Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Đảo Bình Hưng, Khánh Hòa


Đảo Bình Hưng được ví như một viên ngọc chưa được mài dũa của ngành du lịch biển Việt Nam.

Bình Hưng là một trong ba đảo Tam Bình thuộc vịnh nước sâu Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Để đến đây, bạn có thể đi từ Cam Ranh theo đường ven biển, qua Vĩnh Hy một chút là tới nơi.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Viettel đề nghị được giao thêm các dự án sản xuất vũ khí

(VTC News) – Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng cho Quân đội.

Theo TTO, tại Hội nghị giao ban về tình hình tái cơ cấu DNNN trong năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 được tổ chức sáng nay (27/12), Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng để tiếp tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng, góp phần nhiều hơn nữa vào việc hiện đại hoá quân đội, làm chủ các trang thiết bị quân sự.


Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái.

Ông Hùng cho biết hiện nay việc tái cơ cấu của Tập đoàn này chủ yếu tập trung vào thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, thay đổi cơ chế vận hành, cách quản lý nhằm kinh doanh tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Được biết, năm 2014, doanh thu của Viettel đạt 197.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của Viettel là 42.000 tỷ đồng. Hiện nay Viettel đầu tư tại 9 quốc gia.

Trước đó, thông tin trên tờ Vietnam Plus cho biết, sau khi đã có đủ tiềm lực về kinh tế, Viettel đã chủ động mở rộng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có rất nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng.

Hiện nay, Viettel đang tham gia nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hiện đại cho ba trong bốn lĩnh vực đã được Bộ Quốc phòng chọn để đi thẳng lên hiện đại là Phòng không-Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc.

Viettel không xin ngân sách nhà nước mà trích 10% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để thực hiện việc nghiên cứu phát triển.

Việc Viettel tham gia nghiên cứu, chế tạo các thiết bị quân sự công nghệ cao đã giúp tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia.

Trong năm 2013, Viettel cũng đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái (UAV). Đây là thành tựu đáng kể không chỉ có ý nghĩa với Viettel mà cả quốc phòng Việt Nam.

Lãnh đạo Viettel cho hay, những mẫu UAV hiện tại của Viettel chế tạo là thiết bị hạng nhẹ phục vụ công tác trinh sát chiến dịch, chiến thuật, có thể trang bị cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn trở lên hoặc các đảo nhỏ, căn cứ hải quân.

Trên cơ sở thành công của thiết bị này, Viettel sẽ hướng tới các thiết bị bay lớn hơn có tầm bao quát được 300-400km để tăng cường khả năng giám sát trên vùng biển Việt Nam.

Được biết, hiện Viettel cũng đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng nghìn bộ máy Thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Các nhà khoa học và kỹ sư của Tập đoàn đã làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, phần cứng, phần mềm điều khiển, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng.

Kết quả này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà còn mở ra khả năng chủ động sản xuất phục vụ trang bị cho Quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

Ảnh: Chỉ có ở nước Nga







Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Nhạc trữ tình hay nhất - Playlist 1



1. Thuyền viễn xứ
2. Đưa em tìm động hoa vàng
3. Nhìn những mùa thu đi
4. Nữa hồn thương đau
5. Ru đời đi nhé

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tuần tra Biển Đông

(TNO) Năm 2014, máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Nga đã bay tuần tra các vùng biển xa trên thế giới như Biển Đông, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, có sự tiếp dầu trên không từ máy bay ở các sân bay tại Việt Nam, Ai Cập…, theo Không quân Nga.


Hãng tin RIA Novosti ngày 23.12 cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Sao Đỏ nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Nga (23.12.1914 - 23.12.2014), ông Anatoly Zhikharev, tư lệnh Lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Nga nói rằng năm 2014 máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga gồm: oanh tạc cơ siêu âm Tu-160, máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-95 đã bay tuần tra đều đặn ở các vùng biển xa.

Các vùng biển này gồm Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Biển Đen, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.
Đại tá Igor Klimov, phát ngôn viên Không quân Nga cho RIA Novosti biết máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm Tu-160 Blackjack đã khôi phục các chuyến bay tuần tiễu tầm xa, và đã hạ cánh xuống các sân bay ở Venezuela, Nicaragua ở Trung Mỹ.

Tu-160 cũng bay tuần tiễu tận Biển Đông, Địa Trung Hải nhờ có các máy bay tiếp dầu trên không xuất phát từ các sân bay ở Ai Cập (Bắc Phi) và Việt Nam (ở Đông Nam Á).

Các máy bay ném bom tầm xa này đã thực hiện hơn 40 phi vụ với tổng số giờ bay là 600 giờ, được tiếp tế trên không 900 tấn xăng, theo tư lệnh Zhikharev. Các chuyến bay tuần tra này đều ở trong không phận quốc tế, phù hợp quy định quốc tế và không xâm phạm không phận các nước.

Năm 2015, Nga tiếp tục duy trì các chuyến bay tuần tra bằng máy bay ném bom chiến lược tầm xa ở các vùng xa xôi trên thế giới, có tiếp dầu trên không, theo lời đại tá Klimov.

Ông Zhikharev cũng cho biết thêm, năm 2014 Không quân Nga nhận thêm 8 máy bay ném bom chiến lược được hiện đại hoá, gồm 2 chiếc Tu-160, 5 chiếc Tu-95MS và 1 chiếc Tu-22M3. Có 15 oanh tạc cơ khác đang được đại tu.

Năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận thêm 6 chiếc Tu-160 được hiện đại hoá, còn số máy bay ném bom Tu-95MS sẽ nâng lên thành 43 chiếc.


Tu-160 là loại máy bay ném bom siêu thanh lớn nhất thế giới, dài 54 m, sải cánh dài nhất 55,7m và khi cụp lại còn 35,6 m. Máy bay này có tốc độ tối đa 2.200 km/giờ, tốc độ bay hành trình 960 km/giờ, tầm hoạt động 12.300 km không tiếp nhiên liệu, trần bay 21 km. Máy bay chứa 40 tấn bom trong 2 khoang bụng, 12 - 24 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân ở 2 khoang phóng tên lửa. Tu-160 đi vào hoạt động từ năm 1987. Nga được cho có 16 chiếc loại này.

Cam Ranh là tiền tiêu ngăn Trung Quốc chiếm Biển Đông

(GDVN) - Kanwa nhận định rằng với các vũ khí trang bị mới Việt Nam đầu tư cho Hải quân khiến Việt Nam trở thành "kình địch" đáng gờm nhất của Trung Quốc trên Biển Đông.


Lễ tiếp nhận tàu ngầm Kilo 636 MV do Nga chế tạo của Hải quân Nhân dân Việt Nam, HQ 182 Hà Nội. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa xuất bản tại Canada số tháng 1/2015 (xuất bản trước) có bài "Cảng Cam Ranh: Tiền tiêu kiềm chế Trung Quốc". Bài báo này bình luận, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng quy mô lớn ở cảng Cam Ranh và quân cảng này sẽ trở thành tiều tiêu ngăn chặn quân Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam. Kanwa nói, công trình xây dựng cảng Cam Ranh bắt đầu tăng tốc từ năm 2012, ngoài ra các trận địa khác cũng được thay mới hoàn toàn.

