Khu vực xung đột vũ trang ở đông bắc Myanmar sát biên giới với Trung Quốc đang có nguy cơ lan rộng.
Chiến sự giữa chính phủ và người vùng Kokang đã vượt ra ngoài ranh giới khu tự trị, nơi người Myanmar gốc Hán tập trung sinh sống. Những áp lực chính trị nhằm vào Trung Quốc cũng gia tăng, quốc gia đã lần nữa chính thức tuyên bố không liên quan tới các sự kiện ở biên giới phía nam.
Myanmar áp dụng tình trạng khẩn cấp và thiết quân luật ở Kokang từ ngày 17 tháng 2.
Trong khi đó, quân nổi dậy chống chính phủ mở rộng vùng chiến sự. Ngày càng tăng số người tị nạn chạy sang Trung Quốc. Theo phương tiện truyền thông của Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á, tính từ khi xung đột bắt đầu ngày 9 tháng 2, có tới 100.000 người đã vượt qua biên giới sang Trung Quốc. Trước đó 10 ngày, con số được nêu là 30.000 người.
Phía Trung Quốc chưa đóng cửa biên giới nhưng ra lệnh tăng cường các biện pháp an ninh trong khu vực. Nhiều giả thiết xuất hiện cho rằng trong cuộc xung đột ở Myanmar có những đầu mối từ Trung Quốc. Các đối thủ chính trị của Trung Quốc cáo buộc nước này đã cung cấp vũ khí cho người Kokang. Trung Quốc mạnh mẽ bác bỏ sự dính líu của họ, đồng thời tuyên bố đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu vũ khí trong khu vực chiến sự.
Hôm thứ Tư, nhà chức trách Trung Quốc tái khẳng định họ không hỗ trợ các nhóm vũ trang nổi loạn. Sự bác bỏ xuất hiện sau khi các phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết lính đánh thuê từ Trung Quốc tham gia cuộc đấu tranh của người Kokang đòi thêm quyền tự trị. Trong cuộc phỏng vấn của Hoàn cầu Thời báo, lãnh đạo phiến quân Myanmar Peng Jiasheng cũng phủ nhận những thông tin như vậy. Sự kiện trên biên giới Myanmar là một cơ hội thuận lợi để tung tin đồn phục vụ ván bài chống Trung Quốc, - chuyên gia Nga Boris Volkhonsky nhận xét:
“Myanmar từ lâu đã biến thành một sàn đấu của ván bài địa chính trị đang càng ngày lớn nhanh. Tất nhiên, các đối thủ ở bên ngoài có thể lợi dụng sự bất ổn trong khu vực để chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, là nước có ảnh hưởng mạnh ở Myanmar.”
Xung đột giữa chính quyền và người Kokang diễn ra âm ỉ trong nhiều thập kỷ. Căng thẳng bùng phát vào tháng Mười Hai năm 2014, sau gần sáu năm đình chiến. Năm 2015 bắt đầu được mệnh danh là "mùa xuân Myanmar cho phương Tây." Sau khi chính quyền quân sự bị lật đổ, người Mỹ, người Nhật và châu Âu bắt đầu quay trở lại đây. Ở Myanmar, đâu đâu họ cũng vấp phải sự thống trị của các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong ván bài mở rộng ảnh hưởng ở Myanmar, phương Tây rất có thể chống Trung Quốc bằng con chủ bài kích động xung đột trong những người Myanmar gốc Hán. Hơn ai hết, Trung Quốc không hề mong một thùng thuốc nổ nằm trên biên giới phía nam, - ông Boris Volkhonsky khẳng định:
“Rõ ràng cuộc xung đột này không có lợi cho Trung Quốc. Myanmar đang biến thành một sàn cạnh tranh ảnh hưởng khá khốc liệt. Vốn tư bản và các chính trị gia phương Tây tích cực nhảy vào nước này. Họ rất muốn lấn át Trung Quốc trong nền kinh tế và chính trị Myanmar. Từ đây có thể giả định rằng, nếu không có lợi cho Trung Quốc thì cuộc xung đột là có lợi cho các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc.”
Hiển nhiên, mọi nỗ lực tạo lò lửa căng thẳng trên biên giới rất phù hợp với chiến lược kiềm chế Trung Quốc của phương Tây. Nhất là khi lò lửa đã có sẵn. Lúc này, Trung Quốc cũng chưa kiểm soát chặt được biên giới tây bắc, các phiến quân người Uighur tương đối tự do qua lại Pakistan. Và từ đấy, tiền bạc và các loại vũ khí được tuồn vào cho phong trào ly khai của Tân Cương ở Trung Quốc. Tại biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông), Trung Quốc có loạt vấn đề tranh chấp vùng biển và hải đảo với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác. Giờ đây, đang hình thành thêm lò lửa căng thẳng mới trên biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar.
http://vietnamese.ruvr.ru/2015_02_28/283135190/
Tìm kiếm Blog này
Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Vì sao Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam trong phát triển?
