Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tàu khảo sát bí ẩn của Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Nhật Bản

Báo chí Nhật Bản cho biết máy bay trinh sát nước này đã phát hiện một loại tàu khảo sát bí ẩn xuất hiện ngoài khơi Nhật Bản.





Hạ trắng - Elvis Phương

Khi Việt Nam tăng cường liên hệ quân sự với Hoa Kỳ

Trong trường hợp dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Hà Nội dự định mua các trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ. Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CHXHCN Việt Nam Phạm Bình Minh. Trong đó, ông Bộ trưởng lưu ý rằng Trung Quốc chẳng nên lo lắng gì, bởi ở đây không phải là chuyện nói về lập liên minh quân sự-chính trị.

Lệnh cấm vận duy trì 40 năm nay, mặc dù cả hai nước từ lâu đã trở thành những đối tác kinh tế. Đang chờ đợi là những hạn chế này sẽ được tháo bỏ vào ngay trong năm nay. Quyết định như vậy có thể được công bố trong thời gian chuyến đi của người đứng đầu Lầu Năm Góc Chuck Hagel đến thăm Việt Nam, sẽ thực hiện trước khi hết năm.

Trước đó, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng thông báo rằng Washington có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, để hỗ trợ Hà Nội trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông. Trước hết Hoa Kỳ dự kiến cung cấp cho Hà Nội các máy bay do thám P-3 Orion, có thể tiến hành theo dõi sự di chuyển của tàu nổi và tàu ngầm Trung Quốc.

Hoàn toàn chẳng ngẫu nhiên khi Việt Nam có ý định mua vũ khí của Hoa Kỳ, - chuyên viên phân tích chính trị Andrei Sidorov nhận xét.

“Tuyên bố của Việt Nam về dự định mua vũ khí từ Hoa Kỳ là động thái ngoại giao rất giỏi. Chỉ mấy lời ngắn gọn cho thấy ai là đối tác, có thể dựa vào ai trong trường hợp bùng phát vấn đề với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc luôn có thái độ tiêu cực quá mức trước hành động của các nước láng giềng theo hướng thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ và chủ trương của Washington xây dựng vành đai để kiềm chế Bắc Kinh. Quá trình này đã diễn ra trong nhiều năm nay, mặc dù người Mỹ vẫn nói rằng Trung Quốc là đối tác rất quan trọng của họ. Hoa Kỳ đã điều các tàu tuần phòng bảo vệ bờ biển đến Singapore và tạo lập căn cứ Thủy quân lục chiến tại Australia”.

Ý định của Việt Nam về củng cố vị thế của mình trên biển nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ là rõ ràng và dễ hiểu. Hà Nội thi hành chính sách nhiều vectơ, tự do chọn lựa đối tác và đồng minh, xuất phát từ bối cảnh cụ thể. Đồng thời, đây là một bộ phận trong cuộc chơi địa chính trị lớn đang diễn ra trong khu vực, - như quan điểm của chuyên viên Dmitry Mosyakov từ Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.

“Hiện hữu cuộc chơi chính trị đủ căng thẳng xung quanh Biển Đông (Hoa Nam) và biển Hoa Đông. Tình hình là khá phức tạp, vì thế bất kỳ tuyên bố nào cũng chứa đựng ý tưởng nội hàm nhất định. Điều đó giống như lời cảnh báo. Đây là một phần của cuộc chơi quân sự-chính trị diễn ra từ lâu. Đây là động tác ra bài kế tiếp trong trò chơi này. Tôi không nghĩ rằng bây giờ Trung Quốc sẽ ngay lập tức bắt đầu có phản ứng đáp trả cứng rắn nào đó. Nhiều khả năng đó là câu hỏi dành cho tham vấn, thương lượng, với một số nhượng bộ và thỏa thuận nào đó”.

Không nên đánh giá quá cao vai trò quan hệ của Washington và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự, - đó là nhận định của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russell, chịu trách nhiệm điều phối công việc theo hướng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. "Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẵn sàng đổi mối quan hệ lâu dài của mình với Trung Quốc, mặc dù đã có phần ảm đạm bởi xung đột gay gắt, để thay bằng quan hệ cấp thời duy chỉ với Hoa Kỳ”, - vị quan chức Mỹ nêu ý kiến.

Khi tiến hành cuộc chơi khai thác mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Hà Nội, rõ ràng Washington có ý tưởng riêng của mình, chung qui là nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực. Không phải bỗng dưng mà sau khi bùng phát cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam hồi mùa hè này vì Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông, thì các nhà quân sự Mỹ cũng tuyên bố rằng tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ sẽ ra vào hải cảng Việt Nam thường xuyên hơn. Trong trường hợp này, dễ hiểu là khả năng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam chẳng đơn thuần là cử chỉ thiện chí từ phía Washington. Mà đó là phương cách để củng cố chiếc đòn bẩy Việt Nam làm hậu thuẫn chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực quan trọng này của thế giới.

Nguồn: Voice of Russia

Orbiter 2 giám sát mục tiêu như thế nào ?

Tranh cãi về khả năng đối phó TQ của Hải quân VN

Bài phân tích của Giáo sư Carl Thayer về khả năng chống tiếp cận (A2/AD) của Việt Nam có đáng tin cậy hay không ?

Ngày 29/9 giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc có bài phân tích trên The Diplomat về khả năng chống can thiệp của đối thủ trên Biển Đông mà Việt Nam đang xây dựng sau chương trình hiện đại hóa quốc phòng của mình.

Dẫn bình luận của Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh đã nghỉ hưu James Goldrick, việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga cho thấy người Việt đang cố gắng làm một cái gì đó rất nhanh chóng mà không có lực lượng hải quân nào thành công trên quy mô tương tự với xuất phát điểm hạn chế như vậy.

Câu trả lời cho câu hỏi có hay không khả năng Việt Nam có thể sử dụng tốt lực lượng tàu ngầm này và tạo ra khả năng răn đe, ngăn chặn đang tin cậy trên Biển Đông đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn với những đánh giá của các chuyên gia, các nhà quan sát về hoạt động của lực lượng tàu ngầm đang tiến hành tuần tra dọc bờ biển Việt Nam.

Ngoài ra, lực lượng bộ đội tàu ngầm Việt Nam đang trải qua chương trình đào tạo theo học thuyết chiến tranh và chiến thuật tàu ngầm tại Trung tâm Tàu ngầm Ấn Độ INS. Quan điểm của các nhà phân tích quốc phòng về khả năng chống can thiệp hiệu quả của Việt Nam trên Biển Đông, chống lại các hành động bành trướng của Trung Quốc đã dần thay đổi từ chỗ hoài nghi đến lạc quan.

Những dấu hỏi hoài nghi về năng lực của Hải quân Việt Nam ngăn chặn xâm nhập trên Biển Đông và lời giải đáp

Zachary Abuza, một nhà khoa học chính trị tại đại học Simmons ở Boston đã có 2 bài viết về vấn đề này đăng tải trên trang Cogit Asia và blog của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) có những đánh giá tiêu cực về khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam.

Trong bài viết đầu tiên, Abuza khẳng định rằng sức mạnh cốt lõi của Hải quân Việt Nam bao gồm 11 tàu ngầm lão hóa từ thời Liên Xô và 5 tàu khu trục trang bị vũ khí lỗi thời. Không có gì mới. Cũng không có gì vừa được nâng cấp. Ông dánh giá, sẽ mất nhiều năm để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cũng như phát triển các học thuyết và chiến thuật mới sử dụng công nghệ này. Abuza kết luận, vũ khí tốt nhất của Việt Nam ở Biển Đông vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer bình luận, Abuza đã nhầm lẫn về hệ thống vũ khí của Hải quân Việt Nam, bao gồm 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Tarantul V hoặc Molniya và một tàu hộ tống lớp BPS - 500 thời Liên Xô, trong đó chiếc BPS - 500 vừa mới được nâng cấp đáng kể năm 2013.

Ngoài ra Abuza đã nhầm lẫn rằng Việt Nam đã mua 6 tàu khu trục từ Ấn Độ. Thực tế Việt Nam không mua tàu khu trục nào của Hải quân Ấn Độ, mặc dù gần đây New Delhi đã cung cấp cho Việt Nam gói tín dụng 100 triệu USD để mua sắm tàu tuần tra biển, nhưng giao dịch vẫn chưa hoàn thành.