Tạp chí quốc phòng của Canada cho biết, cũng trong năm 2012 Việt Nam đã bố trí ít nhất 2 tiều đoàn tên lửa phòng không mới, mỗi tiểu đoàn được biên chế 6 bệ phóng tên lửa di động. Nhưng theo Kanwa công trình đáng chú ý nhất là căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo 636 MV mua của Nga. Trong năm 2013 Việt Nam đã xây dựng được 4 cầu tàu và 2 chiếc Kilo 636 MV hiện đang neo đậu tại đây. Đến năm 2017 toàn bộ 6 chiếc Kilo 636 MV mà Việt Nam đặt hàng sẽ được Nga bàn giao đầy đủ.

Điểm khác biệt so với những chiếc Kilo 636 mà Nga bán cho Trung Quốc ở chỗ, tàu ngầm Việt Nam được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Loại tên lửa này Nga chỉ xuất khẩu cho Algérie, Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc không có tên trong danh sách. Ngoài ra tàu ngầm Việt Nam sử dụng kính tiềm vọng hồng ngoại nhìn đêm, có khả năng quay phim chụp ảnh trong khi tàu ngầm Trung Quốc chỉ sử dụng kính tiềm vọng quang học loại cũ. Hải quân Việt Nam đã đặt tên cho 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV, số hiệu từ HQ182 đến HQ187.

Kanwa bình luận, một khi nổ ra xung đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông thì tàu ngầm 2 bên sẽ trở thành lực lượng tiên phong xung kích trong tấn công cũng như phòng thủ. Vì vậy Hải quân Việt Nam đã không ngừng tìm cách cải tiến các thiết bị Sonar của vỏ tàu ngầm 636MV.

Nỗ lực mới nhất hiện đại hóa sức mạnh hải quân của Việt Nam còn bao gồm việc đặt hàng 2 tàu hộ vệ mang tên lửa loại mới với lượng dãn nước 1620 tấn của Hà Lan. Điều này cho thấy Việt Nam đang đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí cho hải quân của mình.

2 chiến hạm cùng loại mà Indonesia mua của Hà Lan được trang bị tên lửa hạm đối hạm của Pháp. Nhưng theo giới phân tích nhiều khả năng Hải quân Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hạm đối hạm của Nga cho 2 chiến hạm mới. Ngoài ra có nguồn tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán với Pháp về việc mua tên lửa chống hạm Exocet.

Về mặt huấn luyện, duy tu và bảo dưỡng, Kanwa cho rằng Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ từ Ấn Độ. Trước đó 2 nước đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác quân sự bởi vì mặc dù nhiệt độ vùng nước, điều kiện thủy văn ở vùng biển tàu ngầm lớp Kilo Ấn Độ hay Việt Nam hoạt động cũng tương tự như điều kiện ở các vùng hoạt động của tàu ngầm Nga, nhưng việc duy tu bảo dưỡng tàu ngầm lâu nay 2 nước vẫn phải phụ thuộc vào Nga.

Nguồn tin nói với Kanwa rằng, quân cảng Cam Ranh hiện đang được cải tạo toàn diện và ngay từ năm 2013 đã xây dựng dược 3 hầm máy bay thông nhau, có thể đặt được 12 chiếc chiến đấu cơ tại đây. Kanwa cho biết, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy căn cứ Cam Ranh sắp tiếp đón chiến đấu cơ Su-30MK2. Việt Nam đang nhận hàng đợt 2 với 12 chiếc Su-30MK2, đến năm 2015 Việt Nam sẽ có 32 chiếc chiến đấu cơ loại này. Ảnh vệ tinh chụp tháng 3 năm nay cho thấy, căn cứ Cam Ranh sẽ nhận 1 biên đội Su-MK2.

Căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam có kết cấu của một vịnh nước sâu, theo Kanwa đây là bình phong thiên nhiên cực tốt. Khoảng cách từ Cam Ranh đến vịnh Á Long trên đảo Hải Nam chỉ có 699 km, cách đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) 641 km và cách đá Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven nơi Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) từ 482 đến 618 km cho nên cảng Cam Ranh có vị trí rất tuyệt vời có thể "Đông xuất, Tây tiến".

Kanwa bình luận, một khi cần thiết Việt Nam có thể sử dụng tên lửa đối đất 3M-14E tấn công thẳng vào sào huyệt hải quân Trung Quốc trên vịnh Á Long đảo Hải Nam, nơi đặt căn cứ tàu ngầm và tổng kho dầu của hải quân Trung Quốc.Theo tư liệu công khai, tên lửa 3M-14E có tầm bắn khoảng 280 km nhưng sau khi cải tiến có thể nâng tầm bắn lên khoảng 300 km. Do đó 3M-14E có thể trực tiếp tấn công ngay cả căn cứ của hạm đội Nam Hải, Trung Quốc ở Trạm Giang, Quảng Đông.


Tên lửa đối đất 3M-14E, tầm bắn 290 km, đầu chiến đấu nặng 400 kg

Tạp chí này nói rằng, một khi tên lửa 3M-14E rời bệ phóng sẽ nhanh chóng tăng độ cao, sau đó mới hạ thấp độ cao cơ động. Trong khoảng thời gian này nó sẽ được dẫn đường từ vệ tinh, đồng thời cũng có thể chạy theo quán tính để tiêu diệt mục tiêu.Trong khoảng cách vài km cuối cùng trước khi nhắm vào mục tiêu, radar lắp ở đuôi tệ lửa sẽ tự động bật để xác định chuẩn xác mục tiêu trên mặt đất. Phương thức dẫn đường của tên lửa này cho đến hiện nay vẫn là bí mật công nghệ cao của quân đội Nga.

Kanwa nói, tên lửa 3M-14E mà Nga bán cho Việt nam vượt xa loại tên lửa 3M-54E Nga bán cho Trung Quốc với tầm bắn chỉ có 220 km. Trong khi đó những tên lửa 3M-54E được trang bị cho Việt Nam đã có tầm bắn trên 290 km. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sản xuất nhái tên lửa 3M-54E của Nga với tên gọi YJ-18.

Hiện tại, Kanwa cho rằng Việt Nam đã bố trí ít nhất 5 tàu cao tốc lượng dãn nước 540 tấn, mang 4 tên lửa hạm đối hạm P-20 ở Cam Ranh, trong đó tầm bắn của P-20 khoảng 40 km. Ngoài ra tàu cao tốc tàng hình loại mới nhất của hải quân Việt Nam có lượng dãn nước khoảng 600 tấn, mỗi chiếc được trang bị 8 tên lửa hạm đối hạm Kh-35 tầm bắn 130 km. Việt Nam còn trang bị cho Hải quân 4 chiếc tàu cao tốc Lightning của Nga, mỗi chiếc mang 16 quả tên lửa Kh-35 và đang tự đóng 6 chiếc loại này.

Kết luận bài báo Kanwa nhận định rằng với các vũ khí trang bị mới Việt Nam đầu tư cho Hải quân khiến Việt Nam trở thành "kình địch" đáng gờm nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, hải quân Trung Quốc tuyệt đối không thể khinh xuất.

Tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa (Hán hòa) được xuất bản tại Canada với 3 ngôn ngữ: Anh, Nhật và Trung Quốc, thường xuyên đề cập đến các tin tức về quân sự, ngoại giao, quốc phòng của Trung Quốc và khu vực Đông Á, được các hãng thông tấn lớn của Mỹ, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên trích dẫn.

Bình luận viên nổi tiếng của tạp chí này là Pinkov, tên gốc là Trương Nghị Hoằng (Andrei Chang), quê Vân Nam, dân tộc Choang, tự cho rằng không có "huyết thống Trung Quốc", vì hâm mộ Nguyên soái Liên Xô Zhukov nên đổi tên thành Pinkov.

Pinkov vừa là người sáng lâp kiêm tổng biên tập tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa, đồng thời còn là nhà bình luận quân sự quen thuộc cho các tạp chí quốc phòng khác như Jane's Defence Weekly của Anh, hay Tuần san Châu Á, Nghiên cứu Quân sự...

Nguồn: Giáo Dục Việt Nam

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Ngư lôi Pháp "xé toang" tàu chiến lạ, Trung Quốc giật mình

Sau khi DCNS tung video quảng bá mẫu ngư lôi mới, TQ bất ngờ nhận ra rằng chiếc tàu chiến bị tiêu diệt trong đoạn băng có hình dạng rất giống với tàu hộ tống Type 056 của nước này.


Trong đoạn video, con tàu có hình dạng giống tàu chiến Type 056 của Trung Quốc đã bị "xẻ đôi" khi trúng ngư lôi F21.

Thời báo Hoàn Cầu và nhiều tờ báo, trang tin điện tử khác của Trung Quốc mới đây đồng loạt đăng tải những bức ảnh chụp từ một clip đồ họa, mô phỏng tàu ngầm Pháp phóng ngư lôi, tấn công tiêu diệt một tàu chiến mặt nước.

Được biết, đây là đoạn video mà tập đoàn DCNS (Pháp) tung ra để quảng cáo mẫu ngư lôi hạng nặng F21 mới phát triển.

Theo Hoàn Cầu, điều đáng chú ý là chiếc tàu chiến mục tiêu trong video có hình dạng rất giống với tàu hộ tống Type 056 của Hải quân Trung Quốc.

Hơn nữa, số hiệu 582 của con tàu kể trên cũng trùng với số hiệu của tàu chiến Bạng Phụ (Bengbu) - chiếc tàu Type 056 đầu tiên của Trung Quốc.


Ngư lôi hạng nặng F21 được tập đoàn DCNS phát triển với nhiệm vụ tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước. Trong tương lai, loại ngư lôi này sẽ thay thế ngư lôi F17 mod 2 trên các tàu ngầm của Hải quân Pháp.


Ngư lôi F21 có thể trang bị trên mọi loại tàu ngầm hạt nhân hay tàu ngầm diesel-điện.


Nó được trang bị đầu dò âm thanh thế hệ mới của hãng Thales cùng với đầu đạn chạm nổ hoặc kích nổ bằng sóng âm. Loại đầu dò này có thể chống lại các loại mồi bẫy hoặc thiết bị gây nhiễu thế hệ mới nhất.


Ngư lôi F21 có thể hoạt động ở độ sâu từ 10-500m và sử dụng động cơ chạy pin AgO-Al, giúp nó có thể tiếp cận gần mục tiêu mà không bị phát hiện.


Ngư lôi F21 có tốc độ từ 25-50 hải lý/giờ, tầm bắn 50km, dự trữ hành trình 1 giờ.

Phim The Interview 2014 | full

Phim The Interview | Ám Sát Kim Jong-Un (2014) là bộ phim hài hành động kể về 2 nhà báo do Seth Rogen và James Franco thủ vai được phép phỏng vấn nhà lãnh đạo độc tài Triều Tiên Kim Jong Un, sau đó 2 người được lệnh từ CIA phải ám sát ông Kim. Diễn viên Mỹ gốc Hàn Quốc Randall Park sẽ vào vai Kim Jong-Un trong phim Cuộc Phỏng Vấn này.

Ngay sau khi tung ra trailer đầu tiên của phim, hãng Sony Pictures đã bị tin tặc Triều Tiên tấn công rồi tung lên mạng 1 số phim chưa công chiếu của hãng này cùng với mức lương, nội dung email nhạy cảm của cán bộ và của nhiều diễn viên nổi tiếng. Nhóm tin tặc này còn đe dọa khán giả đến rạp nếu bọ phim này công chiếu.

Có một điều lạ lả bộ phim này hiện đang có số điểm tối đa 10/10 trên IMDB

Xem phim:


Video HTML5:

Đạo diễn - Director: Evan Goldberg,Seth Rogen,

Diễn viên - Stars: James Franco,Seth Rogen,Randall Park,

Thể loại - Categories: Hành Động, Hài

Quốc gia - Country: Mỹ,

Thời lượng - Runtime: 112 phút

Năm phát hành - Year: 2014

Encoder: NghiemCowboy

Server: Vimeo, Upload Hosting

Chấn động tin chính Mỹ bắn hạ máy bay MH370

(VnMedia) - Một cựu giám đốc điều hàng của hãng hàng không Pháp – ông Marc Dugain đã lên tiếng cho rằng chính Mỹ có thể đã bắn rơi chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysian Airlines và sau đó đã cố tình che đậy vụ việc, tạo ra một bức màn vô cùng bí hiểm quanh vụ việc này. Thông tin mới nhất trên đã góp phần làm gia tăng các giả thuyết rất khác nhau về vụ mất tích bí ẩn đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp đối với chiếc máy bay MH370 cùng với hàng trăm hành khách trên đó.


Trong bài báo dài 6 trang được đăng tải trên tạp chí hàng tuần Paris Match của Pháp, ông Dugain đã tuyên bố rằng, chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysian Airlines có thể đã gặp vấn đề và khi nó tiến về phía căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của Anh ở Diego Garcia thuộc Ấn Độ Dương, nó đã bị bắn hạ. Lực lượng Mỹ có thể đã sợ rằng chiếc máy bay đó là một nỗ lực nhằm thực hiện một cuộc tấn công kiểu ngày 11/9 vào căn cứ, ông Dugain cho biết.

“Đó là một căn cứ cực mạnh của Mỹ. Thật đáng kinh ngạc khi người Mỹ lại mất hết dấu vết của chiếc máy bay này. Không đề cập đến những thuyết âm mưu, có khả năng là người Mỹ đã chặn chiếc máy bay đó”, ông Dugain cho biết trên website nói tiếng Anh mang tên The Local (Người địa phương) hồi cuối tuần trước.

Theo cựu giám đốc điều hàng của hãng hàng không Pháp, có những nhân chứng ở Maldives – quần đảo gần nhất với đảo Diego Garcia, cách khoảng 500km về phía bắc, cho biết họ đã nhìn thấy “một chiếc máy bay khổng lồ bay ở độ cao thực sự thấp” với cờ của hãng hàng khôpng Malaysian Airlines hướng về phía Diego Garcia.