Gần đây nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao thành quả phát triển của Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam, mặc dù cùng một thể chế chính trị, cùng một mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội.
Trong khoảng 30 năm qua, nhất là từ thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1980-2008 bình quân mỗi năm tăng 10%, sau đó giảm nhưng vẫn giữ mức gần 8%. Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới và từ năm 2010 là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2007 bình quân mỗi năm chỉ phát triển 7% và từ năm 2008 đến nay giảm còn 5,8%. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nới rộng. Vào năm 1984, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam độ 30%, nhưng năm 2013 khoảng cách đó tăng lên tới 3,5 lần. Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam trong mậu dịch với Trung Quốc lớn ở mức dị thường, công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam: giống và khác điểm gì?
Gần đây nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao thành quả phát triển của Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam, mặc dù cùng một thể chế chính trị, cùng một mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội. Năm 1991, Việt Nam đưa ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn Trung Quốc vào năm 1992 cũng phát biểu phương châm cơ bản là xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoặc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cách nói hơi khác nhưng nội dung cơ bản thì giống nhau.
Việc so sánh trình độ phát triển của hai nước không đơn giản vì cần khảo sát nhiều yếu tố cả chất và lượng. Nhưng GDP đầu người là chỉ tiêu tổng hợp nhất có thể tạm dùng để so sánh vì sự khác nhau giữa các nước về chỉ tiêu này cũng phản ảnh trình độ khác nhau về sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, về cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu... Dĩ nhiên nếu chất lượng phát triển (hiệu suất đầu tư, ảnh hưởng môi trường, tình trạng phân phối thu nhập) rất khác nhau thì tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn chưa hẳn đáng được đánh giá cao. Nhưng giữa Trung Quốc và Việt Nam, chất lượng phát triển có thể nói không chênh lệch nhiều.
Có thể có người giải thích sự chênh lệch phát triển là do có khác biệt về điều kiện ban đầu. Chẳng hạn, thứ nhất, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa trước Việt Nam tám năm. Nhưng yếu tố này không mạnh. Ngược lại, lý luận về lợi ích của nước đi sau hoặc lý luận về sự hội tụ (convergence) cho thấy những nước đi sau dễ phát triển với tốc độ cao hơn nước đi trước. Thứ hai, quy mô thị trường có thể giúp công nghiệp Trung Quốc sản xuất có hiệu suất và nhanh chóng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Yếu tố này có tác dụng đối với những ngành công nghiệp khởi đầu bằng thay thế nhập khẩu, sản xuất cho thị trường trong nước. Nhưng đối với công nghiệp hướng vào xuất khẩu (khuynh hướng phát triển chủ đạo tại châu Á từ cuối thập niên 1980), quy mô thị trường trong nước không quan trọng. Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc có điều kiện địa lý giống Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ từ giữa thập niên 1990 nhờ sử dụng hiệu quả tư bản và công nghệ nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng vào thị trường thế giới.
Yếu tố nào giải thích chênh lệch thành quả phát triển?
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác về điều kiện ban đầu nhưng theo tôi những yếu tố sau đây quan trọng hơn, có tính cách quyết định hơn.
Thứ nhất, chủ nghĩa phát triển (developmentalism) hay ý thức hệ?
Chủ nghĩa phát triển nguyên nghĩa là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào thể chế thị trường để động viên các nguồn lực vào mục tiêu đẩy mạnh phát triển và với thành quả đó khẳng định sự chính thống của người đang lãnh đạo đất nước.
Áp dụng khái niệm này vào trường hợp một nước theo thể chế xã hội chủ nghĩa chuyển sang kinh tế thị trường, đó là sự mạnh dạn tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, vai trò của nhà nước chỉ nhằm giải quyết những vấn đề mà kinh tế học gọi là sự thất bại của thị trường (giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn và các nguồn lực khác, đầu tư trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường...). Điểm mấu chốt của chủ nghĩa phát triển ứng dụng cho trường hợp này là không để ý thức hệ kìm hãm khả năng phát triển.