Khi đội hình 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Molniya, tàu hộ tống BPS-500 được tăng cường thêm 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Gepard 3.9 (được trang bị tên lưa chống hạm 3M24 Uran) và 2 tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan với trang bị tên lửa chống hạm Exocet 6 cùng 6 tàu tấn công nhanh lướp Svetlyak mang tên lửa chống hạm, lực lượng mặt nước của Hải quân Việt Nam đã xuất hiện với sự vượt trội đáng kể.

Trong bài viết thứ 2 của mình, Abuza thừa nhận rằng Việt Nam đã nâng cấp đáng kể đội tàu từ thời Liên Xô với việc mua lại tàu khu trục lớp Gepard của Nga và tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan. Tuy nhiên Abuza bác bỏ khả năng lực lượng này có thể hình thành lực cản đáng tin cậy trong so sánh tương quan lực lượng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Abuza lập luận rằng để có năng lực ngăn chặn đáng tin cậy phải đáp ứng 4 tiêu chí: Đáng tin cậy, hợp tỷ lệ, truyền đạt rõ ràng và nhắm vào những mục tiêu giá trị của đối phương. Abuza đánh giá tích cực đối với 2 tiêu chí đầu tiên, 1 kết quả trung bình cho tiêu chí thứ 3 và số 0 cho tiêu chí thứ 4.

Học giả này cho rằng lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc vì Bắc Kinh có thể sẵn sàng hy sinh một vài chiến hạm mặt nước để ưu tiên chiếm thế thượng phong. Ngoài ra, khả năng ngăn chặn bất đối xứng của Việt Nam không đáng tin cậy trước các hoạt động bán quân sự của phía Trung Quốc.

Đối với khẳng định thứ 2 của Abuza, theo Carl Thayer thì ngoài Nhật Bản, chưa có lực lượng hải quân nào trong khu vực phát triển được rào cản đối với hoạt động (bất hợp pháp) của hải cảnh Trung Quốc.

Đối với tiêu chí thứ 4, Abuza kết luận rằng Việt Nam không đủ khả năng gây thiệt hại cho Trung Quốc vì người Việt không thể chống lại một cuộc xung đột kéo dài với láng giềng lớn xác kể cả về kinh tế lẫn quân sự. Và đó là lỗ hổng lớn trong khả năng răn đe của Việt Nam. Ngoài ra quân đội Trung Quốc có thể phản ứng bằng thủ đoạn leo thang theo những cách "đe dọa đến hoạt động của bộ máy nhà nước của Việt Nam".

Trung Quốc phải tự lượng sức mình trước khi có ý định xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam

Tuy nhiên các nhà phân tích khác lưu ý rằng, chiến lược răn đe của Việt Nam không được thiết kế để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Thay vào đó nó nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc từ khi có nguy cơ xung đột bằng cách buộc hải quân Trung Quốc phải tiên lượng được rủi ro nếu can thiệp quá sâu vào việc hỗ trợ hoạt động (phi pháp) của lực lượng tàu dân sự - công vụ.


Trung Quốc không ngừng nhòm ngó và bành trướng trên Biển Đông, xâm phạm các vùng biển của Việt Nam gây căng thẳng trong khu vực. Hình minh họa.

Lyle Goldstein, một giáo sư tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tham khảo đánh giá của giới học giả Trung Quốc về năng lực quân sự Việt Nam đã nhấn mạnh, các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam và họ có một sự tôn trọng rộng rãi đối với quân đội Việt Nam nói chung, bao gồm cả lực lượng Không quân.

Goldstein cho biết, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tung ra những đòn đánh chết người với một hoặc hai quả ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm. Trương Bảo Huy, một chuyên gia về an ninh từ đại học Kỵ Nam, Hồng Kông đồng tình với nhận xét này. Ông Huy cho biết các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc đang lo ngại về lực lượng tàu ngầm của Việt Nam. "Về mặt lý thuyết, người Việt đang ở đúng thời điểm họ có thể đưa chúng vào sử dụng trong chiến đấu", ông Huy nhận xét.

Tuy nhiên Goldstein cho biết, các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định 2 điểm yếu quan trọng trong chiến lược quân sự của Việt Nam: Thiếu kinh nghiệm vận hành sử dụng hệ thống vũ khí phức tạp và thiếu khả năng giám sát, xác định mục tiêu và kiểm soát thế trận. Điều này khiến giới chức quốc phòng Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào với người Việt.

Goldstein đi đến kết luận, chiến lược tốt nhất cho Việt Nam đối với Trung Quốc là hy vọng có đủ lực lượng để ngăn chặn, đồng thời theo đuổi chính sách giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao. Các học giả khác như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Farley, Collin Koh và Siemon Wezeman thì đưa ra những đánh giá lạc quan thận trọng với chiến lược chống can thiệp của Việt Nam.

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho thế trận phòng thủ, tấn công

Gary Li, một chuyên gia an ninh hàng hải IHS ở Bắc Kinh ngay từ 1 năm trước đã ghi nhận rằng, lợi thế vị trí địa lý và hoạt động tăng cường năng lực cho Hải quân của Việt Nam đã trở thành "bộ sưu tập" ven bờ. Trong đó Gary Li lưu ý đển lực lượng pháo binh, tên lửa ven biển của Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hải quân.

Trong một đánh giá mới đây, Gary Li một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý mà Việt Nam thừa hưởng trong tương quan với Trung Quốc. Việt Nam đang kiểm soát số lượng các đảo lớn nhất và nhiều nhất ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong khi Trung Quốc phải cơ động 1 khoảng cách rất lớn để tới vùng biển này. Lực lượng tàu hộ tống, tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút vào trú ẩn theo ý muốn, trong khi hạm đội của Trung Quốc ít nhiều cũng sẽ bị tổn thất.

Đồng thời, lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng phá vỡ trận địa tàu ngầm đối phương trong một cuộc xung đột quân sự theo nhiều cách khác nhau. Benedictus cũng đồn ý với nhận xét của Gary Li về tầm quan trọng của các yếu tố địa lý.

Việt Nam ở gần Trường Sa hơn nhiều so với khoảng cách từ đảo Hải Nam, Trung Quốc. Đáng lo ngại cho Bắc Kinh khi những con tàu của họ dễ dàng trở thành con mồi cho các tàu ngầm nếu xung đột xảy ra. Triển vọng Việt Nam một ngày nào đó có khả năng tấn công tích hợp bằng hạm đội tàu ngầm sẽ là một mối quan tâm nghiêm trọng.

Robert Farley đã củng cố những lập luận của Gary Li và Benedictus trong bài viết về 5 loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc cần chú ý. Ông liệt kê ra chiến đấu cơ Sukhoi, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa S-300 và vị trí địa lý đặc biệt.

Tên lửa hành trình P-800 Onyx có thể được phóng từ máy bay, chiến hạm mặt nước, tàu ngầm và kể cả bệ phóng trên đất liền ven biển. Những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng, bất ngờ và áp đảo so với hệ thống phòng không của hải quân Trung Quốc.

S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tinh vi nhất trên thế giới, theo Farley nó có thể theo dõi hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm, được sử dụng kết hợp với lực lượng Không quân Việt Nam sẽ khiến cho đối phương gặp nhiều khó khăn. Hệ thống S-300 có thể được sử dụng để bảo vệ vịnh Cam Ranh và các căn cứ hải quân quan trọng khác.

Và cuối cùng Farley lưu ý là lợi thế không gian, địa hình của Việt Nam có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh trên mặt đất. Cả Farley, Gary Li và Benedictus đều có chung kết luận, Việt Nam không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc, đặc biệt là những cuộc chiến tranh có thể hủy diệt các vũ khí đắt tiền. Tuy nhiên, Bắc Kinh cần phải hiểu rằng quân đội Việt Nam được xây dựng để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, các học giả này nhận định.

Collin Koh từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng Việt Nam sẽ sử dụng tàu ngầm của mình trong các hoạt động ngăn chặn xâm nhập ngoài khơi bờ biển của mình và quần đảo Trường Sa một khi lực lượng được biên chế đầy đủ.