Hồi tháng 8, tờ Daily Mirror của Anh từng đưa tin, chiếc MH370 đã bay về hướng hòn đảo nhỏ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương nhưng Đại sứ quán Mỹ tại Kuala Lumpur đã phủ nhận điều đó. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Malaysia đã nói với tờ Star rằng, vào thời điểm xảy ra vụ mất tích, “không có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ chiếc MH370 bay đến một địa điểm nào đó gần Maldives hoặc Diego Garcia”.

Ông Dugain nói thêm rằng, “MH370 không hạ cánh ở Diego Garcia.”

Theo phỏng đoán mà ông Dugain đưa ra, chiếc máy bay MH370 biến mất đầy bí ẩn trên bầu trời hôm 8/3 với 239 người có thể có thể đã bị không tặc và nó đã lái về hướng đảo Diego Garcia. MH370 gặp nạn khi đang bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.

Một khả năng khác mà ông Dugain đưa ra là có vụ hoả hoạn xảy ra trên máy bay buộc phi công phải tắt tất cả các thiết bị điện tử để không gây tổn hại cho vỏ ngoài chiếc máy bay. Việc này cho phép nó tiếp tục bay với chế độ bay tự động khi mọi người trên máy bay đã chết ngạt.

Cũng theo ông Dugain, các nhân chứng ở Maldives đã bị gây sức ép. Ông này cho biết, ông đã bị một sĩ quan tình báo Anh tiếp cận và cảnh báo rằng ông sẽ phải đối mặt với “những nguy hiểm” nếu cố tìm hiểu sự thật về việc chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay MH370. Bởi vì Anh sở hữu hòn đảo Diego Garcia nên nước này được cho là sẽ che đậy bất kỳ vụ việc nào xảy ra ở đây, ông Dugain nói thêm.

Mỹ liên tục phủ nhận việc nước này biết bất kỳ thông tin gì về số phận của chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines. Tuy nhiên, ông Dugain hoài nghi về điều đó bởi Mỹ được “trang bị những công nghệ tối tân nhất, tốt nhất trên thế giới” và vì thế nước này không thể mất toàn bộ dấu vết của “một vật thể dài tới 63m”.

Trước đó, hồi tháng 10, ông Tim Clark – Giám đốc điều hành của hãng hàng không Emirates Airlines – hãng hàng không lớn nhất thế gới, cũng từng lên tiếng cho rằng, một số người nào đó đã chặn lại và ỉm đi những thông tin về chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay xấu số MH370 và rằng thậm chí với tất cả các hệ thống liên lạc điện tử bị tắt đi thì chiếc máy bay vẫn có thể được dò tìm thấy qua những hệ thống radar quân sự cực mạnh.

Đã có hàng loạt giả thuyết được đưa ra quanh vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Phần lớn trong số đó được đưa ra bởi những người ưa giật gân hơn là các nhà điều tra.

Một tác giả và cũng là một phóng viên của Anh – ông Nigel Cawthorne từng phỏng đoán, chiếc máy bay của Malaysia có thể đã bị bắn hạ trong các cuộc tập trận quân sự chung giữa Thái Lan, Nhật Bản, Indones, Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.

Thậm chí cường điệu hơn, người ta cho rằng chiếc máy bay MH370 có thể đã bay về phía bắc, nấp dưới bóng một chiếc máy bay khác để tránh hệ thống radar trước khi hạ cánh tại một căn cứ không quân ở phía đông bắc Trung Quốc, Kyrgyzstan hay Turkmenistan.

Cũng có nguồn tin cho rằng, chiếc máy bay đã bị không tặc nhưng vụ không tặc này thất bại. Phân tích các dữ liệu datar trên máy bay cho thấy, chiếc MH370 đã bắt đầu bay chập choạng và vọt lên hơn 13.000 mét trước khi lao xuống độ cao rất thấp.

Các phi công có thể đã bay kiểu đó để làm những kẻ cướp máy bay mất phương hướng hoặc chính những kẻ không tặc đã cố tình lái máy bay như vậy để giết chết hành khách bằng cách khiến họ chết ngạt về vì thiếu oxy khi giảm áp suất trong máy bay. Theo giả thuyết này thì nỗ lực không tặc bị thất bại và những kẻ không tặc đã vô tình tự hại chính họ.

Vào tháng 10, cuộc điều tra đã được tập trung toàn bộ vào hoạt động tìm kiếm dưới đáy biển. Tính đến ngày 17/12, đã có 11.000 km vuông đáy biển được rà soát. Tuy nhiên, mọi nỗ lực trong suốt nhiều tháng trời với những thời điểm lực lượng tham gia cực kỳ hùng hậu, đông đảo nhưng số phận chiếc máy bay MH370 vẫn tiếp tục bị bao phủ một bức màn bí ẩn không thể giải đáp.

Nguồn: RT, VnMedia

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Báo TQ lấy ảnh VN minh họa cho TQ


Những cuộc triển lãm ảnh và phim tư liệu do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện cách đây một thế kỷ nhân 40 năm giao lưu Việt - Pháp đã để lại những ấn tượng tốt đẹp.

Một cuộc hội thảo về đề tài này tại Paris giúp người đương thời hiểu sâu thêm về những người chụp ảnh, đặc biệt về Leon Busy, đã được tổ chức tại Trường Viễn Đông Bác cổ trong tháng 12 năm 2014 .

Mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu không có sự cố. Chỉ vài ngày trước triển lãm ảnh của Leon Busy tại Hà Nội - Ấn bản tiếng Pháp của tờ Nhân dân nhật báo đã cho đăng 10 bức ảnh, trong đó có các bức ảnh Leon Busy chụp ở Hà Nội với hàng tựa "Nước Pháp tô điểm Trung Hoa ".

Nhà báo tự do Phạm Cao Phong gửi cho BBC Tiếng Việt video này từ Paris.

Thủy thủ VN điều khiển tàu ngầm TP.HCM lập kỉ lục

Tàu HQ-183 TP.HCM đã thực hiện cú lặn sâu kỷ lục đến 285 m trong khi trần lặn theo thiết kế là 300 m khiến chuyên gia Nga cũng phải thán phục.
Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 20/12 tàu ngầm mang tên TP.HCM đón đoàn lãnh đạo TP.HCM do ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - dẫn đầu đến thăm.

Anh Nguyễn Văn Bách (40 tuổi) thuyền trưởng tàu ngầm HQ-183 TP.HCM (thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 189) chia sẻ, chuyến đi biển dài ngày anh ngủ rất ít vì dưới lòng biển mất ý niệm về thời gian đêm ngày.

Anh tiết lộ ngày 6/12 vừa qua, kíp tàu HQ-183 TP.HCM do anh chỉ huy đã thực hiện cú lặn sâu kỷ lục đến 285 m trong khi trần lặn theo thiết kế của tàu HQ-183 TP.HCM, mệnh danh là “hố đen đại dương”, là 300 m khiến chuyên gia Nga cũng phải thán phục.

Trung tá Bách cũng cho biết, muốn gia nhập lực lượng hải quân đã ngặt nghèo, vào lực lượng tàu ngầm càng khó bội phần, bởi phải vượt qua nhiều bài kiểm tra thể lực, trình độ, kỹ năng rất nghiêm ngặt. Chỉ cần sơ sẩy một vòng là bị loại ngay.