Có thể nói lãnh đạo của Trung Quốc đã dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển. Tuy đề ra chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng trên thực tế hầu như họ gác lại một bên lý tưởng “xã hội chủ nghĩa” mà tập trung phát triển kinh tế bằng các chính sách, biện pháp phổ quát tại các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cụ thể là cho kinh tế tư nhân tự do phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đến đầu tư trực tiếp (FDI). Trong thập niên 1980, phe bảo thủ còn mạnh nhưng phe cải cách đã theo phương châm “Thực tiễn là thước đo chân lý” lấy thành quả cải cách bước đầu thuyết phục được những người bảo thủ và tiếp tục cải cách. Khi thấy khu vực phi quốc doanh phát triển mạnh, và thành hình một giới lãnh đạo doanh nghiệp mới, thay vì kìm hãm họ, Trung Quốc đã đưa ra thuyết Ba đại diện (năm 2002) để tu chỉnh lý tưởng, mục tiêu của Đảng Cộng sản.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không theo chủ nghĩa phát triển mà thường để ý thức hệ chính trị chi phối quá trình cải cách. Tiếc là phía cải cách chưa đủ mạnh và nhanh nên ảnh hưởng của tư tưởng ngại “cải cách” kéo dài nhiều năm, bỏ lỡ nhiều thời cơ phát triển. Chẳng hạn, chính sách đổi mới quyết định năm 1986 chủ trương đa dạng hóa chế độ sở hữu tư liệu sản xuất nhưng đến năm 1990 mới có Luật Doanh nghiệp, trong đó thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ mới thừa nhận, phải đợi đến năm 1999 mới có Luật Doanh nghiệp mới, cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong mọi lĩnh vực mà luật không cấm. Sau đó, do phương châm quốc doanh chủ đạo, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân cho đến hiện nay vẫn gặp khó khăn như ta đã biết.
Thứ hai là vai trò của chính quyền địa phương. Tại Trung Quốc, chính quyền địa phương cũng có tinh thần của “chủ nghĩa phát triển”. Các địa phương cạnh tranh nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt doanh nghiệp hương trấn (township village entreprises, TVEs) phát triển mạnh mẽ ở nông thôn các tỉnh ven biển là nhờ chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về thông tin, về vốn, nhất là về thủ tục hành chính. Hình thái của TVEs là sở hữu tập thể nhưng chính quyền địa phương cho hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Địa phương phát triển là điều kiện để lãnh đạo được đề bạt lên các chức vụ ở trung ương.
Về phía Việt Nam, sau giai đoạn sản xuất nông nghiệp khởi sắc nhờ vào Khoán 10 (1988), chưa thấy có sự chuyển dịch đáng kể ở nông thôn. Không thấy có điển hình phát triển nào được chú ý, ngoài vài tỉnh lân cận TPHCM và Hà Nội. Ngược lại, nhiều hiện tượng cho thấy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam không được phát huy.
Chẳng hạn, vài năm trước tôi thấy trái cây các loại đến từ Thái Lan và Philippines được đóng gói rất đẹp mắt bày bán ở các cửa hàng ở sân bay Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây nhưng không thấy bóng dáng của hàng Việt Nam. Các nước ASEAN đã tận dụng các ưu đãi về thuế trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, trong khi không hiểu chính quyền địa phương ở Việt Nam sao không nỗ lực tổ chức và tạo điều kiện để hàng nông nghiệp xuất khẩu được. Cũng vài năm trước, thăm một công ty có vốn nước ngoài chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp xuất khẩu tại một khu công nghiệp ở Bình Dương, tôi ngạc nhiên biết được họ phải nhập khẩu cà chua dùng làm nguyên liệu ở nhà máy chứ không mua của Việt Nam “vì hàng Việt Nam không bảo đảm phẩm chất và thời hạn giao hàng”.
Yếu tố thể chế quan trọng nhất có lẽ là ở Việt Nam, địa phương phát triển hay không, không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây Đảng Cộng sản Việt Nam có chính sách luân chuyển cán bộ. Nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.
Thứ ba là năng lực triển khai chiến lược phát triển. Sau khi có chiến lược, phương châm phát triển, khả năng bắt tay ngay vào việc triển khai cụ thể được hay không dĩ nhiên ảnh hưởng đến thành quả phát triển. Về mặt này thái độ của Trung Quốc rất ấn tượng. Ngay từ khi quyết định cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã nhận thức sức mạnh của công nghệ, của tri thức và có chiến lược tận dụng nguồn lực của Nhật và Mỹ, hai nước được họ xem là mạnh nhất thế giới lúc đó. Họ cũng chọn Quảng Đông và Phúc Kiến để lập đặc khu kinh tế nhắm vào sức mạnh và tâm lý hoài hương của Hoa kiều mà đa số xuất thân từ hai tỉnh này. Thực tiễn cho thấy chiến lược này rất đúng đắn.
Trong thập niên 1980, trong khi hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện, doanh nghiệp Âu Mỹ và Nhật Bản còn e ngại, sợ rủi ro, chưa đầu tư bao nhiêu thì Hoa kiều đã tích cực đổ vốn và đưa công nghệ vào bốn đặc khu kinh tế. Sang thập niên 1990, làn sóng FDI từ Đài Loan, Nhật Bản và các nước Âu Mỹ bắt đầu tích cực chảy đến Trung Quốc.
Khảo sát chiến lược và quy trình tranh thủ công nghệ Nhật Bản của Trung Quốc ta thấy: sau khi lãnh đạo trực tiếp tiếp thị thành công đối với các công ty đa quốc gia của Nhật, bộ máy chuyển động ngay để cụ thể hóa việc tiếp nhận công nghệ, và nhà máy xây dựng, sản xuất bắt đầu nhanh chóng. Giữa các giai đoạn này là việc cử người sang Nhật học tập, chọn địa điểm và giải tỏa đền bù.