Siemon Wezeman từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng người Việt đã thay đổi toàn bộ kịch bản, Việt Nam có tàu ngầm, có thủy thủ và xuất hiện với kinh nghiệm sẽ được phát triển từ thời điểm này. Từ quan điểm giả định của Trung Quốc, khả năng ngăn chặn của Việt Nam là rất thực tế.

Ông Carl Thayer kết luận, khi tất cả các vũ khí hiện tại và tương lai Việt Nam trang bị được đưa vào biên chế, rõ ràng Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng để phát triển khả năng mạnh mẽ chống lại sự can thiệp trên biển từ một thế lực đối địch. Điều này đã tạo ra sự phát triển của chiến lược chống can thiệp tích hợp hệ thống pháo và tên lửa trên bờ, chiến đấu cơ đa năng Sukhoi, tàu hộ tống và tàu khu trục mang tên lửa cùng lực lượng tàu ngầm Kilo.

Hệ thống vũ khí của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải cực kì tốn kém nếu họ (manh động) tiến hành các hoạt động (bất hợp pháp, xâm phạm) trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là phía Đông Bắc Đà Nẵng và bờ biển phía Nam.

Mục đích của chiến lược chống can thiệp mà Việt Nam thiết kế theo giáo sư Carl Thayer là nhằm ngăn chặn Trung Quốc triển khai tàu chiến (bất hợp pháp), chẳng hạn như hỗ trợ các tàu dân sự, công vụ hoạt động (trái phép) trong vùng biển Việt Nam hay phong tỏa các đảo Việt Nam đang chốt giữ trên Biển Đông.

Nguồn: The Diplomat, GDVN, Người đưa tin,...

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Hải quân Mỹ diễn tập Valiant Shield 2014

Phóng to

Tàu chiến thuộc các nhóm tàu sân bay George Washington và Carl Vinson, lực lượng không quân và thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc diễn tập Valiant Shield 2014 ngày 23/9/2014.






Việt Nam mua máy bay không người lái Orbiter 2 của Israel

Việt Nam đã đặt mua của Israel một số lượng không xác định các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 cho lực lượng pháo binh.


Máy bay không người lái Orbiter 2 được thiết kế cho nhiệm vụ chỉ điểm tọa độ cho pháo binh lấy phần tử bắn với độ chính xác cao.

Việt Nam đã đặt mua hệ thống máy bay không người lái (UAS) Orbiter 2 của Israel để sử dụng cho nhiệm vụ giám sát mục tiêu từ trên không cho lực lượng pháo binh, tạp chí Flight Global dẫn nguồn tin thân cận cho biết hôm 29/9.

Theo nguồn tin, Orbiter 2 được sản xuất bởi công ty Aeronautics Defense Systems của Israel, nó được thiết kế để làm nhiệm vụ thay thế cho trạm quan sát tiền tuyến trên mặt đất của lực lượng pháo binh và cung cấp các thông tin chính xác đầu tiên về vị trí đối phương làm tham số bắn cho các trận địa pháo.

"Một máy bay không người lái Orbiter 2 bay ở độ cao 600 mét có thể cung cấp tọa độ của một số mục tiêu cho các đơn vị pháo binh", nguồn tin Aeronautics cho biết.

Nguồn tin Aeronautics cũng tiết lộ rằng, hệ thống UAS Orbiter 2 cũng đang được chào hàng xuất khẩu như một phần trong thỏa thuận này, bao gồm cả hệ thống tên lửa không - đối - đất Spike mới nhất của công ty Rafael và hệ thống rocket đất - đối - đất không xác định của công ty Israel Military Industries.

Được biết, Aeronautics cũng mới cho ra một phiên bản nâng cấp của máy bay không người lái Orbiter 2 là Orbiter 2B, có khả năng tự định hướng để hoàn thành một nhiệm vụ, thậm chí ngay cả khi hệ thống GPS bị gây nhiễu hoặc kết nối thông tin liên lạc bị ngắt. Biến thể Orbiter 2B cũng có thể mang thêm tả trọng để hỗ trợ nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.

Hệ thống UAS Orbiter 2 được vận hành bởi 2 binh sỹ, và có thể được triển khai bằng tay hoặc trên phương tiện cơ động. Máy bay Orbiter 2 sử dụng động cơ điện, đạt tốc độ bay từ 55 - 130 km/giờ, trọng lượng cất cánh tối đa 9,5kg và có thể hoạt động ở trần bay tối đa 5.400m trong thời gian 4 giờ.

Nguồn: Flight Global, Báo Đất Việt

Phim tài liệu: Sức sống mới trên đảo Trường Sa

Mỹ mở rộng không kích IS


Máy bay Mỹ đã ném bom các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo phía tây nam thủ đô Baghdad, trong chiến dịch mở rộng của Không quân Mỹ vào thứ Sáu, 27/9/2014.

Việt Nam với vũ điệu tango chiến lược của New Delhi và Bắc Kinh

Việt Nam quan tâm đến việc có hiện diện quân sự thường trực của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Hải cảng và căn cứ không quân với tầm quan trọng chiến lược tại Cam Ranh trên bờ Biển Đông sẽ mở lối tiếp cận cho tàu chiến, máy bay của Hải quân và Không quân Ấn Độ.

Những chi tiết này của hợp tác quân sự-kỹ thuật đã được thỏa thuận trong quá trình những cuộc đàm phán Ấn-Việt cách đây chưa lâu. Trong chuyến công du của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam vào giữa tháng Chín, New Delhi đã thể hiện sự sẵn sàng đảm nhận khâu đào tạo các phi công Việt Nam để điều khiển chiến đấu cơ đa năng Su-30, chuẩn bị thủy thủ đoàn tàu ngầm và cung cấp cho Hà Nội cả các tên lửa hành trình siêu âm độc đáo BrahMos. Cũng như có thể dành khoản tín dụng 100 triệu USD để mua sắm các loại vũ khí hiện đại, - như thông tin của chuyên viên Vladimir Shcherbakov từ báo Nga "Quan sát viên quân sự độc lập”.

"Ấn Độ từ lâu đã mở rộng hiện diện của mình ở châu Á-Thái Bình Dương. Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp lợi ích của các quốc gia ở Ấn Độ Dương. Mà trong khi phấn đấu củng cố qui chế là một cường quốc thế giới, Ấn Độ luôn quan tâm đến việc mở rộng liên hệ với vùng này. Phát triển tiếp xúc theo tuyến hợp tác quân sự-kỹ thuật là một trong những phương hướng quan trọng nhất của chiến lược đó”.

Theo ý kiến của quan sát viên quân sự Nga, về phần mình Việt Nam cũng rất quan tâm đến hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng. Với quân đội có cơ số đông hàng thứ năm thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần hiện đại hóa và phát triển lực lượng không quân hải quân của nước mình. Ngoài việc mua sắm tên lửa BrahMos, có thể là thành tố nặng ký trong chính sách ngăn ngừa trước người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh, Việt Nam đang nhắm tới mục tiêu nắm vững cả công nghệ sản xuất các loại vũ khí tên lửa hiện đại. Chính ở đây Delhi sẵn sàng đi tới đáp ứng nguyện vọng của Hà Nội. Việc xích gần mật thiết của New Delhi và Hà Nội được báo chí Ấn Độ mô tả như biểu hiện sửa đổi chính sách của Thủ tướng Narendra Modi với nhãn quan trung lập "nhìn về phía Đông" để tích cực "hoạt động ở phía Đông”.

Chẳng hạn, trong bài viết đăng trên tờ Indian Express, nhà phân tích nổi tiếng của Ấn Độ là C. Raja Mohan lưu ý rằng "nếu Trung Quốc không hạn chế hợp tác chiến lược của mình với Pakistan vì e sẽ gây mối quan ngại ở Ấn Độ, thì Chính phủ của Thủ tướng Modi lại tin chắc rằng có thể xây đắp quan hệ với Việt Nam tuân theo sự chỉ đạo của những lợi ích riêng mà chẳng đặc biệt bận tâm về chuyện Bắc Kinh sẽ tiếp nhận điều đó như thế nào”.