Trung tá Nguyễn Văn Bách, thuyền trưởng tàu ngầm HQ-183 TP.HCM (phải), tặng ông Võ Văn Thưởng chai nước biển lấy từ độ sâu 285 m.

Ngoài ra, môn ngoại ngữ cũng là thử thách rất lớn với nhiều sĩ quan, bởi thời gian học chỉ có hai năm nhưng yêu cầu về khối lượng kiến thức rất lớn.

Về khẩu phần thức ăn cho thủy thủ đoàn, anh Bách cho biết chủ yếu là thức ăn khô, giàu dinh dưỡng. Sở dĩ trên tàu ngầm phải ăn khô vừa không mất nhiều thời gian chế biến, chỉ cần thêm nước nóng vào để nở ra là có thể có canh, cơm, thịt.

Mặt khác, nếu tổ chức nấu nướng nhiều lượng nhiệt tỏa ra nhiều sẽ đốt cháy ôxy, tàu sẽ nóng lên, rất ngột ngạt. Thủy thủ đoàn được trang bị sách, máy xem phim… để giải trí.

Anh Bách bảo gian khổ như vậy nhưng đời lính tàu ngầm cũng có nhiều dấu ấn đặc biệt mà không phải ai cũng có được.

Dấu ấn thiêng liêng trong chuyến lặn đầu tiên xuống lòng biển của anh em tàu ngầm là phải uống cạn nửa lít nước biển mà không được rớt một giọt, nếu không sẽ phải uống lại từ đầu.

“Tục uống nước biển đối với lực lượng tàu ngầm như lời tuyên thệ chính thức trở thành sĩ quan tàu ngầm và trung thành khi tham gia lực lượng tàu ngầm. Tục này để ngầm hiểu vượt qua rủi ro để không phải uống nước biển thêm lần nữa và cũng nguyện cho tàu ngầm có số lần nổi, chìm ngang nhau” - Trung tá Bách chia sẻ.

Dấu ấn khó phai nhất là được tổ chức sinh nhật dưới lòng biển. Riêng anh Bách đã hai lần được làm sinh nhật tại tàu ngầm, lần đầu tiên tại biển Baltic Nga, độ sâu 50 m và lần thứ hai tại Việt Nam cũng ở độ sâu hàng chục mét.

Đại tá Trần Thanh Nghiêm, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 189, cho biết hai tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP.HCM nhận đến nay đã tròn một năm. Từ đó đến nay tàu đã thực hiện tổng cộng 16 chuyến đi, trong đó có sáu chuyến đi độc lập, 10 chuyến đi có chuyên gia Nga.

Huấn luyện cảm giác y như thật

Một trong những nơi đặc biệt mà đoàn lãnh đạo TP đến thăm là Trung tâm huấn luyện tàu ngầm. Đây là trung tâm lớn nhất, hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, chuyên huấn luyện thủy thủ thao tác trong tàu ngầm.

Tại đây, thủy thủ được trải qua những phần huấn luyện với cảm giác y như thật khi đi biển trong sóng, gió, rung chấn, khi tàu lặn và nổi lên mặt nước.


Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM cùng các ban ngành tham quan tàu ngầm HQ-183 TP Hồ Chí Minh trong một lần khác vào tháng 3/2014. (Ảnh TTO)

Lãnh đạo TP đã trải nghiệm cảm giác khi tàu ngầm đi trong sóng cấp 5, cấp 6 (khi nổi) với sự nghiêng lắc dữ dội. Đặc biệt, trung tâm rất chú ý đến kỹ năng sinh tồn của thủy thủ trong những tình huống nguy hiểm, khi sự cố xảy ra. Trung tâm có hẳn một mô hình tổ hợp huấn luyện chống cháy, chống chìm rất hiện đại.

Thượng tá Hoàng Lương Ngọc, phó lữ đoàn trưởng - tham mưu trưởng Lữ đoàn 189, cho biết: “Nước sẽ được bơm vào khoang để anh em trong đó xử lý, bịt kín lỗ thủng ở nhiều vị trí và độ khó khác nhau.

Hoặc ở tổ hợp huấn luyện chống cháy, sẽ tạo cháy thật ở bên trong khoang, thủy thủ phải chống cháy trong khi các cửa khoang đóng kín. Bài tập này nhằm chuẩn bị tâm lý và kỹ năng khắc phục hỏng hóc cho thủy thủ trong những sự cố khác nhau”.

Tổng hợp PLO, TTO

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

[Nhạc giáng sinh] This Is My Wish - Jordin Sparks, +


* Lời bài hát:

This is my wish, my wish for the world
That peace would find its way
To every boy and girl

This is the time, the time for harmony
Let love be the song
That everbody sings

Fill the earth with joyful noise
Ring the bells and raise your voice
Let there be peace on earth
Let there be peace on earth

Lift your light, let it shine
Shine, shine, shine
Let there be peace on earth
Let there be peace on earth

I heart the sweet the sound
The sound of hope to come
Together we can bring
Goodwill to everyone

Let it start with you, let it start with me
Let every nation rise
To sing this melody

Fill the earth with joyful noise
Ring the bells and raise your voice
Let there be peace on earth
Let there be peace on earth

Lift your light, let it shine
Shine, shine, shine
Let there be peace on earth
Let there be peace on earth

Oh oh oh oh oh oh oh oh

Fill the earth with joyful noise
Ring the bells and raise your voice
Let there be peace on earth
Let there be peace on earth

Lift your light, let it shine
Shine, shine, shine
Let there be peace on earth
Let there be peace on earth

Masscom Việt Nam ra mắt smartphone cao cấp giá rẻ

Công ty Masscom Việt Nam đã chính thức ra mắt thương hiệu smartphone cao cấp giá rẻ Massgo. Sản phẩm đầu tiên được doanh nghiệp này tung ra thị trường có tên gọi Massgo Vi3, thiết kế vỏ kim loại nguyên khối, mỏng chỉ 6,6mm, màn hình 5 inch, cấu hình mạnh với giá bán dưới 3 triệu đồng.


Massgo Vi3

Theo thông tin được đại diện Masscom Việt Nam công bố tại lễ ra mắt, Massgo là dòng sản phẩm chiến lược có thiết kế cao cấp nhưng giá rẻ của Masscom nhằm hướng đến đối tượng khách hàng độ tuổi từ 16 - 35 như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên tại các đô thị.

Massgo Vi3 xuất hiện với thiết kế mỏng chỉ 6,6mm, góp mặt vào danh sách những smartphone mỏng nhất trên thị trường hiện nay. Máy được thiết kế gần như nguyên khối với vỏ và khung bằng hợp kim kết hợp với nhựa cao cấp, tạo cảm giác chắc chắn và sang trọng.

Massgo Vi 3 có kích thước màn hình 5inch, IPS, HD sắc nét, máy được trang bị chip lõi tứ, tốc độ 1.3 GHz, bộ nhớ RAM 1GB ROM 16GB và chạy trên nền tảng hệ điều hành Androi 4.4 KitKat. Ngoài ra, Vi 3 của Massgo còn được trang bị camera chính 13MP với hỗ trợ lấy nét tự động nhanh kèm đèn flash trợ sáng, camera trước 3.2MP đáp ứng cho xu hướng chụp ảnh Selfie và Video Call của giới trẻ.


