Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Xem sát thủ săn ngầm P-3 Orion truy kích mục tiêu

VOV.VN -Có khoảng 435 chiếc P-3 Orion đang phục vụ trong lực lượng Hải quân của 21 quốc gia trên khắp thế giới

Trong đó có Tây Ban Nha, Hy Lạp, Australia đến Chi-lê, Hàn Quốc, Thái Lan...


P-3 Orion lần đầu tiên trình làng tại triển lãm hàng không quốc tế Paris Air Show vào năm 1963 và bắt đầu phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ trước với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu săn ngầm.

P-3 Orion có chiều dài 35,6m, cao 10,3m với sải cánh 30,4m, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực.

Tốc độ tối đa của máy bay là 760km/h, tầm hoạt động tới 4.400km khi tuần tiễu ở tốc độ 600km/h và có thể hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.



P-3 Orion có khả năng mang nhiều loại vũ khí với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, ngư lôi MK-46, MK-50, MK-54...

Với khối lượng vũ khí này, P-3 Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ./.

Theo Tiền Phong/US Navy/Tổng hợp

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Mỹ-Hàn tập trận đạn thật gần biên giới Triều Tiên

Lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc (USFK) và quân đội Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận chung bắn đạn thật quy mô tại Pocheon, địa điểm cách biên giới liên Triều khoảng 30km.

Theo thông báo của USFK, cuộc tập trận diễn ra hôm 1/10 này sẽ tạo cơ hội để các lực lượng thu thập thêm kinh nghiệm và chuẩn bị cho khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Mỹ-Ấn ra Tuyên bố chung: Không được sử dụng vũ lực ở Biển Đông

Mỹ-Ấn yêu cầu bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay, giải quyết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải bằng luật pháp quốc tế... Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích trên biển.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Trang mạng tin tức sina Trung Quốc ngày 1 tháng 10 đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa kết thúc hành trình thăm Mỹ 5 ngày, sau cuộc hội đàm giữa ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai bên đã ra Tuyên bố chung, đề cập đến hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế thương mại, năng lượng, quân sự, khoa học công nghệ, khám phá vũ trụ và các vấn đề khu vực, toàn cầu.

Tuyên bố chung cho biết, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ tán thành quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu rộng mở giữa Mỹ-Ấn, quan hệ này sẽ tiếp tục đem lại thịnh vượng và an ninh cho công dân hai nước và thế giới.

Tối ngày 29 tháng 9, ông Obama và ông Modi ra Tuyên bố chung, cho biết, phải mở rộng, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược hai nước, để quan hệ Mỹ-Ấn trở thành “hình mẫu toàn cầu”. Sau cuộc gặp ngày 30 tháng 9, lãnh đạo hai nước cho biết nhất trí tán thành “Tuyên bố tầm nhìn của quan hệ đối tác chiến lược”, muốn coi đây là đường lối chỉ đạo, trong 10 năm tới tăng cường hợp tác có lợi cho ổn định toàn cầu và các lĩnh vực dân sinh.

Ông Modi nhấn mạnh ưu tiên phát triển quan hệ đối tác với Mỹ, Mỹ là đối tác hợp tác quan trọng trong quá trình Ấn Độ trỗi dậy trở thành một nước lớn thế giới có trách nhiệm và vai trò ảnh hưởng.

Trong khi đó, ông Obama cho rằng, hai nước có quan niệm giá trị chung, quan hệ nhân văn chặt chẽ và truyền thống đa dạng, cho rằng sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là bạn bè và đối tác phù hợp với lợi ích của Mỹ.

Trong tuyên bố ngày 30 tháng 9, nguyên thủ hai nước đã đề cập đến hợp tác Mỹ-Ấn trên các phương diện như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, quốc phòng và an ninh, công nghệ cao và không gian, y tế, các vấn đề khu vực và toàn cầu. Hai bên đặc biệt nhấn mạnh khả năng tiến hành hợp tác trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề.

Thủ tướng Ấn Độ Modi cho biết hy vọng tăng cường hợp tác với Mỹ về tiến hành giáo dục và đào tạo đối với thanh niên Ấn Độ, cải thiện cuộc sống còn khó khăn của người Ấn Độ.

Trong tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, tái khẳng định lợi ích chung của hai nước Mỹ-Ấn trên phương diện bảo vệ an ninh và ổn định khu vực, an ninh và ổn định khu vực là then chốt để khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thịnh vượng.

Hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng tranh chấp lãnh thổ biển tăng lên, đã tái khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay.