Đáng chú ý là bước khởi đầu giai đoạn mới trong hợp tác quân sự-kỹ thuật của Ấn Độ với Việt Nam trùng với đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương. Trước chuyến thăm tới Ấn Độ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Sri Lanka và Cộng hòa Maldives. Và cùng trong thời gian này chiếc tàu ngầm diesel-điện của Trung Quốc ngang nhiên tiến vào cảng Colombo rồi neo đậu lại đó trong một tuần lễ.
Theo cách lý giải ở Delhi, những sự kiện này là biểu hiện chính sách của Bắc Kinh về cuộc "bao vây chiến lược" với Ấn Độ. Ở Trung Quốc người ta chăm chú theo dõi sự xích gần nhanh chóng của Ấn Độ và Việt Nam, cũng như với Nhật Bản. Một số chuyên viên phân tích đã gọi thực tế tương tự của việc xây dựng hệ thống đối trọng chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cái tên đầy hình ảnh là "bài tango Ấn-Trung", so sánh những bước đi của Delhi và Bắc Kinh với điệu nhảy rất phức tạp và nhiều yếu tố bất ngờ của nền vũ đạo Argentina đã phổ biến trên toàn thế giới.

Nguồn: Tiếng nói Nước Nga,

Toàn cảnh Tập trận Vostok 2014 của Nga

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Giáo sư Carlyle Thayer nói về chiến lược Biển Đông của Việt Nam


Nhân một Hội nghị Quốc tế về Chính sách Hàng hải của Trung Quốc do Đại học Ma Cao tổ chức trong hai ngày 19-20/09/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã thử tìm đáp án cho câu hỏi về thực lực trên biển của Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang nạp ngư lôi , ảnh Facebook "Đơn vị Tác chiến Điện tử"

Trong tham luận mang tựa đề "Chiến lược Biển Đông của Việt Nam và Quan hệ Việt-Trung", chuyên gia Thayer đã phân tích đối sách Biển Đông hiện nay của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc sau vụ giàn khoan HD-981. Tham luận gồm 5 phần chính : Chính sách đối ngoại ; Bối cảnh lịch sử ; Chiến lược quốc phòng ; Chiến lược biển cho đến năm 2000 ; Hệ quả đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Giáo sư Thayer cho rằng chính tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông là động lực quan trọng nhất thúc đẩy Việt Nam hiện đại hóa quân đội, ưu tiên cho hải quân, và nhất là trang bị cho mình một hạm đội tàu ngầm.

Hợp đồng đặt mua sáu chiếc tàu ngầm Varshavyanka (còn gọi là Kilo) của Việt Nam đã được ký kết vào năm 2009, và đang lần lượt được giao, cho đến năm 2016 sẽ giao chiếc cuối cùng. 

Hiện đã có hai chiếc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được giao cho Hải quân Việt Nam, chiếc thứ ba là Hải Phòng dự kiến sẽ giao vào tháng 11 năm nay, chiếc thứ tư là Đà Nẵng thì đã được Nga hạ thủy tháng Ba vừa qua và đang trong quá trình chạy thử. Hai chiếc còn lại Khánh Hòa - đang được đóng - và Bà Rịa Vũng Tàu sẽ hạ thủy vào tháng 9 năm 2015 để được giao cho Việt Nam vào năm 2016. 

Theo Giáo sư Thayer, một khi bắt đầu hoạt động, với hệ thống vũ khí tối tân được trang bị, các chiếc tàu ngầm Việt Nam có thể thực hiện song song hai nhiệm vụ:

(1) giúp phát hiện tàu lạ ở khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam và vùng xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ;

(2) tăng cường sức răn đe của Việt Nam trong trường hợp bị Trung Quốc bất ngờ tung quân đánh chiếm các đảo, đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tóm lại, theo giáo sư Thayer, đội tàu ngầm Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một năng lực chống tiếp cận khu vực, dù hạn chế, nhưng hữu ích.

Khả năng răn đe

Đối với Giáo sư Thayer, giới nghiên cứu phương Tây hiện không nhất trí với nhau về khả năng Việt Nam đối chọi được với Trung Quốc trên biển. Chuyên gia Mỹ Zachary Abuza thuộc trường Simmons College là điển hình cho quan điểm này.

Theo ông Abuza: "Việt Nam cần phải có thêm nhiều năm nữa mới có thể hoàn tất đợt hiện đại hóa quốc phòng đang tiến hành, cũng như phát triển được các học thuyết và chiến thuật để sử dụng các công nghệ mới vừa trang bị". Đối với ông Abuza, "vũ khí tốt nhất của Việt Nam vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế".

Ông Lyle Goldstein, Giáo sư tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, đã phân tích nhận định của giới chuyên gia Trung Quốc về năng lực quân sự của Việt Nam để cho rằng Bắc Kinh không coi thường năng lực quốc phòng của Việt Nam. Theo ông, tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng "đánh những cú chí mạng bằng ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm".

Tuy nhiên, chuyên gia này đồng ý với Abuza là chiến lược tốt nhất của Việt Nam để chống Trung Quốc vẫn là "hy vọng có được một sức răn đe khả dĩ, trong lúc tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp".

Theo Giáo sư Thayer, trái với quan điểm kể trên, các chuyên gia như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Faley, Collin Koh và Siemon Wezeman thì đánh giá cao hơn chiến lược chống xâm lấn của Việt Nam.

Lợi thế địa hình

Gary Li cho rằng Việt Nam hiện nắm giữ nhiều đảo nhất tại vùng Trường Sa, và muốn đánh chiếm vùng này, tàu Trung Quốc phải đi rất xa. Địa dư chính là lợi thế của Việt Nam. Chuyên gia này phân tích :

"Việt Nam đòi chủ quyền trên một khu vực ngay trước thềm nhà mình. Đội tàu nhẹ và tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút lui về căn cứ một cách dễ dàng, trong lúc hạm đội Trung Quốc bị tấn công thì ít nhiều phải lênh đênh."

Theo chuyên gia Gary Li, "Việt Nam không cần phải so sánh số lượng tàu của mình với Trung Quốc, mà nên áp dụng chiến thuật du kích của mình trên biển khơi. Một chiến lược phi đối xứng, kèm theo với việc liên minh đúng lúc với các đối thủ của Trung Quốc, sẽ đặt Việt Nam vào một vị trí tốt trong cuộc tranh chấp tới đây".

Chuyên gia Brian Benedictus thì đã xem xét kỹ lưỡng đặc tính của các chiến hạm lớp Gepard , Molniya của Việt Nam cũng như của tàu ngầm K
ilo, để cho rằng các thiết bị mới này giúp Việt Nam tăng cường năng lực tung lực lượng ra Biển Đông, "giáng cho tàu Trung Quốc những tổn thất lớn, điều mà Bắc Kinh phải tính toán trước khi quyết định thách thức Hải quân Việt Nam".

Đối với ông Benedictus, tàu ngầm Kilo của Việt Nam có tiềm năng phá hoại đội tàu của đối phương bằng nhiều cách khác nhau, nhất là khi năng lực chống tàu ngầm của Trung Quốc còn kém cỏi.

Sẽ trả giá đắt nếu gây hấn

Tóm lại các chuyên gia kể trên, cùng với nhiều người khác đều cho rằng dù ít, nhưng Việt Nam hiện có được những loại vũ khí có thể gọi là "đặc trị" chống Trung Quốc, cộng thêm với yếu tố "địa lợi", tất cả những yếu tố đó lăm tăng giá trị răn đe của chiến lược quốc phòng Việt Nam đối với Trung Quốc.

Kết luận của giáo sư Thayer khá lạc quan cho Việt Nam. Theo ông, nếu tính toàn bộ số vũ khí đã mua và sắp mua, hệ thống vũ khí của Việt Nam "sẽ bắt Trung Quốc phải trả giá rất đắt nếu gây chiến trong khu vực rộng từ 200 đến 300 hải lý, trải dọc theo bờ biển Việt Nam…

Ngoài ra, Việt Nam còn năng lực tấn công căn cứ Hải quân chủ yếu của Trung Quốc tại Tam Á, trên đảo Hải Nam, và các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa".



Trọng Nghĩa - RFI

Robot quân sự thế kỷ 21 của Quân đội Mỹ

IS được báo trước vị trí Mỹ sẽ không kích ?