Massgo Vi3 có màn hình 5,5 inch, chạy hệ điều hành Android 4.4.

Khác với các thương hiệu điện thoại khác, Masscom chỉ bán các sản phẩm Massgo trên kênh bán hàng online thông qua website của hãng. Nhà sản xuất này cho rằng với chiến lược bán hàng online và chỉ mở bán từng đợt theo tuần, theo tháng với số lượng nhất định nên smartphone Massgo sẽ có giá bán cạnh tranh, chỉ bằng 60-70% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường do không phải “gánh” thêm chi phí bán hàng như kênh truyền thống của nhiều hãng điện thoại khác.


Về chính sách bảo hành, ngoài việc được bảo hành chính hãng 12 tháng, các sản phẩm Massgo được áp dụng chính sách cho phép khách hàng có thể trả lại máy sau khi mua và sử dụng một thời gian nhất định, chính sách một đổi một lên đến 3 tháng (90 ngày) nếu phát hiện lỗi của nhà sản xuất.


Massgo Vi3 xuất hiện với thiết kế mỏng chỉ 6,6mm

Đại diện Masscom Việt Nam cũng nhấn mạnh, để chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh online thương hiệu cao cấp Massgo, công ty đang đẩy mạnh phát triển và nâng cấp các kênh trải nghiệm sản phẩm, trung tâm dịch vụ và chăm sóc khách hàng tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Nghệ An.

Đại diện công ty này cho biết sắp tới Masscom Việt Nam sẽ mở chuỗi trải nghiệm lưu động quy mô lớn tại các đô thị.

Model đầu tiên mà Massgo sẽ tung ra thị trường vào cuối tháng 12 này có tên là Massgo Vi 3 và dự kiến mở bán đợt đầu tiên chỉ duy nhất 1 ngày vào 30/12/2014 với số lượng 1000 sản phẩm.

Dân Trí

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Thử nghiệm cặp tàu tên lửa M3, M4

Tổng công ty Ba Son vừa kết thúc giai đoạn thử nghiệm cấp nhà máy với cặp tàu tên lửa thuộc Đồ án 12418 cặp số 2 (M3, M4).

Theo đó, cuộc thử nghiệm kéo dài từ ngày 15 đến 21/12 trên vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là 2 trong tổng số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Đồ án 12418 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Trong quá trình nghiệm thu đã kiểm tra hoạt động của trang thiết bị trên tàu theo đúng tài liệu qui trình-phương pháp để thử nghiệm và kiểm tra toàn bộ tính năng kỹ-chiến thuật của tàu, gồm: Tổ hợp tua-bin, hệ thống năng lượng điện, hệ thống phụ trợ, sinh hoạt, bảo vệ toàn tàu, các trang thiết bị mặt boong, thiết bị hàng hải - dẫn đường, thông tin liên lạc… và toàn bộ hệ thống vũ khí-khí tài chiến đấu.

Để thử và kiểm tra khả năng tấn công và phòng thủ của tàu, ngoài việc sử dụng 2 tàu đóng mới có tính năng tương đương để so sánh, Tổng công ty Ba Son còn sáng tạo trong việc sử dụng máy bay lên thẳng, máy bay tiêm kích để thực hiện các bài kiểm tra hiệu chỉnh khả năng đối không.

Kết quả nghiệm thu cho thấy, tàu M3 và M4 được đóng đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật. Các hệ thống hoạt động bình thường, các tính năng kỹ-chiến thuật đều đạt và vượt yêu cầu.

Thân vỏ tàu chắc chắn, tàu đảm bảo hoạt động ổn định, tốc độ tối đa 2 tàu đạt trên 40hải lý/h. Các hệ thống vũ khí và khí tài hoạt động ổn định trong điều kiện sóng gió có lúc lên đến cấp 4-5. Theo kế hoạch, cặp tàu tên lửa số 2 này sẽ được Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng nghiệm thu trong quý 1 năm 2015 và biên chế sau đó.

Trước khi cặp tàu số 2 hoàn thành thử nghiệm cấp nhà máy, sáng 2/12, Tổng công ty Ba Son đã tổ chức Lễ đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa M6. Đây là chiếc tàu số 6 (M6), cũng là chiếc cuối trong loạt 6 tàu tên lửa lớp 12418 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009.

Dự kiến đến nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân. So với kế hoạch được nêu ra trong hợp đồng, Tổng công ty Ba Son sẽ bàn cặp tàu số 2 và số 3 giao cho Quân chủng Hải quân trước thời hạn từ 6 đến 8 tháng.

Tất cả các tàu Đồ án 12418 tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Để làm được điều đó, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.

Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 Uran E được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài.

Trong hành trình bay, Kh-35 Uran E được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20 km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5 m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.

Tầm bắn Kh-35 Uran-E lên tới 130 km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35 Uran-E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, năm 2012, theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35 Uran-E. Trong ảnh: Tàu HQ 378 thử nghiệm vũ khí.

Báo Đất Việt (Tổng hợp)

Báo Mỹ: Trung Quốc đang triển khai “chiến thuật cờ vây” nguy hiểm trên Biển Đông

ANTĐ - Nhận định về chiến lược nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông, mới đây, tờ The National Interest (Mỹ) cho rằng, chính quyền Bắc Kinh đang chơi chiến thuật cờ vây, nhằm mở rộng đất đai theo kiểu bá quyền. Và chính tham vọng của Bắc Kinh thúc đẩy chủ quyền cùng các hành động mở rộng quyền kiểm soát (vô lý, phi pháp) đối với Biển Đông mới thực sự là thách thức chính.

Thắt chặt từng bước, tiến tới khống chế toàn bộ: Một trò hiểm độc

Trong bài bình luận “Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật cờ vây trên biển Đông” của PGS-TS Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương nhận định: “Các lăng kính hiện nay thường đặt các quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông lên bàn cờ tướng hay cờ vua. Nhưng thực tế, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây (Weiqi) - một trò chơi đậm chất tư duy người Trung Quốc: Ai kiểm soát hết đất sẽ thắng”. Trong cờ vây chỉ hai loại quân cờ trắng - đen dành cho 2 người chơi. Các quân cờ cùng màu hoàn toàn giống nhau, quyền lực của quân cờ và vị thế thắng - thua của người chơi được quyết định bởi vị trí của quân cờ. Mục tiêu của người chơi là di chuyển những quân cờ, mở rộng và thắt chặt từng bước, tiến tới khống chế toàn bộ bàn cờ.

Mục tiêu của chiến lược này khi Trung Quốc áp dụng trên Biển Đông là để giành quyền kiểm soát các khu vực thông qua việc mở rộng dần dần thay vì các trận đánh lớn. Với việc cải tạo đất, Trung Quốc có thể mở rộng dần vùng lãnh thổ kiểm soát ở Biển Đông.

Theo PGS-TS Alexander Vuving, chiến lược “cờ vây” của Trung Quốc được thực hiện thông qua 3 sách lược lớn.

Một là Trung Quốc né tránh các cuộc xung đột vũ trang càng nhiều càng tốt, chỉ gây xung đột khi muốn tạo “kẽ hở” để lợi dụng một tình thế thuận lợi hoặc chọn thời điểm “động tay động chân” khi thấy xuất hiện khoảng trống quyền lực ở khu vực để ít gây ra các hệ quả về ngoại giao.

