm vào khoảng đầu tháng 8. Ảnh: Hàn Việt Anh


Nhà thờ Châu Sơn ít người biết tới bởi nằm ẩn sâu sau trục đường chính, rừng núi bao quanh, không gian yên tĩnh. Ảnh: Hàn Việt Anh


Khuôn viên nhà thờ rộng, trang trí cầu kỳ với khối hòn non bộ, cây xanh, tượng điêu khắc tinh tế,... Ảnh: Hàn Việt Anh


Khách du lịch đến đây cần lưu ý giữ trật tự nơi tôn nghiêm và diện các trang phục lịch sự khi vào thánh đường. Ảnh: Hàn Việt Anh

Theo zing.vn

Cảnh ngoạn mục ở những nơi tận cùng thế giới

Bảy nhiếp ảnh gia quốc tế đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên tại vùng hoang dã của cực nam Nam Mỹ.


Những bức ảnh này là một phần trong cuộc triển lãm của 7 nhiếp ảnh gia quốc tế, trưng bày tại London, Anh, từ ngày 23/4 đến 27/4. Họ đã khám phá thiên nhiên cùng Australis, một công ty tàu biển chuyên phục vụ du lịch.


Theo đánh giá của giới chuyên gia, bộ sưu tập này xứng đáng được coi là "bữa tiệc của thị giác", khi đã lột tả được hết vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên tại những nơi hẻo lánh, tận cùng của thế giới.
Những hình ảnh về chuyến đi này được truyền hình qua nhiều kênh. Hành trình của họ đi qua Cape Horn (Mũi sừng) và eo biển Magellan, kênh Beagle.
Theo nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Saul Santos, bức ảnh này là một trò chơi của ánh sáng và màu sắc.


Trên ảnh là Cape Horn, nơi giao nhau giữa biển Atlantic và Thái Bình Dương, điểm cực nam của quần đảo Tierra del Fuego, miền nam Chile. Cape Horn được cho là điểm tận cùng về phía Nam của châu Mỹ. Tác giả của bức ảnh này là nhiếp ảnh gia Saul Santos.


Trên ảnh là Ushuaia, thành phố được ví như cây cầu tự nhiên nối Argentina và Chile. Santos từng bày bức ảnh này trong các triển lãm ở châu Âu và châu Mỹ.


Bảy nhiếp ảnh gia đều là những nhân vật có tiếng trong làng ảnh thế giới, họ từng có nhiều triển lãm ảnh hoặc các giải thưởng danh giá.
Những con sư tử biển nằm nghỉ trên một mỏm đá giữa biển. Tác giả bức ảnh này là nhiếp ảnh gia Italy Paolo Petrignani.


Bảy nhiếp ảnh gia là Andrés Magai, Saúl Santos (đến từ Tây Ban Nha), Cristóbal Prado (đến từ Chile), Jessica Backhaus (từ Đức), Paolo Petrignani (người Italy), Stanislas Fautré (từ Pháp), Nori Jemil (Anh).
Bức ảnh là kiệt tác của nhiếp ảnh gia Stanislas Fautré. Fautré đã có kinh nghiệm bấm máy từ năm 1989. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về du lịch.


Một bức ảnh của Petrignani. Một trong những sở trường của ông là chụp ảnh thiên nhiên. Ông từng mở nhiều triển lãm tranh, ảnh và viết sách về du lịch.


Bức ảnh này của nhiếp ảnh gia Anh Nori Jemil. Cô là nhà văn chuyên mảng du lịch, và thường sống giữa hai nơi London (Anh) - Perth (Australia). Cô cũng có 6 năm sống tại Chile để học tiếng Tây Ban Nha.

Ảnh: Coningsbygallery

Non nước Cao Bằng - Thác Bản Giốc/ Flycam


Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận trở thành Công viên địa chất Toàn cầu.

Vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12-4-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).


Nguồn: Hachi8Media

Video đẹp nhất về Hang Sơn Đòong

Hang Sơn Đoòng tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.

Hang Sơn Đoòng là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào. Thời báo New York xếp hang Sơn Đoòng vào vị trí thứ 8 trong 52 địa danh trong danh sách những nơi nên đến năm 2014.


Link video: https://ia601508.us.archive.org/24/items/Son-doong-cave-vietnam/Son%20Doong%20-%20THE%20LARGEST%20CAVE%20ON%20PLANET%20EARTH_HIGH.mp4

Nét độc đáo của công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng

Với lợi thế về cảnh quan và văn hoá, lịch sử, công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng có 3 tuyến tham quan chính với những trải nghiệm riêng.