Bằng phương thức này, trong thập niên 1980 Trung Quốc đã tranh thủ Nhật để xây các nhà máy thép hiện đại, các cơ sở hóa dầu, cơ sở sản xuất máy cày, máy chế ngự kỹ thuật số... và các công ty xe hơi của Nhật đã sang đầu tư quy mô lớn. Từ thập niên 1990, Nhật ồ ạt sang đầu tư, hình thành nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Đông, Vô Tích, Đại Liên.
Việt Nam thì sao? Từ thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, chính sách FDI nói chung là nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp có vốn nước ngoài và luôn thay đổi nên đã đánh mất nhiều cơ hội đẩy mạnh công nghiệp hóa (chẳng hạn xem bài "Có tinh thần dân tộc mới phát triển được ngành ô tô" của tác giả trên TBKTSG số ra ngày 4-7-2013).
Từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007) thì ngược lại, cho FDI vào tự do ở mọi ngành, kể cả những ngành doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư, và kể cả những ngành lẽ ra cần dành cho doanh nghiệp bản xứ trong tương lai. Hậu quả của giai đoạn thứ hai là FDI ồ ạt vào đầu tư trong khi doanh nghiệp trong nước, kể cả quốc doanh còn yếu, đã tạo ra nguy cơ phân hóa nền kinh tế theo hai khu vực ít liên kết với nhau là FDI và doanh nghiệp bản xứ (xem thêm FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế của tác giả trên TBKTSG số ra ngày 8-5-2014).
Thứ tư là chất lượng bộ máy nhà nước. Về phí tổn kinh doanh, tình trạng tham những, hiệu suất của bộ máy hành chính, và các chỉ tiêu khác liên quan chất lượng thể chế, Trung Quốc từ trước không trầm trọng bằng Việt Nam và sau đó còn cải thiện nhanh hơn Việt Nam. Hiện nay hầu như tất cả các chỉ tiêu này cho thấy Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam.
Chẳng hạn theo Doing Business 2014, số loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp tại Trung Quốc giảm từ 35 loại năm 2005 xuống còn bảy loại vào năm 2012. Trong thời gian đó, Việt Nam không giảm và vẫn ở mức cao là 32 loại. Trong cùng thời gian, phí để bắt đầu dự án (tính theo phần trăm trên thu nhập đầu người) tại Trung Quốc giảm từ 13,6% xuống 2,1% trong khi tại Việt Nam giảm từ 27,6% xuống 8,7%, vẫn còn cao gấp 4 lần Trung Quốc. Nhiều chỉ tiêu khác cũng cho thấy tình hình tương tự.
Vài lời kết
Như vậy, khoảng cách phát triển ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 30 năm qua có thể được giải thích bằng sự khác nhau trong tư duy về tương lai đất nước (dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển hay không), khác nhau về năng lực biến phương châm thành chiến lược cụ thể và khả năng thực hiện để đạt mục tiêu, và bằng sự khác nhau về chất lượng thể chế liên quan phí tổn hành chính mà doanh nghiệp phải phụ đảm.
Để theo kịp Trung Quốc, tư duy, ý thức của lãnh đạo Việt Nam phải thay đổi nhanh hơn và cố làm sao cho chất lượng thể chế phải bằng hoặc hơn Trung Quốc.
TRẦN VĂN THỌ (THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN)
Trong khoảng 30 năm qua, nhất là từ thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1980-2008 bình quân mỗi năm tăng 10%, sau đó giảm nhưng vẫn giữ mức gần 8%. Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới và từ năm 2010 là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2007 bình quân mỗi năm chỉ phát triển 7% và từ năm 2008 đến nay giảm còn 5,8%. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nới rộng. Vào năm 1984, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam độ 30%, nhưng năm 2013 khoảng cách đó tăng lên tới 3,5 lần. Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam trong mậu dịch với Trung Quốc lớn ở mức dị thường, công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam: giống và khác điểm gì?
Gần đây nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao thành quả phát triển của Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam, mặc dù cùng một thể chế chính trị, cùng một mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội. Năm 1991, Việt Nam đưa ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn Trung Quốc vào năm 1992 cũng phát biểu phương châm cơ bản là xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoặc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cách nói hơi khác nhưng nội dung cơ bản thì giống nhau.
Việc so sánh trình độ phát triển của hai nước không đơn giản vì cần khảo sát nhiều yếu tố cả chất và lượng. Nhưng GDP đầu người là chỉ tiêu tổng hợp nhất có thể tạm dùng để so sánh vì sự khác nhau giữa các nước về chỉ tiêu này cũng phản ảnh trình độ khác nhau về sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, về cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu... Dĩ nhiên nếu chất lượng phát triển (hiệu suất đầu tư, ảnh hưởng môi trường, tình trạng phân phối thu nhập) rất khác nhau thì tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn chưa hẳn đáng được đánh giá cao. Nhưng giữa Trung Quốc và Việt Nam, chất lượng phát triển có thể nói không chênh lệch nhiều.