Thứ hai, Bắc Kinh tập trung kiểm soát hầu hết vị trí chiến lược ở khu vực, nếu chưa chiếm giữ được thì phải nắm lấy kể cả bằng cách lén lút hoặc kiêu khích gây ra một cuộc xung đột.
Thứ ba là phát triển những vị trí chiến lược được Bắc Kinh chiếm giữ trái phép thành các điểm trọng yếu. Sau đó, biến các địa điểm này thành những trung tâm chuyên trách lĩnh vực hậu cần, hay các căn cứ có khả năng triển khai sức mạnh Bắc Kinh một cách hiệu quả.

Điều này lý giải tại sao thời gian qua Trung Quốc cố gắng triển khai nhiều loại tàu bè, cả quân sự và phi quân sự, cả trên mặt biển và dưới đáy đại dương và cả máy bay có người lái lẫn không người lái đến các khu vực đắc địa để duy trì sự chiếm giữ. Những căn cứ này trong hiện tại, tương lai gần lẫn dài hạn sẽ là nơi hỗ trợ hậu cần cho tàu bè và máy bay mà Trung Quốc triển khai. PGS.TS Alexander Vuving dẫn chứng hành động ngang ngược, phi pháp của chính quyền Bắc Kinh khi chú trọng đẩy mạnh việc “khai hoang” và xây dựng nhiều công trình trái phép ở Trường Sa thời gian gần đây.

Sau hoạt động mà Bắc Kinh gọi là khai hoang hay cải tạo, dự kiến bãi đá Chữ Thập sẽ có đủ sức chứa sân bay; hải cảng cho tàu trọng tải 5.000 tấn; trạm radar; tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa; hàng trăm tàu cá, tàu tuần tra, tàu chiến và chiến đấu cơ. Tương tự, từ một bãi cát không người ở cách đây 60 năm, đến nay đảo Phú Lâm đã có tới hơn 1.000 cư dân và quân đội; chứa một sân bay 2.700 m2, cho phép 8 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư cất, hạ cánh cùng lúc; một cảng nước sâu dài 1.000m cho tàu 5.000 tấn neo đậu.

PGS.TS Alexander Vuving tỏ rõ nghi ngại, trong thời gian tới, nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành các “bước cờ” như vậy ở các vùng khác trên Biển Đông, nước này có khả năng có một hệ thống các căn cứ mạnh và dày trên Biển Đông, càng có tiềm lực khống chế Biển Đông và không loại trừ tiến hành các bước khống chế cả không gian trên biển. “Bằng các đảo được “hóa phép” đá, Trung Quốc sẽ có tiềm năng hơn bất kỳ nước nào trong việc giành được lợi thế về hải quân ở Biển Đông” - PGS.TS Alexander Vuving kết luận.

Ngày càng lộ rõ âm mưu “độc chiếm biển Đông”

Trong khi đó, trong bài bình luận “Giấc mơ thực sự của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông” của học giả Bonnie S. Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á và nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) nhấn mạnh, nguyên nhân lớn nhất gây ra bất ổn khu vực thực tế chính là tham vọng của Bắc Kinh thúc đẩy chủ quyền cùng các hành động mở rộng quyền kiểm soát (vô lý, phi pháp) đối với Biển Đông.

Học giả Bonnie S. Glaser chỉ ra rõ ràng ông Tập Cận Bình đã khẳng định rằng bảo vệ (cái gọi là) quyền và lợi ích hàng hải hay “kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” là ưu tiên cao, cần được theo đuổi ngay cả khi Bắc Kinh tìm cách giữ ổn định và duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng. Và khi kết luận hội nghị Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh không nên “từ bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc hy sinh lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.

Về việc Trung Quốc, cải tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, học giả Bonnie S. Glaser cho rằng, động thái này có thể là một công cụ của chiến tranh pháp lý mà Bắc Kinh nhắm đến, mục đích là củng cố tuyên bố của Trung Quốc về quyền hàng hải dựa trên các tính năng họ coi là đảo ở Biển Đông; đồng thời chính quyền Bắc Kinh cũng đang nỗ lực quân sự hóa ở Biển Đông.

Trong một động thái có liên quan, phía Philippines cũng bày tỏ lo ngại: Người ta vẫn nói đến sau cái đó sẽ là cái gì? Một căn cứ hải quân quân sự, một sân bay hay có thể phát triển thành khu kiểm soát hàng không (ADIZ) trên Biển Đông và giành thế chủ động kiểm soát bất hợp pháp toàn bộ vùng biển này? Hành động này của Trung Quốc đang tạo mối lo ngại đối với các nước trong và ngoài khu vực.

Học giả Đức chỉ trích Trung Quốc cố tình tạo mập mờ cho dư luận thế giới

Tại Hội thảo khoa học “Xung đột ở Biển Đông” diễn ra tại trụ sở báo “Die Tageszeitung“ (TAZ) ở Thủ đô Berlin (Đức) tối 9-12, Tiến sỹ Gerhard Will - nguyên chuyên viên cao cấp Viện Khoa học và Chính trị Đức cho rằng, những diễn biến gần đây như việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng đảo trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa cùng với trước đó là hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm tình hình khu vực gia tăng căng thẳng trở lại.

Chuyên gia này cho rằng, hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như củng cố, mở rộng một số đảo như đảo Chữ Thập, đảo Gạc Ma là trái với luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sự phá vỡ nguyên trạng các đảo này sẽ tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới.

Liên quan việc Trung Quốc thời gian gần đây tăng cường mạnh tiềm lực quốc phòng, đặc biệt với hải quân, Tiến sỹ Will cho rằng điều này có nguy cơ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước trong khu vực cả ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Theo ông, đây là một diễn biến nguy hiểm, có thể dẫn tới mất ổn định và an ninh của khu vực cũng như không có lợi cho tất cả các bên liên quan.

Tham gia trình bày tham luận tại Hội thảo, Tiến sỹ Andreas Seifert - chuyên gia phân tích quân sự thuộc Hội nghiên cứu quân sự Tuebingen của Đức, cho rằng yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là phi lý xét cả về mặt pháp lý và địa lý, cố tình tạo sự mập mờ cho cả dư luận nước này và dư luận quốc tế. Theo ông, yêu sách của Trung Quốc xuất phát từ một lý do quan trọng là lượng dự trữ dồi dào về dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên biển ở Biển Đông, cũng như vị trí địa chính trị chiến lược của Biển Đông nằm trên tuyến huyết mạch của hàng hải quốc tế.

Theo ông Seifer, các quốc gia láng giếng cũng cần hết sức cảnh giác với ý đồ về đường 9 chín đoạn và chiến thuật xây dựng, củng cố các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc.

Vũ khí, khí tài hiện đại của Quân đội Việt Nam


(Soha News) Với 450.000 quân thường trực và khoảng 5 triệu quân dự bị (số liệu của Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng), Quân đội Nhân dân Việt Nam được đánh giá là một lực lượng quân sự mạnh ở Đông Nam Á.