Công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận bao gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An, có diện tích trên 3.000 km2. Để trải nghiệm công viên, ban quản lý công viên đã xây dựng 3 tuyến với 3 chủ đề khác nhau.

“Khám phá Phia Oắc - ngọn núi của những đổi thay” là tên gọi của tuyến du lịch cụm phía Tây, tập trung ở huyện Nguyên Bình. Trên ảnh là thung lũng treo Nậm Kép, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Xuân Trường.

Điểm nhấn của tuyến này là khu du lịch sinh thái Phia Oắc - Phia Đén. Trong đó đỉnh Phia Oắc cao hơn 1.900 m được coi là nóc nhà của Cao Bằng, nơi từng nhiều lần xuất hiện băng giá.
Về địa chất nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Xưa kia người Pháp đã chọn Phia Oắc - Phia Đén làm nơi nghỉ mát, hiện vẫn còn các dấu tích của các biệt thự, nhà nghỉ của các công chức thời Pháp. Rừng ở đây còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, trong đó đặc trưng là các khu rừng lùn.


Tham quan tuyến này, du khách còn có thể ghé điểm di sản hóa thạch tại xã Lang Môn, làng dệt thổ cẩm in sáp ong của dân tộc Dao (ảnh), khu rừng Trần Hưng Đạo...


Tuyến tham quan phía bắc Cao Bằng có chủ đề "Trở về nguồn cội", tập trung ở huyện Hoà An và Hà Quảng. Du khách sẽ tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hoá như đền Dẻ Đoóng, đền vua Lê, khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng) cùng các dấu ấn quá trình hoạt động cách mạng 1941-1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Với địa hình núi đá đa dạng, tuyến này cũng chứa đựng di sản địa chất mang giá trị quốc tế. Tại huyện Hà Quảng, các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch Cúc đá, có giá trị định tuổi các tầng lớp đá chứa chúng và xác định đứt gãy địa tầng. Đó là tên nhóm các loài sinh vật biển thân mềm tiến hóa cao nhất, cách đây 66 triệu năm.
Trong logo biểu tượng của công viên địa chất Non nước Cao Bằng, hoá thạch Cúc đá được chọn làm biểu tượng đại diện cho khoa học về hai cấu trúc diện mạo địa chất điển hình karst trẻ, karst già và cũng là biểu trưng giá trị văn hóa đặc sắc của Cao Bằng. Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn.


Tuyến này còn đưa du khách đi các kỳ quan núi đá vôi như Vườn đá, động Ngườm Bốc, Ngườm Slưa... Trong ảnh là thung lũng treo Sóc Giang, huyện Hà Quảng.


Tuyến phía Đông mang đến “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”, tập trung vào các huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên và Trùng Khánh. Du khách sẽ có dịp đến với các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, cũng như những món ăn nổi tiếng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… Ở Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên nổi tiếng nhất là nghề làm hương.


Trên tuyến này, du khách cũng sẽ được ngắm các cảnh quan karst trưởng thành và già, đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu. Trong ảnh là núi Mắt Thần trong hồ Nặm Trá, huyện Trà Lĩnh.


Thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, được mệnh danh là thác lớn và đẹp thứ tư thế giới, trong số các thác nước ở biên giới giữa các quốc gia. Cảnh quan quanh thác là địa hình karst dạng cụm đỉnh - lũng trên bề mặt san bằng 400-600m với thảm phủ thực vật dày.
Thác cao 3 tầng, gồm có thác phụ và thác chính. Thác phụ nằm trong địa phận Việt Nam, dài 150 m gồm một tầng cao khoảng 30 m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt - Trung dài khoảng 50 m. Ảnh: Xuân Trường.


Mùa vàng xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Xuân Trường.


Nhũ đá hình bông sen ngược trong động Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh.


Núi Phượng Hoàng, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên.

Nguồn VnExpress

Buổi hòa nhạc chia tay chủ tịch Kim Jong-un ở khu phi quân sự DMZ

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc hôm nay 27/4 đã trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử bán đảo Triều Tiên sau nhiều năm căng thẳng.

Sáng 27.4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến Khu Phi quân sự (DMZ) ở biên giới hai miền Triều Tiên để tham dự một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - MP3



Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - vol 1. Chiều mưa biên giới; Bản tình ca; Hải ngoại thương ca;....

  1. Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - Vol. 1
  2. Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - Vol. 2
  3. Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - Vol. 3

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Smartphone Trung Quốc tự động nhắn tin trộm tiền thuê bao di động

Nhiều chiếc điện thoại Trung Quốc có backdoor gắn sẵn trong firmware. Những thiết bị này tự động gửi tin nhắn và gọi về các tổng đài dịch vụ VAS bên Trung Quốc.