Hai bên kêu gọi các bên tránh sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy chủ trương của mình, cần áp dụng các biện pháp hòa bình, căn cứ vào các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được công nhận để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, chẳng hạn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh tư liệu)


Liên quan đến vấn đề này, học giả Ấn Độ cho rằng, Mỹ trông đợi vào chính phủ mới ở Ấn Độ đã lâu, trong nhiệm kỳ 5 năm của ông Modi, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ có đột phá.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kết thúc chuyến thăm Mỹ vào thứ Ba, ông cho biết, sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông vững tin hơn rằng Mỹ-Ấn là đối tác hợp tác tự nhiên.

Chuyên gia quan hệ Mỹ-Ấn, tiến sĩ Vijay Lakshmi cho rằng, trước cuộc gặp Modi-Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã lần lượt thăm Ấn Độ, Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm lãnh đạo lần này cũng có thể thấy mong muốn triển khai hợp tác trên các lĩnh vực với tân chính phủ Modi của Mỹ.

Tiến sĩ Vijay Lakshmi là giáo sư Trung tâm nghiên cứu Canada, Mỹ và Mỹ Latinh, thuộc Đại học Nehru. Vijay Lakshmi nói: "Tôi cho rằng, Mỹ cũng đang chờ đợi ở một chính phủ mới Ấn Độ, trước đây Mỹ-Ấn có một số vấn đề khiến cho quan hệ Mỹ-Ấn không tiến triển lớn lắm.

Cuộc hội đàm cấp cao lần này, tôi cho rằng, là một chiến lược của chính phủ mới Ấn Độ, làm cho quan hệ Mỹ-Ấn tái triển khai, kiểm nghiệm lĩnh vực hai bên có thể cùng thảo luận, cái gì là có thể tiến bước và bản thân Ấn Độ rốt cuộc muốn những gì".

Vào tuần trước, Ấn Độ đã thực hiện thành công nhiệm vụ Sao Hỏa, hai nước lần này cũng đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác khám phá Sao Hỏa. Chuyên gia cho rằng, tuy hợp tác hạt nhân dân dụng vẫn cần Ấn Độ nỗ lực nhiều hơn, hai bên cũng không tuyên bố con số đầu tư thực chất, nhưng dự đoán, trong nhiệm kỳ 5 năm của ông Narendra Modi sẽ nhìn thấy đột phá trong quan hệ Mỹ-Ấn.

Trung Quốc lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng Quan sát, TQ)


Tiến sĩ Vijay Lakshmi cho rằng: "Hiện nay, ông Narendra Modi đã cho biết, ông sẽ để lỏng tay, trong khi đó, đây cũng là điều mà Mỹ muốn. Một nhà lãnh đạo Ấn Độ nói ra những việc khác nhau mà mình muốn làm, hơn nữa, ông ấy cũng sẵn sàng thực hiện. Vì vậy, tôi cho rằng, đây là một thông điệp rất rõ ràng, đây là một phương hướng mới mà chúng tôi sẽ tiến lên".

Trong tuyên bố chung, Mỹ-Ấn đặc biệt đề cập Biển Đông và kêu gọi các bên tránh sử dụng hoặc có thể đe dọa sử dụng vũ lực. Vijay Lakshmi cho rằng điều này ám chỉ Trung Quốc, đồng thời đây cũng là Ấn Độ truyền tín hiệu đối với Trung Quốc, trong phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng, Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích trên biển của mình.

Ông Narendra Modi cho biết, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ là hình mẫu quan hệ của thế kỷ 21. Chuyên gia cho rằng, đứng trước một nhà lãnh đạo lấy lợi ích của Ấn Độ làm ưu tiên và tích cực chứng minh với toàn thế giới về tầm quan trọng của Ấn Độ như ông Narendra Modi, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ không còn là quan hệ trên-dưới, mà là quan hệ đối tác thương mại có giao dịch ngang hàng trong tình hình lợi ích của các bên được tối đa hóa.


Bình Đông - Báo GDVN

Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí vũ khí sát thương cho Việt Nam nhằm giúp cải thiện an ninh hàng hải, sau cuộc gặp giữa Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington hôm qua.

Bộ ngoại giao Mỹ cho hay việc dỡ bỏ được áp dụng với các vũ khí phục vụ mục đích hàng hải.
Theo giới chức Bộ ngoại giao Mỹ, ông Kerry đã thông báo cho Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về quyết định trên khi hai ông có cuộc hội đàm tại Washington ngày 2/10.


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry - Ảnh: AFP

Ông Kerry cho biết Washington điều chỉnh chính sách hiện thời "để cho phép chuyển giao các vũ khí phòng thủ, trong đó có vũ khí phòng thủ sát thương nhằm phục vụ các mục đích an ninh hàng hải".

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết các đề nghị của Việt Nam về bất kỳ vũ khí sát thương cụ thể nào sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp.

"Bộ ngoại giao Mỹ đã thực hiện các bước đi nhằm cho phép việc chuyển giao các vũ khí phòng thủ liên quan tới an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai", bà Psaki nói trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua.