Có thể có người giải thích sự chênh lệch phát triển là do có khác biệt về điều kiện ban đầu. Chẳng hạn, thứ nhất, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa trước Việt Nam tám năm. Nhưng yếu tố này không mạnh. Ngược lại, lý luận về lợi ích của nước đi sau hoặc lý luận về sự hội tụ (convergence) cho thấy những nước đi sau dễ phát triển với tốc độ cao hơn nước đi trước. Thứ hai, quy mô thị trường có thể giúp công nghiệp Trung Quốc sản xuất có hiệu suất và nhanh chóng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Yếu tố này có tác dụng đối với những ngành công nghiệp khởi đầu bằng thay thế nhập khẩu, sản xuất cho thị trường trong nước. Nhưng đối với công nghiệp hướng vào xuất khẩu (khuynh hướng phát triển chủ đạo tại châu Á từ cuối thập niên 1980), quy mô thị trường trong nước không quan trọng. Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc có điều kiện địa lý giống Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ từ giữa thập niên 1990 nhờ sử dụng hiệu quả tư bản và công nghệ nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng vào thị trường thế giới.
Yếu tố nào giải thích chênh lệch thành quả phát triển?
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác về điều kiện ban đầu nhưng theo tôi những yếu tố sau đây quan trọng hơn, có tính cách quyết định hơn.
Thứ nhất, chủ nghĩa phát triển (developmentalism) hay ý thức hệ?
Chủ nghĩa phát triển nguyên nghĩa là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào thể chế thị trường để động viên các nguồn lực vào mục tiêu đẩy mạnh phát triển và với thành quả đó khẳng định sự chính thống của người đang lãnh đạo đất nước.
Áp dụng khái niệm này vào trường hợp một nước theo thể chế xã hội chủ nghĩa chuyển sang kinh tế thị trường, đó là sự mạnh dạn tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, vai trò của nhà nước chỉ nhằm giải quyết những vấn đề mà kinh tế học gọi là sự thất bại của thị trường (giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn và các nguồn lực khác, đầu tư trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường...). Điểm mấu chốt của chủ nghĩa phát triển ứng dụng cho trường hợp này là không để ý thức hệ kìm hãm khả năng phát triển.
Có thể nói lãnh đạo của Trung Quốc đã dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển. Tuy đề ra chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng trên thực tế hầu như họ gác lại một bên lý tưởng “xã hội chủ nghĩa” mà tập trung phát triển kinh tế bằng các chính sách, biện pháp phổ quát tại các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cụ thể là cho kinh tế tư nhân tự do phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đến đầu tư trực tiếp (FDI). Trong thập niên 1980, phe bảo thủ còn mạnh nhưng phe cải cách đã theo phương châm “Thực tiễn là thước đo chân lý” lấy thành quả cải cách bước đầu thuyết phục được những người bảo thủ và tiếp tục cải cách. Khi thấy khu vực phi quốc doanh phát triển mạnh, và thành hình một giới lãnh đạo doanh nghiệp mới, thay vì kìm hãm họ, Trung Quốc đã đưa ra thuyết Ba đại diện (năm 2002) để tu chỉnh lý tưởng, mục tiêu của Đảng Cộng sản.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không theo chủ nghĩa phát triển mà thường để ý thức hệ chính trị chi phối quá trình cải cách. Tiếc là phía cải cách chưa đủ mạnh và nhanh nên ảnh hưởng của tư tưởng ngại “cải cách” kéo dài nhiều năm, bỏ lỡ nhiều thời cơ phát triển. Chẳng hạn, chính sách đổi mới quyết định năm 1986 chủ trương đa dạng hóa chế độ sở hữu tư liệu sản xuất nhưng đến năm 1990 mới có Luật Doanh nghiệp, trong đó thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ mới thừa nhận, phải đợi đến năm 1999 mới có Luật Doanh nghiệp mới, cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong mọi lĩnh vực mà luật không cấm. Sau đó, do phương châm quốc doanh chủ đạo, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân cho đến hiện nay vẫn gặp khó khăn như ta đã biết.
Thứ hai là vai trò của chính quyền địa phương. Tại Trung Quốc, chính quyền địa phương cũng có tinh thần của “chủ nghĩa phát triển”. Các địa phương cạnh tranh nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt doanh nghiệp hương trấn (township village entreprises, TVEs) phát triển mạnh mẽ ở nông thôn các tỉnh ven biển là nhờ chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về thông tin, về vốn, nhất là về thủ tục hành chính. Hình thái của TVEs là sở hữu tập thể nhưng chính quyền địa phương cho hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Địa phương phát triển là điều kiện để lãnh đạo được đề bạt lên các chức vụ ở trung ương.