Điện thoại nhái có backdoor, âm thầm trừ tiền tài khoản

Mới đây, thành viên TigerPuma của Diễn đàn Trà đá Hacking vừa chia sẻ một phát hiện thú vị về những chiếc điện thoại nhái có xuất xứ Trung Quốc. Theo đó, dù mỗi chiếc điện thoại nhái chỉ có giá vài triệu đồng, người dùng đang âm thầm trả góp mỗi tháng hàng trăm nghìn đồng nhưng chẳng hề hay biết.

Theo TigerPuma, điều này là bởi rất nhiều những chiếc điện thoại nhái được gắn backdoor. Backdoor thường là một đoạn mã nằm trong phần mềm, hoặc một phần mềm nằm trong một phần cứng cho phép truy cập từ xa để lấy thông tin, hỗ trợ, phân tích hoặc dùng cho các mục đích khác. Backdoor thường không được ghi chú hay thông báo cho người dùng, vậy nên người dùng không hề biết đến sự tồn tại của nó cho đến khi backdoor bị phát hiện.


Những chiếc điện thoại nhái đến từ Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bảo mật.

Khi tiến hành kiểm tra một vài chiếc iPhone nhái, Tiger Puma vô tình phát hiện chúng đều đã có sẵn backdoor để gọi và sử dụng các dịch vụ VAS tại Trung Quốc. Các dịch vụ này có thể được build sẵn vào firmware trên ROM ở những chiếc smartphone giá rẻ.

VAS (Value Added Service) là các dịch vụ giá trị gia tăng như thông báo kết quả sổ xố, kết quả đá bóng, dự báo thời tiết… Khi nhắn tin, gọi điện đến các tổng đài giá trị gia tăng VAS, người dùng sẽ bị trừ tiền theo mức phí mà tổng đài quy định. Với nhiều đầu số, chỉ cần nhắn tin một lần, điện thoại của người dùng sẽ bị trừ tiền hằng tháng mà chẳng hề hay biết.


Trong hình là thông tin khi debug firmware một chiếc iPhone6 bản nhái (giá 2 triệu đồng). Thiết bị này tự gọi về số dịch vụ VAS của m.w-chen.com (hiện đã ngừng hoạt động).

Hồi cuối năm 2016, dư luận trong nước từng bức xúc với vụ việc của Sam Media. Bằng thủ đoạn tổ chức các hoạt động trò chơi có thưởng thông qua đầu số, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến 19/7/2016, Sam Media đã lôi kéo được 93.735 khách hàng sử dụng dịch vụ, từ đó thu lợi số tiền lên tới 230,5 tỷ đồng từ các thuê bao của bốn nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone và Vietnammobile.

Những vụ việc như của Sam Media hay xảy đến với những người dùng cả tin, thiếu kiến thức. Với những chiếc điện thoại có gắn backdoor, chúng tự động gọi về đầu số dịch vụ VAS của Trung Quốc. Do đó trong trường hợp này, người dùng hoàn toàn bị động và âm thầm bị trừ tiền dù chưa từng biết đến dịch vụ.

Nhiều thiết bị định tuyến Trung Quốc có gắn backdoor

Mới đây, tại triển lãm quốc gia về an ninh, bảo mật (Security World) 2018, ông Ngô Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, trong năm 2017, VNCERT ghi nhận tổng cộng 136 triệu sự kiện về tấn công an ninh mạng.

Một trong những cách thức được bọn tội phạm mạng thường xuyên sử dụng là hình thức tấn công dò quét các thiết bị định tuyến Trung Quốc giá rẻ có sẵn lỗ hổng bảo mật backdoor.

Các thiết bị định tuyến có nguồn gốc từ Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng về bảo mật. VNCERT liên tục phát hiện ra việc dò quét của các tin tặc nhằm khai thác các lỗ hổng từ những thiết bị thiết bị định tuyến này. Theo ông Huy, nếu sử dụng các thiết bị không đảm bảo chất lượng, ngay lập tức các lỗ hổng đó sẽ bị khai thác và tấn công.


Theo ông Ngô Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), bọn tội phạm mạng thường xuyên sử dụng hình thức tấn công dò quét các thiết bị định tuyến Trung Quốc giá rẻ có sẵn lỗ hổng bảo mật backdoor. Ảnh: Trọng Đạt

Việc sơ hở lỗ hổng backdoor có thể giúp các tin tặc truy nhập và tấn công trái phép ngay từ bên trong tổ chức. "Các thiết bị định tuyến là những cửa ngõ đầu tiên của một hệ thống CNTT, nếu chúng bị tấn công thì hậu quả sẽ rất lớn", vị Phó Giám đốc VNCERT chia sẻ.