Video dưới đây do một thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng tình cờ ghi lại cảnh không quân Mỹ đánh trúng một súng pháo của IS. Tuy nhiên trước khi quả bom đánh trúng mục tiêu, ta thấy người đàn ông bịt tay chuẩn bị sẳn sàng cho vụ nổ xảy ra. IS được báo trước vị trí Mỹ sẽ không kích ?

Chủ tịch Trung Quốc ra lệnh chuẩn bị cho “chiến tranh khu vực”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi quân đội nước này phải sẵn sàng cho “một cuộc chiến tranh khu vực” cũng như đảm bảo tuân thủ theo mọi quyết định từ lãnh đạo trung ương. Báo chí Việt Nam loan tin hôm 25/9/2014.

Những thông tin mới nhất trên báo chí cho hay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch cải tổ lại các vị trí lãnh đạo cấp cao và kêu gọi các tướng lĩnh nên cải thiện năng lực chiến đấu của quân đội, nhằm tăng khả năng giành chiến thắng trong một “cuộc chiến tranh khu vực”.


Phát biểu trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ông Tập Cận Bình yêu cầu các căn cứ của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cần cải thiện sự nhanh nhẹn trong chiến đấu và mài dũa khả năng quân sự, để chiến thắng một cuộc chiến tranh khu vực trong thời đại công nghệ thông tin.

Đồng thời, ông Tập cũng nhấn mạnh các bộ chỉ huy của quân đội phải tuyệt đối trung thành và có niềm tin vững mạnh vào đảng Cộng sản Trung Quốc, phải đảm bảo luồng chỉ huy thông suốt và đảm bảo tất cả những quyết định từ lãnh đạo trung ương phải được chấp hành. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu quân đội sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh khu vực”.

Cũng trong thời gian này, báo chí liên tục đưa tin về việc quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn tại phía đông nam đảo Hải Nam, phạm vi kéo dài tới tận khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

Theo thông tin từ Cục Hải sự Trung Quốc, thời gian diễn tập sẽ kéo dài từ 0 giờ ngày 24/9 đến 24 giờ ngày 30/9. Phạm vi diễn tập bắn đạn thật ở trong khu vực nằm trong phạm vi 7 tọa độ: 18.07N/110.40E; 18.21N/111.50E; 17.17N/112.06E; 16.46N/111.15E; 17.05N/110.37E; 17.23N/110.42.0E và 17.43,2N/110.35,3E. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cấm các phương tiện tàu thuyền vào khu vực diễn tập bắn đạn thật.

Như vậy, đây là đợt diễn tập bắn đạn thật mới nhất trong một loạt các cuộc tập trận của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở các vùng biển có tranh chấp với các láng giềng tại Biển Đông cũng như biển Hoa Đông. Các chuyên gia nhận định, động thái được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng củng cố tiềm lực quân sự và triển khai chỉ thị nâng cao kỹ năng chiến đấu cho quân đội nước này.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'

Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy gửi cho BBC từ Pháp
17/9/2014

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.

Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :

"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.

Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu.

Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác".

Với tất cả sự trân trọng và lòng kính mến, người ta thực sự không hiểu ông Thach Setha muốn nói gì.

Yêu sách của Khmer Krom

Yêu sách của ông Thach Setha, một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình đồng thời là một nhà hoạt động thuộc đảng Cứu quốc của chính trị gia Sam Rainsy và cựu Thượng nghị sĩ trong Quốc hội Campuchia, gồm ba vế: đất đai và chủ quyền ; lịch sử Kampuchea Krom và yêu cầu không can thiệp vào chính trị của một quốc gia khác.

Cụ thể hơn, ông Thach Setha muốn "phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản" và yêu cầu : "không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối ASEAN".

Để làm áp lực, ông Thach Setha đe dọa:

"Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam".

Thấy gì qua phát biểu này?

Những yêu sách của ông Thach Setha phần lớn dựa trên tài liệu của Cộng đồng người Khmer Krom phổ biến trên mạng (https://vi-vn.KhmerKromNews), theo đó :

Về đất đai và chủ quyền, "Kampuchea Krom, nguyên là một phần của Vương quốc Kampuchea ở phía đông, hiện nay nằm dưới sự quản lý của chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Về lịch sử Kampuchea Krom, "Kampuchea Krom bị Thực dân Pháp cắt khỏi lãnh thổ Kampuchea và cho xác (!) nhập vào lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam bằng văn bản số 49-733, ký ngày 04 tháng 6 năm 1949 ở Thành phố Toulon, Tỉnh Var, nước Pháp".

Về danh xưng : "Vào thời đó, vùng đất Kampuchea Krom được gọi là Kampuchea Ngập Nước hay Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ), và còn được gọi là Đồng bằng Châu thổ sông Mekong (Mekong Delta). Dưới thời Thực dân Pháp quản lý Đông Dương (Indochina), vùng đất Kampuchea Krom được gọi là Basse Cochinchine (Cô-săng-sin Hạ)", với 68 965 km2.

Về dân số : "Nếu căn cứ vào số liệu thống kê dân số theo từng địa phương của Mặt trân Giải phóng Kampuchea Krom tiến hành vào năm 1968 thực hiện trên 21 tỉnh - thành của Kampuchea Krom và thực hiện phương thức tính 20 năm thì cho đến tháng 1 năm 2005, dân số người Khmer ước khoảng 14 571 000 (Mười bốn triệu năm trăm bảy mươi mốt ngàn) người".

Sự thật là thế nào?

Người Khmer Krom thường viện dẫn những lý do lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền Nam. Cách tiếp cận này tuy hợp lý nhưng không đúng. Hợp lý vì những nhóm dân cư bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu những người Khmer trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Seam Reap và Battambang từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và sau đó là những cuộc nội chiến hay tấn công của người Thái từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.

Nhưng không đúng vì các vương triều Khmer chưa bao giờ làm chủ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như thường tuyên bố.

Nhắc lại, đế quốc Angkor trong thời cực thịnh nhất, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, là một đế quốc lục địa. Các trung tâm chính trị và tôn giáo được thiết lập :

- về phía tây, quanh khu vực phía bắc hồ Tonlé Sap (Battambang, Siem Reap), sông Chao Phraya và lưu vực hai sông Menam và Irrawaddy, mà những đền đại nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom được xếp vào di dản nhân loại ;

- về phía đông, từ vùng trung lưu sông Mekong (Kompong Cham) tới khu vực phía nam hồ Tonlé Sap (Biển Hồ), Longvek, Udong, Kampong Cham và Banteay Prey Nokor (Gia Định). Sau khi đế quốc Angkor bị Xiêm La xóa tên, năm 1439 vua Ponhea Yat bỏ chạy về Wat Phnom Daun Penh (Phnom Penh) và thành lập kinh đô.
- Vùng phía nam (đồng bằng châu thổ sông Cửu Long), cho đến nay chưa tìm thấy dấu ấn cai trị của vuơng triều Khmer.

Những lý cớ chống Việt Nam

Lý cớ đầu tiên là đất đai. Tổ chức Khmer Krom không ngừng tố cáo Việt Nam chiếm vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long của người Khmer. Củng cố lý cớ này là sự hiện diện của khoảng 500 đền đài Khmer trên khắp châu thổ. Đây là vấn đề rất được bàn cãi của những chuyên viên và những nhà nghiên cứu lịch sử, vì sự thật không hẳn như vậy.

Về điểm này tưởng cũng nên nhắc lại một vài dữ kiện địa lý-lịch sử. Cách đây hơn 300 năm, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng sình lầy hoang dại, đầy muỗi mồng và rắn độc nên ít người dám đến sinh cư lập nghiệp, trừ khi bị bắt buộc như những người trốn chạy những cuộc ruồng bắt nô lệ thời đế quốc Angkor.

Những người này sống tập trung trên những vùng đất cao để tránh lụt lội, gọi là giồng, và sinh sống bằng nghề làm rẫy. Không có tư liệu nào trong Văn khố hoàng gia Khmer (Chroniques royales khmères) nhắc đến sự triều cống của những nhóm dân cư sinh sống trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (Mekong).