Theo giới chức Mỹ, trọng tâm sẽ là nhằm giúp Việt Nam tuần tra và bảo vệ vùng biển của mình trên Biển Đông, nhưng các vụ bán vũ khí trong tương lai có thể bao gồm tàu và các hệ thống trên không.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã hoan nghênh động thái trên.

"Việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam phục vụ mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường sự hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả 2 nước", hãng tin Reuters dẫn lời ông McCain.

Hồi tuần trước, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói rằng Hà Nội sẽ hoan nghênh việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sau khi báo chí Mỹ đưa tin rằng Washington sắp đi đến một quyết định về việc này.

Giới chức Bộ ngoại giao Mỹ từ chối nêu tên bất kỳ hệ thống vũ khí cụ thể nào có thể được cân nhắc cho thỏa thuận đầu tiên.

Nhưng các nguồn tin tại Mỹ cho biết Washington có thể bán cho Việt Nam các máy bay trinh sát P-3 Orion do Lockheed Martin chế tạo.

"Đây là một bước đi rất quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong tương lai", một trong số các quan chức Mỹ nói. "Việc thay đổi chính sách này sẽ cho phép chúng ta... cung cấp cho Việt Nam khả năng phòng vệ ở Biển Đông".

Giới chức quốc phòng Mỹ xem Việt Nam là một thị trường hứa hẹn cho các thiết bị của họ do chính sách cân bằng chiến lược của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam vào năm 1984. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được bình thường hóa trong hơn 2 thập niên qua, với thương mại song phương hiện đạt mức khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.

An Bình - Dân Trí

Đài Loan định triển khai tên lửa ở Trường Sa

Chính quyền Đài Bắc đang xem xét khả năng triển khai tên lửa phòng không RIM-72C Sea Chaparral do Mỹ chế tạo trên đảo Itu Aba mà Đài Loan đang kiểm soát ở vùng Trường Sa. Theo nhật báo Đài Loan Want Daily, vào hôm qua, 01/10/2014, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan, Trung tướng Cao Thiên Trung đã thông báo tin trên cho ông Lâm Úc Phương, một Dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng đang cầm quyền.


Itu Aba – tên tiếng Hoa là Thái Bình, tiếng Việt gọi là Ba Bình – là đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Đây là đảo duy nhất mà Đài Loan đang kiểm soát, cho dù Đài Bắc cũng đòi chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với những yêu sách tương tự như của Bắc Kinh.

Tên lửa RIM-72C của Mỹ hiện được đặt trên 6 chiến hạm lớp La Fayette của Pháp mà Hải quân Đài Loan hiện có. Tuy nhiên mới đây, Viện Khoa học Công nghệ Trung Sơn (Chungshan) đã cải tiến thành công tên lửa không đối không Thiên Kiếm II (Sky Sword) dùng cho chiến đấu cơ Đài Loan F-CK-1, để có thể phóng đi từ tàu chiến.

Do vậy Dân biểu Lâm Úc Phương (Lin Yu Fang) đề nghị thay thế tất cả các tên lửa RIM-72C bằng loại Thiên Kiếm II, và yêu cầu Bộ Quốc phòng Đài Loan xem xét việc triển khai loại tên lửa Mỹ trên đảo Itu Aba.

Cho dù Đài Loan không can dự vào cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi Scarborough Shoal tháng 04/2012 hay giữa Việt Nam Trung Quốc khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 05/2014, nhưng dân biểu Lâm Úc Phương đề nghị Đài Bắc có đường lối cứng rắn hơn trong việc bảo vệ lãnh thổ ở Biển Đông.

Một số dân biểu khác cũng lên tiếng yêu cầu chính quyền củng cố hệ thống phòng thủ Itu Aba hiện do lực lượng tuần duyên Đài Loan chịu trách nhiệm. Theo các dân biểu này, hệ thống hiện hữu chưa đủ để đối phó với một cuộc tấn công của Việt Nam, do vậy, Bộ Quốc phòng cần triển khai thêm các loại tên lửa phòng không và vũ khí chống đổ bộ trên đảo, đồng thời mở rộng cảng, sân bay và những cơ sở quân sự khác trên đảo Itu Aba.

Theo báo mạng Want China Times, nếu không có loại máy bay tiếp liệu trên không, không quân Đài Loan không thể yểm trợ hiệu quả cho lực lượng trú đóng trên đảo Itu Aba, trong khi Việt Nam cho biết là có thể làm tê liệt hệ thống phòng thủ của đảo này trong vòng 20 phút. Sau đó, lực lượng Việt Nam chỉ cần không đầy một tiếng đồng hồ để giành quyền kiểm soát đảo này.

Nguồn: RFI