Để khắc phục điều này, VNCERT khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống giám sát để phát hiện sớm việc dò quét của các tin tặc. Điều này giúp hạn chế một cách tối đa các tổn thất đối với hệ thống.

Bên cạnh đó, cần kiểm tra các thiết bị một cách kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn ngay từ trước khi đưa vào sử dụng. Đối với người dùng, VNCERT cũng đưa ra khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị có chất lượng không đảm bảo và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo Vietnamnet

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Lý thuyết Cảm biến tiệm cận

Tại sao nên chọn Cảm biến Tiệm cận?

Một Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là “Công tắc tiệm cận” hoặc đơn giản là “PROX”) phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm. Cảm biến tiệm cận thường phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi động một chức năng khác của máy.

Các lợi ích chính của cảm biến tiệm cận công nghiệp là:

  • Vận hành đáng tin cậy ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (ví dụ: môi trường ngoài trời hoặc môi trường dầu mỡ)
  • Vận hành/cài đặt đơn giản và dễ dàng
  • Mức giá hấp dẫn (ví dụ: rẻ hơn Cảm biến quang điện)

Ngày nay, cảm biến tiệm cận có mặt trong nhiều loại hình công nghiệp và ứng dụng. Một số ví dụ:

  • Công nghiệp chế tạo ô tô
  • Công nghiệp máy công cụ
  • Công nghiệp chế biến thực phẩm
  • Xe đa dụng (ví dụ: xe tải, máy nông nghiệp)
  • Máy rửa xe

Các loại Cảm biến Tiệm cận



Có 2 loại cảm biến tiệm cận công nghiệp chính là:

Cảm biến tiệm cận cảm ứng phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ. Dĩ nhiên, thiết bị chỉ phát hiện được vật kim loại.

Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Do đó, thiết bị này có thể phát hiện mọi loại vật.

Mặc dù cảm biến cảm ứng chỉ phát hiện được các vật kim loại, chúng phổ biến hơn nhiều trong công nghiệp. Những cảm biến này ít chịu ảnh hưởng của các nhiễu bên ngoài hơn như EMC và – cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng – những cảm biến này rẻ hơn cảm biến điện dung.

Trang tiếp theo sẽ giới thiệu cho bạn một số lý thuyết kỹ thuật về cách vận hành của cảm biến cảm ứng.

Cách vận hành của Cảm biến Cảm ứng

Cảm biến tiệm cận cảm ứng bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng.  Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát.

Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.

Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm đi.

Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra. vật đã được phát hiện.

Vì nguyên tắc vận hành này sử dụng trường điện từ nên cảm biến cảm ứng vượt trội hơn cảm biến quang điện về khả năng chống chịu với môi trường. Ví dụ: dầu hoặc bụi thường không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cảm biến.

Đầu ra của Cảm biến Cảm ứng

Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra tranzito có logic NPN hoặc PNP (xem hình bên phải). Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây.

Trong một số trường hợp cài đặt, người ta sử dụng cảm biến tiệm cận có 2 kết nối (âm và dương). Chúng được gọi là kiểu DC-2 dây (xem sơ đồ bên dưới).

Thường Mở/Thường Đóng

Cảm biến tiệm cận được chia theo chế độ hoạt động thường mở (NO) và thường đóng (NC) mô tả tình trạng có tín hiệu đầu ra của cảm biến sau khi có hoặc không phát hiện được vật.

  • Thường mở: Tín hiệu điện áp cao, khi phát hiện ra vật; tín hiệu điện áp thấp khi không có vật
  • Thường đóng: Tín hiệu cao khi không có vật; tín hiệu thấp khi phát hiện ra vật.

Ví dụ minh họa ở bên trái trình bày cảm biến tiệm cận DC-2 dây có đầu ra thường mở (NO). Đầu ra hoạt động khi vật di chuyển gần cảm biến.

Di chuyển chuột (=vật) của bạn qua cảm biến để làm bóng đèn sáng

.. bây giờ, hãy xem ví dụ minh họa tương tự với đầu ra thường đóng (NC). Bóng đèn tắt ngay khi vật (chuột) di chuyển đến gần cảm biến.

Cảm biến tiệm cận có cả hai đầu ra NO và NC được gọi là kiểu đối lập.

Lưu ý: Kiểu NO/NC dùng cho cả cảm biến cảm ứng và cảm biến điện dung. Hình này trình bày cảm biến điện dung.

Khoảng cách Phát hiện – Tỷ lệ Tiêu chuẩn

Khoảng cách phát hiện là một thông số kỹ thuật quan trọng khi thiết kế PROX trong máy.