Lục quân Việt Nam có bề dày truyền thống và lực lượng hùng hậu, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực, xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và hàng trăm khẩu pháo xe kéo cũng như các hệ thống pháo phản lực phóng loạt.

Với phương châm tiến thẳng lên hiện đại, Quân chủng Phòng không-Không quân đã được đầu tư nhiều vũ khí thế hệ mới, có năng lực chiến đấu cao như máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, Su-22M4; hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300…

Ngoài ra, Việt Nam còn tự tiến hành chế tạo radar cảnh giới tầm trung RV-02; nâng cấp, cải tiến tên lửa phòng không S-125 lên chuẩn S-125-2TM; bổ sung khí tài quang học, điều khiển tự động cho pháo 37, 57 mm… để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tác chiến hiện đại.

Hải quân Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã có những bước phát triển thần kỳ.

Các vũ khí tối tân như tàu ngầm Kilo 636; tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, Molniya 1241.8; trực thăng săn ngầm Ka-28; hệ thống tên lửa bờ Bastion-P, Redut, Rubezh… giúp Hải quân Việt Nam đủ năng lực tác chiến trên cả 3 chiều không gian.

Bên cạnh mua mới từ nước ngoài, Quân đội Việt Nam bắt đầu được trang bị nhiều vũ khí - khí tài tiên tiến do công nghiệp quốc phòng trong nước chế tạo nhằm nâng cao khả năng tự chủ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Dưới đây, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả một video đặc biệt về sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở tuổi 70, một đội quân chính quy, tinh nhuệ, sẵn sàng đánh thắng trong mọi tình huống.

Thông tin và hình ảnh trong bài tổng hợp từ nguồn: Đài truyền Trung ương VTV, Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam QPVN và Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.

Soha News tổng hợp

Quân đội Nhân dân Việt Nam - 70 năm kiêu hãnh, hào hùng


Video ghi lại những hình ảnh không thể nào quên trong 70 năm lịch sử hào hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.- Soha News

PTL: Hành trình giữ nước


Bộ phim tài liệu đã khái quát toàn bộ quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam, sự lớn mạnh qua các trận đánh, chiến dịch lớn.

--> Tải xuống

Embed:

Quân đội Việt Nam sau 70 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển


Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam sau 70 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành - Báo Giáo Dịc Việt Nam.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Đặc công Việt Nam trình diễn khí công trước đặc nhiệm Australia


Đặc công Việt Nam trình diễn võ thuật, khí công trước sự chứng kiến của đặc nhiệm Australia (Video báo Giáo Dục Việt Nam).

3 yếu tố tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam

(TNO) Không phải là nước trang bị số lượng vũ khí hạng nặng nhiều, nhưng Việt Nam lại có những lợi thế rất đáng kể để tạo nên sức mạnh quốc phòng, theo đánh giá của Global Firepower.


Tàu Đinh Tiên Hoàng - Ảnh: Tấn Tú

Việt Nam được tổ chức Global Firepower (GFP) xếp thứ 23 thế giới về sức mạnh quân sự, trên cả những quốc gia hoặc lãnh thổ được đánh giá cao như Thái Lan, Ả Rập Saudi, Triều Tiên... Trong thang điểm của GFP, bên cạnh chi tiêu quốc phòng và số lượng vũ khí – trang bị, còn có nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh quốc phòng của một nước. Vậy, Việt Nam có những lợi thế gì?

Chi tiêu quốc phòng

Nhìn vào diễn biến thời sự, có thể Triều Tiên hay các nước như Yemen, Iraq, Hy Lạp dễ tạo cảm giác họ rất chú trọng quốc phòng. Tuy nhiên trên thực tế, GFP tính trên chi tiêu quốc phòng và sức mua (trong trường hợp cần thiết), Việt Nam mới là nước trội hơn.

Theo đó GFP tính rằng với ngân sách quốc phòng 3,365 tỉ USD và lượng trữ ngoại hối – vàng ở mức 26,110 tỉ USD, Việt Nam xếp trên Iraq về sức mua. Iraq có các thống kê tương đương ở ngân sách khoảng 6 tỉ USD (gần gấp đôi Việt Nam), lượng trữ ngoại hối và vàng cũng trội hơn (khoảng 70,3 tỉ), nhưng sức mua tương đương chỉ là 236 tỉ USD, kém hơn so với Việt Nam (336,2 tỉ USD).


Việt Nam sở hữu lực lượng chiến đấu đông đảo - Ảnh: Tấn Tú

Đây là một lợi thế giúp Việt Nam được đánh giá quốc phòng cao hơn nhóm các nước kể trên.

Nhân lực

Sức mạnh quân sự chắc chắn phải phụ thuộc nhiều vào số lượng binh sĩ và những người điều khiển thiết bị, và đó là điều Việt Nam đang sở hữu.

Dân số trên 92 triệu người theo thống kê của GFP là một lợi thế của Việt Nam nếu so với Iraq (khoảng 31,9 triệu người) hay Hy Lạp (10,7 triệu người), Thái Lan (67,4 triệu người). Trong đó, Việt Nam được xem có thể huy động trên 50 triệu người tham chiến, cao hơn 3 lần so với khoảng trên 15 triệu người của Iraq hoặc 35,4 triệu người Thái Lan.

Một điểm nữa là dân số Việt Nam ở độ tuổi lao động cũng đông đảo hơn, ước tính gần 53 triệu người. Mỗi năm, số người đủ tuổi tham gia quân sự là hơn 1,6 triệu người. Con số tương tự đủ tuổi tham gia quân sự hằng năm của Iraq là khoảng 650.000 người, còn Thái Lan vào khoảng 1 triệu người.

Nhiên liệu

Đây là một thông số cực kỳ quan trọng trong thang đo của GFP. Với khả năng sản xuất trên 300.000 thùng dầu/ngày, Việt Nam lợi thế về nhiên liệu phục vụ chiến đấu hơn so với nhiều nước khác.


Hai tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng (trái) và HQ 185 Khánh Hoà (phải) đậu trước Nhà máy đóng tàu Admiralty, St.Petersburg, Nga cuối tháng 7.2014 - Ảnh: Nhà máy Admiralty

Để so sánh, dù sở hữu số lượng thiết bị xe tăng, máy bay, tàu chiến không kém cạnh Việt Nam, Yemen vẫn khó được đánh giá cao hơn vì họ chỉ sản xuất khoảng 288.000 thùng/ngày. Trữ lượng dầu của Yemen để sử dụng là 3 tỉ (3.000.000.000) thùng/ngày, trong khi Việt Nam đã được kiểm chứng bởi GFP với số lượng trữ lên đến 4,4 tỉ (4.400.000.000) thùng/ngày.

Lấy ví dụ Brazil, nước xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự để thấy dân số đông đảo của họ đã tạo nên lợi thế cực lớn. Tiếp nữa, Brazil đang trữ tới 13,150 tỉ thùng dầu/ngày, thừa sức đáp ứng cho số lượng xe tăng (489) hay máy bay (748) của họ.

Với những lợi thế trên, cộng thêm việc sẽ nhận được đủ 6 chiếc tàu chiến vào năm 2016, Việt Nam chắc chắn sẽ củng cố sức mạnh quân sự thêm rất nhiều, theo defenseindustrydaily.com.

Báo Thanh Niên