Trong thế kỷ 17, nội chiến và tranh chấp nội bộ giữa các vương tôn buộc những phe tranh chấp tìm sự hỗ trợ của những thế lực mạnh hơn để triệt hạ đối thủ hay để được bảo vệ. Đó là trường hợp của vua Jayajettha II (1619-1627) kết nghĩa với chúa Nguyễn để được tiếp cứu khi bị Xiêm La tấn công. Bù lại, Jayajettha II nhượng cho Sãi vương quyền khai thác lãnh thổ Prei Nokor trong vòng 5 năm để làm nơi thu mua và vận chuyển thực phẩm ra miền Trung. Sau nhiều lần đánh bật quân Xiêm ra khỏi lãnh thổ Chân Lạp trong những năm 1622-1623, việc thu hồi hai nhượng địa Prei Nokor và Kompong Trabei không còn đặt ra nữa, vì vua Khmer rất cần sự hiện diện của quân Việt trên lãnh thổ của mình.

Phải chờ đến năm 1679, khi hai vị tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên) cùng với hai phó tướng Hoàng Tiến và Trần An Bình, với hơn 3.000 quân và 50 chiến thuyền, xin tị nạn và được chúa Nguyễn cho vào khai thác những vùng đất hoang miền Đông Nam Bộ. Tại đây người Minh Hương đã cùng những di dân Việt khẩn hoang, xây nhà, lập chợ, dựng đình. Với thời gian, những khu đất mới này trở nên trù phú và thu hút đông đảo di dân khác tới, kể cả người Khmer trong nội địa. Năm 1698, vùng đất Sài Gòn - Gia Định, tức miền Đông Nam Bộ, chính thức được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền.

Năm 1671, một quan nhân nhà Minh khác tên Mạc Cửu cùng với 400 người đổ bộ lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan và xin thần phục vương triều Khmer. Năm 1681, vua Jayajettha IV cho Mạc Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía nam Campuchia ngày nay, gọi là Căn Khẩu, nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của hải tặc. Sau nhiều lần bị hải tặc Xiêm La đánh phá và không được vua Khmer hỗ trợ, năm 1724 Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn, vùng đất Căn Khẩu đổi tên thành Long Hồ dinh, sau này là Hà Tiên. Con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã tận tình giúp các vua Khmer đánh trả quân thù để bảo vệ ngôi báu, sau mỗi chiến công các vua Khmer trao tặng đất đai để tưởng thưởng. Năm 1759, toàn bộ lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sát nhập vào lành thổ nhà Nguyễn.

Những giải thích dài dòng này để nói lên một sự thật các triều vương Khmer không hề quan tâm đến vùng đất sình lầy đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, khi có cơ hội là sẵn sàng trao tặng cho những người đã giúp họ giữ được ngôi báu. Dựa vào yếu tố này, có thể nói người Khmer chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc dù đã hiện diện trước đó.

Lý cớ thứ hai là pháp lý. Dưới thời bảo hộ Pháp (1863-1953), các vị vua Khmer đã nhiều lần yêu cầu hay van nài Pháp giao lại lãnh thổ Nam Kỳ cho Hoàng gia Khmer (thư vua Ang Duong gởi cho hoàng đế Napoléon III ngày 25/11/1856, cuộc gặp mặt giữa vua Norodom (cha) và Toàn quyền Đông Dương, tướng de La Grandière, năm 1864). Nhưng người Pháp từ chối bởi một lý do giản dị là chính nhà Nguyễn đã giao phần đất này cho Pháp năm 1862 và sau đó năm 1874 chứ không phải các vua Khmer, hơn nữa khi ký Hiệp ước bảo hộ vương quốc Cambốt năm 1863, hoàng gia Khmer không hề đề cập tới phần lãnh thổ phía nam, mà người Pháp gọi là Cochinchine (miền Nam Việt Nam).

Văn bản pháp lý nào?

Tài liệu chủ quyền pháp lý mà Tổ chức Khmer Krom dựa vào là "Luật số 49-733 ban hành ngày 04/06/1949 về việc thay đổi quy chế vùng đất Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên hiệp Pháp (Union française)", theo đó lãnh thổ Nam Kỳ được sát nhập vào lãnh thổ Liên hiệp Việt Nam và không còn là lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.

Qua luật này, tổ chức Khmer Krom trách Pháp đã không trao trả Nam Kỳ cho vua Khmer, do đó mỗi năm cứ đến ngày 04/06 họ tổ chức xuống đường biểu tình đòi Việt Nam trả lại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long cho Campuchia. Tất cả mọi phương tiện đều được áp dụng, kể cả bạo loạn, trong mục đích tuyên truyền rằng “chính quyền Việt Nam đàn áp sư sãi và tôn giáo”.

Để gây hận thù dân tộc, tổ chức Khmer Krom còn dựng đứng những tội ác "ghê rợn" của các chính quyền Việt Nam để tố cáo trước dư luận thế giới như : thiêu sống 10.000 người Khmer năm 1945, giết rồi thả hàng ngàn xác người Khmer trôi sông từ 1976 đến 1979, tàn sát hàng ngàn người Khmer tại Trà Vinh và Vĩnh Long từ 1980 đến 1990.. với hy vọng được thế giới hỗ trợ và làm áp lực với Việt Nam trả lại miền Nam cho họ.

Lý cớ thứ ba là chính trị. Quan sát kỹ, những cuộc biểu tình chống Việt Nam chỉ mạnh lên trước những cuộc bầu cử Quốc hội. Bài Việt Nam có lẽ là mẫu số chung để các tổ chức chính trị tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Hiện nay, tổ chức chính trị bài Việt Nam mạnh nhất là Đảng Sam Rainsy do ông Sam Rainsy lãnh đạo. Sam Rainsy hiện nay là đối thủ chính trị chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen.


Cho đến một ngày gần đây, dưới sự kích động của đảng Sam Rainsy, chống Việt Nam hiện nay không còn là một chiêu bài tranh cử nữa mà là một chính sách kỳ thị chủng tộc rõ ràng. Để tránh bị mang tiếng thân Việt Nam, nghĩa là chư hầu, Đảng Nhân dân Campuchia của đương kim Thủ tướng Hun Sen còn đi xa hơn khi ban hành những luật lệ siết chặt nhập cư, hạn chế sự đi lại của người Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia và trục xuất những người Việt nhập cư bất hợp pháp. Một cách tiệm tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Kher đang hình thành mà đối tượng là cộng đồng người Việt sinh sống trên lãnh thổ Campuchia, an ninh của họ đang bị đe dọa.

Thêm vào đó, lãnh tụ đảng Sam Rainsy còn khơi động sự thù hận giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách đề cao những hành vi ức hiếp Việt Nam của Trung Quốc trên Biển Đông và dành cho người Trung Quốc những ưu đãi về đầu tư cũng như về kinh tế tài chính để loại thương nhân Việt Nam ra khỏi thị trường Campuchia, hay đưa xuống hàng thứ yếu, nghĩa là phải dưới người Khmer.

Tại sao đi đến tình trạng này?

Có nhiều lý giải, nhưng giải thích chính vẫn là các dân tộc Đông Dương là nạn nhân của chính sách chia để trị của người Pháp trong suốt thời gian đô hộ và bảo hộ.

Chế độ thực dân Pháp là thủ phạm kích thích sự thù ghét người Việt Nam của những dân tộc khác. Đọc lại những tài liệu và sử sách viết về người Việt Nam, không một tác giả người Pháp nào không nói Việt Nam là một dân tộc bành trướng, lịch sử Việt Nam là lịch sử thôn tính những dân tộc yếu kém hơn. Họ viện dẫn kinh nghiệm mất đất và mất văn hóa của người Chăm, người Khmer Nam Bộ, người Thượng trên Tây Nguyên...

Dưới thời Pháp thuộc, Đông Dương bị chia thành 5 vùng, trong đó Việt Nam bị cắt ra làm ba miền (Bắc Trung Nam) để hạn chế người miền này tiếp xúc với người miền kia, và họ đã phần nào thành công. Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, sự hợp tác giữa các dân tộc Đông Dương đã rất khó khăn và phải trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu để giải quyết sự thống nhất. Vấn đề tồn đọng còn lại là xây dựng niềm tin giữa các dân tộc và giữa người Việt Nam với nhau.

Nếu chịu khó quan sát, tâm lý bài Việt Nam thường xuất phát từ những cấp lãnh đạo hay trí thức do Pháp đào tạo : Sihanouk, Pol Pot, Sam Rainsy, Sarin Chhak...