Có ba loại là cảm biến tiệm cận cảm ứng khoảng cách phát hiện ngắn, trung và dài.

Khoảng cách phát hiện được nêu trong thông số kỹ thuật của cảm biến tiệm cận cảm ứng dựa trên mục tiêu chuẩn di chuyển hướng trục của cảm biến. Mục tiêu chuẩn này là một bản thép mềm hình vuông dày 1 mm, vật có thành phần chính là sắt (được xác định theo EN 60947-5-2).

Lưu ý: Đối với các vật di chuyển hướng tâm về phía bề mặt cảm ứng, khoảng cách phát hiện sẽ khác!

Hệ số Giảm Khoảng cách Phát hiện

Tùy thuộc vào loại kim loại được sử dụng, phạm vi phát hiện có thể nhỏ hơn khoảng cách phát hiện định mức. Bảng sau cung cấp mức giảm khoảng cách phát hiện gần đúng của một PROX tiêu chuẩn đối với các vật liệu kim loại khác nhau. Thông tin chi tiết về sự lệ thuộc vào các loại kim loại có trong thông tin kỹ thuật của tài liệu mỗi cảm biến cảm ứng.

Lưu ý: Các cảm biến cảm ứng đặc biệt có khoảng cách không phụ thuộc vào khoảng cách của loại kim loại sử dụng. Chúng còn được gọi là cảm biến tiệm cận “Hệ số 1″.

Ảnh hưởng của Kích thước Vật

Khoảng cách phát hiện cũng chịu ảnh hưởng của kích thước của vật (vật nhỏ hơn sẽ làm giảm khoảng cách phát hiện.

Đồng thời loại và độ dày của lớp mạ cũng ảnh hưởng đến khoảng cách phát hiện thực.

Khoảng cách Phát hiện – Độ trễ

Độ trễ của cảm biến mô tả sự chênh lệch giữa khoảng cách mà cảm biến hoạt động và khoảng cách mà cảm biến trở lại trạng thái ban đầu.

Độ trễ nhỏ cho phép định vị chính xác vật.

Giá trị của độ trễ thường nằm trong khoảng 5-10%.

Cảm biến Cảm ứng Được bảo vệ

PROX được bảo vệ có cấu tạo gồm một tấm chắn quanh lõi từ. Tấm này có tác dụng dẫn trường điện từ đến trước phần đầu.

Cảm biến tiệm cận được bảo vệ có thể được lắp chìm bằng mặt trên bề mặt kim loại, nếu không gian chật hẹp. Điều này cũng có lợi là có thể bảo vệ cảm biến về mặt cơ học.

Tuy nhiên, phạm vi phát hiện bị hạn chế, nhưng có thể lắp cảm biến dễ dàng với các kim loại xung quanh mà không gây ra ảnh hưởng nào.

Cảm biến Cảm ứng Không được bảo vệ

Cảm biến không được bảo vệ không có lớp bảo vệ quanh lõi từ. Sự khác biệt giữa cảm biến được bảo vệ và không được bảo vệ có thể quan sát được một cách dễ dàng.

Thiết kế này cho khoảng cách phát hiện lớn hơn cảm biến tiệm cận được bảo vệ. Cảm biến cảm ứng không được bảo vệ có khoảng cách phát hiện gần gấp đôi so với loại được bảo vệ có cùng kích thước đường kính.

Không thể lắp PROX không được bảo vệ chìm bằng mặt với bề mặt kim loại Do đó, khả năng bảo vệ về mặt cơ học thấp hơn. Vì từ trường mở rộng ra tới cạnh của cảm biến, nên có thể bị ảnh hưởng của những kim loại trong khu vực này. Cảm biến tiệm cận không được bảo vệ cũng nhạy cảm hơn với giao thoa hỗ tương. Nhấp VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm.

Để tránh trục trặc khi lắp loại cảm biến này, vui lòng làm theo các hướng dẫn có trong bản dữ liệu.

Chọn Cảm biến Cảm ứng

Kết luận: Nếu muốn chọn đúng cảm biến tiệm cận cho một ứng dụng, cần phải lưu ý đến một số điều sau:

  • Điều kiện cụ thể của vật (loại kim loại, kích thước, lớp mạ)
  • Hướng chuyển động của mục tiêu
  • Vận tốc của mục tiêu
  • Ảnh hưởng của kinh loại xung quanh
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ, điện áp, EMC, độ rung, va chạm, độ ẩm, dầu, bột, hóa chất hoặc chất tẩy rửa
  • Khoảng cách phát hiện bắt buộc

Nguồn: banbientan