Về phía Việt Nam, sau giai đoạn sản xuất nông nghiệp khởi sắc nhờ vào Khoán 10 (1988), chưa thấy có sự chuyển dịch đáng kể ở nông thôn. Không thấy có điển hình phát triển nào được chú ý, ngoài vài tỉnh lân cận TPHCM và Hà Nội. Ngược lại, nhiều hiện tượng cho thấy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam không được phát huy.
Chẳng hạn, vài năm trước tôi thấy trái cây các loại đến từ Thái Lan và Philippines được đóng gói rất đẹp mắt bày bán ở các cửa hàng ở sân bay Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây nhưng không thấy bóng dáng của hàng Việt Nam. Các nước ASEAN đã tận dụng các ưu đãi về thuế trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, trong khi không hiểu chính quyền địa phương ở Việt Nam sao không nỗ lực tổ chức và tạo điều kiện để hàng nông nghiệp xuất khẩu được. Cũng vài năm trước, thăm một công ty có vốn nước ngoài chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp xuất khẩu tại một khu công nghiệp ở Bình Dương, tôi ngạc nhiên biết được họ phải nhập khẩu cà chua dùng làm nguyên liệu ở nhà máy chứ không mua của Việt Nam “vì hàng Việt Nam không bảo đảm phẩm chất và thời hạn giao hàng”.
Yếu tố thể chế quan trọng nhất có lẽ là ở Việt Nam, địa phương phát triển hay không, không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây Đảng Cộng sản Việt Nam có chính sách luân chuyển cán bộ. Nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.
Thứ ba là năng lực triển khai chiến lược phát triển. Sau khi có chiến lược, phương châm phát triển, khả năng bắt tay ngay vào việc triển khai cụ thể được hay không dĩ nhiên ảnh hưởng đến thành quả phát triển. Về mặt này thái độ của Trung Quốc rất ấn tượng. Ngay từ khi quyết định cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã nhận thức sức mạnh của công nghệ, của tri thức và có chiến lược tận dụng nguồn lực của Nhật và Mỹ, hai nước được họ xem là mạnh nhất thế giới lúc đó. Họ cũng chọn Quảng Đông và Phúc Kiến để lập đặc khu kinh tế nhắm vào sức mạnh và tâm lý hoài hương của Hoa kiều mà đa số xuất thân từ hai tỉnh này. Thực tiễn cho thấy chiến lược này rất đúng đắn.
Trong thập niên 1980, trong khi hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện, doanh nghiệp Âu Mỹ và Nhật Bản còn e ngại, sợ rủi ro, chưa đầu tư bao nhiêu thì Hoa kiều đã tích cực đổ vốn và đưa công nghệ vào bốn đặc khu kinh tế. Sang thập niên 1990, làn sóng FDI từ Đài Loan, Nhật Bản và các nước Âu Mỹ bắt đầu tích cực chảy đến Trung Quốc.
Khảo sát chiến lược và quy trình tranh thủ công nghệ Nhật Bản của Trung Quốc ta thấy: sau khi lãnh đạo trực tiếp tiếp thị thành công đối với các công ty đa quốc gia của Nhật, bộ máy chuyển động ngay để cụ thể hóa việc tiếp nhận công nghệ, và nhà máy xây dựng, sản xuất bắt đầu nhanh chóng. Giữa các giai đoạn này là việc cử người sang Nhật học tập, chọn địa điểm và giải tỏa đền bù.
Bằng phương thức này, trong thập niên 1980 Trung Quốc đã tranh thủ Nhật để xây các nhà máy thép hiện đại, các cơ sở hóa dầu, cơ sở sản xuất máy cày, máy chế ngự kỹ thuật số... và các công ty xe hơi của Nhật đã sang đầu tư quy mô lớn. Từ thập niên 1990, Nhật ồ ạt sang đầu tư, hình thành nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Đông, Vô Tích, Đại Liên.
Việt Nam thì sao? Từ thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, chính sách FDI nói chung là nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp có vốn nước ngoài và luôn thay đổi nên đã đánh mất nhiều cơ hội đẩy mạnh công nghiệp hóa (chẳng hạn xem bài "Có tinh thần dân tộc mới phát triển được ngành ô tô" của tác giả trên TBKTSG số ra ngày 4-7-2013).
Từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007) thì ngược lại, cho FDI vào tự do ở mọi ngành, kể cả những ngành doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư, và kể cả những ngành lẽ ra cần dành cho doanh nghiệp bản xứ trong tương lai. Hậu quả của giai đoạn thứ hai là FDI ồ ạt vào đầu tư trong khi doanh nghiệp trong nước, kể cả quốc doanh còn yếu, đã tạo ra nguy cơ phân hóa nền kinh tế theo hai khu vực ít liên kết với nhau là FDI và doanh nghiệp bản xứ (xem thêm FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế của tác giả trên TBKTSG số ra ngày 8-5-2014).