Đầu tàu của chính sách bài Việt là quốc vương Norodom Sihanouk, đứa con tinh thần của chế độ thực dân Pháp. Từ lúc còn tấm bé ông đã được người Pháp nuôi dưỡng và đã hấp thụ tất cả những gì mà người Pháp muốn truyền bá : chống Việt Nam. Trong suốt thời gian trị vì, không hiểu vì lý do gì nhà vua Sihanouk đã liên tục chống phá trực tiếp hay gián tiếp các chính quyền miền Nam Việt Nam, và chính quyền cộng sản Việt Nam sau 1975. Nhà vua sẵn sàng liên minh hay ủng hộ với mọi phe phái, kể cả Khmer Đỏ, để chống Việt Nam.

Sihanouk còn đào tạo ra được một thế hệ bài Việt tiếp nối, đặc biệt là Sarin Chhak, tác giả "Những vùng biên giới của Cambodge" năm 1965. Dựa theo tài liệu này, đầu năm 1967, Sihanouk chính thức công bố khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam, theo đó tỉnh Đắc Lắc, toàn khu hữu ngạn sông Bé đến Thủ Dầu Một, toàn bộ tỉnh Tây Ninh và Long An và vùng đất phía tây thị xã Hà Tiên thuộc Campuchia. Những phe nhóm Khmer chống Việt Nam khác cũng đã sử dụng bản đồ này để tố cáo chính quyền Hun Sen ký những hiệp định về vùng nước lịch sử ký với Việt Nam năm 1982 và hiệp ước biên giới đất liền tháng 10/1985 bất lợi cho nhân dân Campuchia.

Nội dung những văn bản bản này thật ra không khác gì với những văn bản đã ký với Pháp trước đó: vùng biên giới đất liền ghi lại tỉ mỉ hơn làn ranh đã có dưới thời Pháp thuộc; trên biển hai bên giữ nguyên làn ranh Brévié đã có từ năm 1939. Thật ra vấn đề không phải được hay mất đất và biển mà chỉ giản dị là tâm lý bài Việt Nam đang lên cao trong sinh hoạt của những tổ chức chính trị đối lập với chính quyền Hun Sen. Cũng nên lưu ý trong những văn bản này, Điều cuối cùng ghi: "Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Pháp được lấy làm căn cứ".

Giải thích thứ hai là sự trù phú của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Nếu đồng bằng này là một vùng đất nghèo nàn như dãy Cardamones phía tây, chắc không người Khmer nào muốn đòi lại. Ước muốn sở hữu vùng đất trù phú là lẽ thường tình của người đời, nhưng sự phát triển và giàu có của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long không phải tự nhiên mà có. Đó là công lao của người Minh Hương và di dân Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 đến nay. Trong suốt thời gian đó, cộng đồng người Khmer vui hưởng cuộc sống bình yên, những chùa chiền lớn, "wat" theo văn hóa Xiêm La. Trong những sinh hoạt khác, cộng đồng người Khmer đứng bên lề những tranh chấp và sinh hoạt chính trị.

Có một điều khó hiểu là dân số người Khmer sinh sống tại Việt Nam hiện nay khoảng 1,4 triệu người (2011), nhưng tài liệu của Khmer Krom cho biết là trên 14 triệu người (2005), nghĩa là gấp 10 lần và ngang bằng tổng dân số Campuchia (15,14 triệu người năm 2013). Thật ra dựa vào yếu tố lịch sử để đòi lại đất chỉ là lý cớ, sự giàu có của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mới là động cơ chính. Tổ chức Khmer Krom không phải là người trồng cây ăn trái nhưng muốn thu tóm mọi hoa lợi vào tay mình, chỉ giản dị là vậy.

Giải thích thứ ba là yếu tố văn hóa. Tại sao người Khmer dễ ghét người Việt Nam hơn người Thái, mặc dù tất cả những tai họa chính của dân tộc Khmer đều do người Thái gây ra? Chính người Thái đã tiêu diệt các triều vương Angkor. Chính sách cai trị của người Thái chắc chắn phải rất hung bạo để ký ức về triều đại Angkor bị xóa hẳn trong tâm trí người Khmer trong suốt hơn 400 năm (1431-1861).

Chính người Thái đã góp phần làm hao kiệt di sản văn hóa của người Khmer, phần lớn những di tích của nền văn minh Angkor được giới buôn lậu đưa qua Thái bán. Cho tới một ngày gần đây, người Thái còn muốn chiếm di tích Preah Vihear của người Khmer. Trong Thế chiến II, quân Pháp đã rất phải cực nhọc mới xua đuổi quân Thái ra khỏi Battambang và Seam Reap. Cũng chính người Thái đã cho Khmer Đỏ lập căn cứ trên lãnh thổ của mình để chống lại chính quyền Phnom Penh từ 1979 đến 1989. Có điều lạ là không người Khmer nào tỏ ra thù ghét người Thái.

Với người Việt Nam thì ngược lại, làm ơn đôi khi còn mang họa. Mỗi khi bị đe dọa, người Khmer nhờ cậy người Việt Nam vào giúp đỡ. Khi kẻ thù bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ, những người mang ơn thường quay ngược khí giới chống lại Việt Nam. Có cái gì không bình thường trong cách cư xử này.

Có lẽ người Khmer thuộc văn hóa Ấn Độ nên chỉ thích giao lưu với người cùng văn hóa (cũng như Việt Nam với Trung Quốc), Việt Nam thuộc văn hóa Trung Hoa nên rất khó hiểu nhau và hợp tác. Nắm được lý giải này mới hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam đã bỏ mạng để bảo vệ người Khmer, nhưng công lao này thường hay quên lãng và đôi khi còn bị hiểu lầm. Khi rút quân khỏi Campuchia, hài cốt nhưng người lính Việt Nam đều được mang về nước vì sợ bị phá hoại. Hành trình thông cảm lẫn nhau có lẽ còn khá dài.

Nhưng cho dù có thế nào đi nữa, hai dân tộc Campuchia và Việt Nam buộc phải đi với nhau suốt đoạn đường dài còn lại. Không quốc gia nào chọn láng giềng, chúng ta phải tìm cách sống chung với nhau trong khôn ngoan và hòa bình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chính sách bài Việt Nam có thể thỏa mãn kết quả của những cuộc tranh cử nhưng chỉ mang lại tiêu cực và không giải quyết được quan hệ giữa hai dân tộc.
Người ta chỉ gặt những gì được gieo trồng, do đó phải cẩn thận. Giải pháp hay nhất để hóa giải tâm lý hận thù là tìm cách đối thoại với nhau trong tinh thần tương kính, và nhất là tránh không bị chi phối bởi những định kiến.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp.Diễn đàn BBC Tiếng Việt mong nhận được các ý kiến khác nhau về chủ đề này, gồm cả các quan điểm phản bác lại tác giả đã đăng.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Nga có thể bán tàu đổ bộ thế hệ mới cho Việt Nam

(Soha.vn) - Tờ Red Star dẫn nguồn tin từ nhà máy đóng tàu Yaroslavsky tiết lộ rằng Nga có thể xuất khẩu tàu đổ bộ Ivan Kartzov sang Việt Nam.


Tờ Red Star của Nga dẫn nguồn tin từ phát ngôn viên nhà máy đóng tàu Yaroslavsky, ông Vladimir Popov cho biết tàu đổ bộ Ivan Kartzov hiện đang được phía Nga thử nghiệm ở Thái Bình Dương và có thể được xuất khẩu sang Việt Nam.

Tờ báo này không cung cấp thêm thông tin chi tiết nhưng cho biết tàu đổ bộ Ivan Kartzov là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu đổ bộ Dyugon (đề án 21820). Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này là tàu Ataman Platov đã được biên chế vào hạm đội biển Caspian, chiếc thứ 3 là tàu Denis Davydov đang thử nghiệm ở vùng biển Baltic, chiếc thứ 4 và thứ 5 đang được chuẩn bị thử nghiệm trên biển.


Hình ảnh tàu đổ bộ Ivan Kartzov lớp Dyugon, con tàu được hạ thủy vào ngày 30/09/2013.

Được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ đổ bộ và vận chuyển hàng hóa, các tàu lớp Dyugon (thuộc đề án 21820) có nhiều tính năng đặc biệt mà không có bất kỳ tàu đổ bộ tương tự nào trên thế giới sở hữu. Hai động cơ diesel M507A-2D giúp tàu đạt được tốc độ tối đa lên đến 35 hải lý/giờ với độ cao sóng 0,75m.

Một số tính năng kỹ chiến thuật cơ bản:

- Dài: 45m
- Rộng: 8,6m
- Lượng giãn nước đầy tải: 280 tấn
- Thủy thủ đoàn: 6 người
- Tầm hoạt động: 500 hải lý
- Khả năng chuyên chở: 2 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 4 xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh hoặc 140 tấn hàng hóa

- Vũ khí trang bị: 2 súng máy hạng nặng cỡ nòng 14,5mm

Thông tin Nga xuất khẩu đổ bộ lớp Dyugon là khá bất ngờ, chưa kể đến con tàu này nằm trong loạt tàu đóng cho Hải quân Nga. Việc Nga xuất khẩu tàu Ivan Kartzov có thể là bước đầu tiên để Việt Nam đánh giá thực tế tính năng kĩ chiến thuật của loại tàu này, phục vụ cho nhu cầu mua số lượng lớn hơn trong tương lai.

Bộ đội Việt Nam tập trận bắn đạn thật


Clip tổng hợp về toàn bộ quá trình một trận đánh tiến công địch trong công sự của bộ đội Việt Nam.

The Diplomat: Tàu ngầm Kilo làm cán cân nghiêng về Việt Nam

Với sự xuất hiện của tàu ngầm Kilo tiên tiến, Việt Nam đang có những ưu thế quan trọng để thực hiện chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng ở Biển Đông.


Tàu ngầm Kilo HQ-182-Hà Nội, Ảnh QĐND


Hôm nay, tạp chí Diplomat có bài phân tích về tình hình quân sự Việt Nam với trọng tâm là lực lượng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam. Theo bài viết: "Các sự kiện vừa diễn ra trong năm cho thấy, Chính phủ Việt Nam sẽ không phải chịu bất kỳ sự hối hận nào về quyết định đầu tư 2,6 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga năm 2009. Quyết định mua 6 tàu ngầm và kết hợp chúng vào chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng đã được chứng minh là đúng đắn trong quá trình kịch tích của vụ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vừa qua.

Trong mối quan tâm của Việt Nam, luật pháp quốc tế, ASEAN, và thậm chí cả sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ sẽ không giúp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và họ phải phải dựa vào chính mình để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Thông qua các quyết đinh đầu tư, Việt Nam thể hiện sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chủ quyền của mình.



Một tàu ngầm của Việt Nam tại xưởng đóng tàu của Nga.

Tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể thay đổi đáng kể cán cân vãng lai giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trường hợp đầu năm nay chúng ta đã thấy tàu Trung Quốc và tàu bảo vệ bờ biển Việt Nam va chạm ngoài khơi bờ biển Việt Nam, sự hiện diện của tàu ngầm Việt Nam sẽ là một rào cản lớn ngăn không cho Trung Quốc xâm nhập vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) từ vùng nước đầu tiên.

Bắc Kinh biết điều này và đã theo đuổi khả năng tác chiến chống ngầm như một ưu tiên nhưng họ vẫn còn nhiều thách thức. Trong khi Bắc Kinh đã chuẩn bị tốt kịch bản chống xâm nhập để đối phó với lực lượng tàu nổi, tàu ngầm của Nhật và Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh ở địa vị một lực lượng viễn chinh thì họ còn quá nhiều nhược điểm khi phải đối mặt với một đối thủ sử dụng tàu ngầm như chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng.

Hầu hết các hệ thống chống tàu ngầm của Trung Quốc, giống như Type 056 Corvette, máy bay tuần tra biển Y-8, và các hệ thống cảm biến âm thanh dưới nước "vẫn còn phụ thuộc vào khoảng cách tới các căn cứ của Trung Quốc để hoạt động có hiệu quả.

Hơn nữa, các tàu Kilo Việt Nam là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất và được cho là tiên tiến hơn 12 chiếc Kilo của Hải quân Trung Quốc. Tóm lại, với những tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam đang làm nghiêng cán cân so sánh và tăng đáng kể nguy cơ của Bắc Kinh trong việc triển khai tàu mặt nước của họ vào vùng biển tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, một quốc gia có lực lượng hải quân nhỏ hơn đáng kể so với Trung Quốc, chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng này thực sự là cách tốt nhất để chống lại tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Với sự kiện đầu năm nay, Việt Nam đang giành thời gian cho việc vận hành tàu ngầm đầu tiên của họ. Một bản tin của Reuters nói rằng "hai tàu ngầm đầu tiên gần đây đã được nhìn thấy miệt mài luyện tập ở bờ biển Việt Nam”. Chiếc thứ 3 vẫn còn ở St Petersburg và sẽ được giao cho Việt Nam vào tháng 11. Thủy thủ đoàn cũng đang được đào tạo trên tàu trước khi giao hàng. Thời gian chính xác mà Việt Nam sẽ triển khai đầy đủ cả 6 tàu ngầm trong Biển Đông vẫn còn chưa rõ ràng nhưng có thể là sớm hơn hoặc muộn hơn một chút so với mốc là cuối năm 2016.

Cho đến nay, Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng việc mua lại tàu ngầm hoàn toàn là phòng thủ và để đáp trả những hành động xâm phạm chủ quyền hàng hải. Nói với Reuters, một quan chức Việt Nam lưu ý rằng: tàu ngầm Kilo “không phải là vũ khí duy nhất của chúng tôi, nó chỉ là một phần những vũ khí chúng tôi đang phát triển để bảo vệ tốt hơn chủ quyền của mình. Về vấn đề đó, các tàu ngầm sẽ là phòng thủ. "

Nếu Việt Nam thực hiện thành công chiến lược phòng thủ bất đối xứng của họ với việc sử dụng các tàu ngầm mới, có khả năng là Bắc Kinh chỉ có thể “bắt nạt” Philippines - nơi mà các rào cản để làm như vậy là thấp hơn đáng kể.

Hải quân Philippines phần lớn thiếu khả năng tàu ngầm và tàu nổi hiện đại. Hiện nay, căng thẳng vẫn ở mức cao giữa Trung Quốc và Philippines. Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát các bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012.

Chiến lược Philippines đã tập trung vào cố gắng tận dụng các diễn đàn đa phương khu vực Đông Nam Á để giải quyết các tranh chấp hàng hải nhưng phần lớn đã chứng minh không thành công. Gần đây nhất, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2014, Philippines đã đưa ra đề nghị đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông (nhưng Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ).

Trở lại với Việt Nam, mặc dù tàu ngầm là trọng tâm của chiến lược chống xâm nhập, nó vẫn không phải là vũ khí duy nhất của họ. Tháng 8 năm 2013, ngay sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Việt Nam có ý định sẽ tăng gấp đôi số máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 và tên lửa chống tàu.


Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam.Ảnh TTVNOL

Bên cạnh Nga là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu, Ấn Độ cũng đã thể hiện một sự háo hức đặc biệt trong việc giúp đỡ đào tạo sĩ quan cho Việt Nam. Hải quân Ấn Độ đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm vận hành tàu Kilo của Nga cho Việt Nam.

Có suy đoán rằng một thỏa thuận quân sự sắp tới giữa hai nước có thể dẫn đến đào tạo phi công Việt Nam New Delhi (Về điểm này, các nguồn tin dự đoán trong chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ đến Việt Nam tới đây, hai nước sẽ ký kết thỏa thuận.

Ngoài ra, Ấn Độ có thể bán tên lửa siêu thanh BrahMos choViệt Nam dù cho quyết định đó có thể tác động tiêu cực tới quan hệ Trung - Ấn.

Với chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng, Việt Nam có thể sẽ quyết đoán hơn trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước Trung Quốc.

Kể từ sau vụ giàn khoan, Việt Nam đã đặc biệt nhạy cảm với sự di chuyển của Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ như hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tất cả các hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa vì hành động đó là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Các tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam thay đổi tương quan với Trung Quốc trên Biển Đông".






Trần Vũ - Người Đưa Tin

Tầm quan trọng của Đảo Thị Tứ


Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes nói về tâm điểm của cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.