Thứ tư là chất lượng bộ máy nhà nước. Về phí tổn kinh doanh, tình trạng tham những, hiệu suất của bộ máy hành chính, và các chỉ tiêu khác liên quan chất lượng thể chế, Trung Quốc từ trước không trầm trọng bằng Việt Nam và sau đó còn cải thiện nhanh hơn Việt Nam. Hiện nay hầu như tất cả các chỉ tiêu này cho thấy Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam.
Chẳng hạn theo Doing Business 2014, số loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp tại Trung Quốc giảm từ 35 loại năm 2005 xuống còn bảy loại vào năm 2012. Trong thời gian đó, Việt Nam không giảm và vẫn ở mức cao là 32 loại. Trong cùng thời gian, phí để bắt đầu dự án (tính theo phần trăm trên thu nhập đầu người) tại Trung Quốc giảm từ 13,6% xuống 2,1% trong khi tại Việt Nam giảm từ 27,6% xuống 8,7%, vẫn còn cao gấp 4 lần Trung Quốc. Nhiều chỉ tiêu khác cũng cho thấy tình hình tương tự.
Vài lời kết
Như vậy, khoảng cách phát triển ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 30 năm qua có thể được giải thích bằng sự khác nhau trong tư duy về tương lai đất nước (dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển hay không), khác nhau về năng lực biến phương châm thành chiến lược cụ thể và khả năng thực hiện để đạt mục tiêu, và bằng sự khác nhau về chất lượng thể chế liên quan phí tổn hành chính mà doanh nghiệp phải phụ đảm.
Để theo kịp Trung Quốc, tư duy, ý thức của lãnh đạo Việt Nam phải thay đổi nhanh hơn và cố làm sao cho chất lượng thể chế phải bằng hoặc hơn Trung Quốc.
TRẦN VĂN THỌ (THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN)
Hoa Kỳ triển khai máy bay trinh sát tối tân tới biển Đông
Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay trinh sát tối tân nhất của nước này, P-8A Poseidon, từ các căn cứ ở Philippines tới tuần tra biển Đông.
Một quan chức hải quân của Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận hoạt động của các chuyến bay này hôm 26/2.
Mỹ, một đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ các thông tin “theo thời gian thực” về những diễn biến ở nơi được coi là vùng biển của Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại biển Đông.
Trong một tuyên bố, Hải quân Mỹ cho biết đã chứng minh và giải thích khả năng tuần tra cả ven biển lẫn ngoài khơi của máy bay P-8A cho các lực lượng Philippines.
Đại úy hải quân Mỹ Matthew Pool nói rằng đó là “cơ hội tuyệt vời khi hợp tác với các lực lượng vũ trang Philippines”, và “việc chia sẻ khả năng của máy bay với các đồng minh của Mỹ sẽ chỉ củng cố thêm mối bang giao giữa hai nước”.
Chưa rõ là Việt Nam có yêu cầu Mỹ cung cấp các thông tin ghi nhận được từ các hoạt động trinh sát này hay không.
Ngưng khiêu khích
Hoa Kỳ bấy lâu nay tuyên bố không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và kêu gọi các biên liên quan đàm phán đề một bộ quy tắc ứng xử chính thức tại biển Đông.
Washington cũng kêu gọi ngưng bất kỳ hành động có tính khiêu khích nào ở biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh bác bỏ.
Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ khuyến khích các quốc gia tranh chấp khác như Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn bằng chính sách “xoay trục” về châu Á.
Theo hải quân Mỹ, chiếc P-8A đã được triển khai tới Philippines trong ba tuần cho tới ngày 21/2.
Chiếc máy bay này đã thực hiện hơn 180 chuyến bay trinh sát trên biển Đông.
Một phát ngôn viên của quân đội Philippines cho biết Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát bằng máy bay P-3C Orions từ các căn cứ ở Philippines từ năm 2012.
Nhưng hai bên đã thay thế máy bay vừa kể bằng P-8A nhưng không công bố chính thưc.
Theo Reuters, AFP, VOA
Một quan chức hải quân của Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận hoạt động của các chuyến bay này hôm 26/2.
Mỹ, một đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ các thông tin “theo thời gian thực” về những diễn biến ở nơi được coi là vùng biển của Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại biển Đông.
Trong một tuyên bố, Hải quân Mỹ cho biết đã chứng minh và giải thích khả năng tuần tra cả ven biển lẫn ngoài khơi của máy bay P-8A cho các lực lượng Philippines.
Đại úy hải quân Mỹ Matthew Pool nói rằng đó là “cơ hội tuyệt vời khi hợp tác với các lực lượng vũ trang Philippines”, và “việc chia sẻ khả năng của máy bay với các đồng minh của Mỹ sẽ chỉ củng cố thêm mối bang giao giữa hai nước”.
Chưa rõ là Việt Nam có yêu cầu Mỹ cung cấp các thông tin ghi nhận được từ các hoạt động trinh sát này hay không.
Ngưng khiêu khích
Hoa Kỳ bấy lâu nay tuyên bố không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và kêu gọi các biên liên quan đàm phán đề một bộ quy tắc ứng xử chính thức tại biển Đông.
Washington cũng kêu gọi ngưng bất kỳ hành động có tính khiêu khích nào ở biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh bác bỏ.
Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ khuyến khích các quốc gia tranh chấp khác như Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn bằng chính sách “xoay trục” về châu Á.
Theo hải quân Mỹ, chiếc P-8A đã được triển khai tới Philippines trong ba tuần cho tới ngày 21/2.
Chiếc máy bay này đã thực hiện hơn 180 chuyến bay trinh sát trên biển Đông.
Một phát ngôn viên của quân đội Philippines cho biết Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát bằng máy bay P-3C Orions từ các căn cứ ở Philippines từ năm 2012.
Nhưng hai bên đã thay thế máy bay vừa kể bằng P-8A nhưng không công bố chính thưc.
Theo Reuters, AFP, VOA
Các nước láng giềng của TQ tăng cường sức mạnh quân sự
Các nước láng giềng của Trung Quốc đang xúc tiến việc hiện đại hóa quân đội của mình với máy bay chiến đấu, tàu ngầm và những khí tài quân sự khác trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực.
Tàu ngầm INS Arihant của Hải quân Ấn Độ tại nhà kho của hải quân ở thành phố Visakhapatnam ở miền nam.
Các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam gần đây đều đã chi tiền để mua những mua thêm các loại vũ khí, một dấu hiệu cho thấy nhiều các nước này thấy có rất ít lý do để điều chỉnh những tính toán lâu dài của họ chuẩn bị cho sự va chạm tiềm năng với Trung Quốc.
Việt Nam gần đây vừa nhận được chiếc tàu ngầm thứ ba trong sáu tàu ngầm lớp Kilo mới của Nga, trị giá tổng cộng khoảng 2 tỉ đôla - một bước ngoặt cho một nước chưa từng sở hữu tàu ngầm. Việt Nam cũng đặt mua sáu tàu hộ tống của Nga và đang gia tăng kích cỡ hạm đội chiến đấu cơ phản lực Sukhoi lên 36 chiếc.
Việt Nam cũng sắp sửa nhận được máy bay trinh sát của Mỹ và những hệ thống khác trong bối cảnh Washington và Hà Nội cải thiện quan hệ ngoại giao.
Dù vậy, một quân đội Việt Nam mạnh hơn khó có khả năng ngăn chặn những hành động trong tương lai của Bắc Kinh, theo nhận định của nhiều chuyên gia.
Những nước được trang bị tốt hơn, như Ấn Độ và Nhật Bản, muốn Trung Quốc tôn trọng họ như những nước ngang bằng về mặt quân sự.
Ấn Độ đang xây dựng một quân đoàn mới ở vùng núi để triển khai dọc biên giới dãy Himalaya, và cũng đang thử nghiệm phi đạn đạn đạo với tầm bắn hơn 3.000 km có thể tấn công bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Còn Nhật Bản thì đang thiết lập đơn vị hoạt động thủy bộ đầu tiên của mình để bảo vệ những đảo ở biển Hoa Đông đang tranh chấp với Trung Quốc,và đã bổ sung thêm 42 chiến đấu cơ tàng hình.
Tuy vậy Trung Quốc tiếp tục vượt mặt các nước láng giềng trong việc chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm trong hai thập kỷ qua, và Trung Quốc luôn khẳng định hoạt động hiện đại hóa quân sự của mình là bình thường.
Nguồn: Deutsche Welle/WSJ
Tàu ngầm INS Arihant của Hải quân Ấn Độ tại nhà kho của hải quân ở thành phố Visakhapatnam ở miền nam.
Các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam gần đây đều đã chi tiền để mua những mua thêm các loại vũ khí, một dấu hiệu cho thấy nhiều các nước này thấy có rất ít lý do để điều chỉnh những tính toán lâu dài của họ chuẩn bị cho sự va chạm tiềm năng với Trung Quốc.
Việt Nam gần đây vừa nhận được chiếc tàu ngầm thứ ba trong sáu tàu ngầm lớp Kilo mới của Nga, trị giá tổng cộng khoảng 2 tỉ đôla - một bước ngoặt cho một nước chưa từng sở hữu tàu ngầm. Việt Nam cũng đặt mua sáu tàu hộ tống của Nga và đang gia tăng kích cỡ hạm đội chiến đấu cơ phản lực Sukhoi lên 36 chiếc.
Việt Nam cũng sắp sửa nhận được máy bay trinh sát của Mỹ và những hệ thống khác trong bối cảnh Washington và Hà Nội cải thiện quan hệ ngoại giao.
Dù vậy, một quân đội Việt Nam mạnh hơn khó có khả năng ngăn chặn những hành động trong tương lai của Bắc Kinh, theo nhận định của nhiều chuyên gia.
Những nước được trang bị tốt hơn, như Ấn Độ và Nhật Bản, muốn Trung Quốc tôn trọng họ như những nước ngang bằng về mặt quân sự.
Ấn Độ đang xây dựng một quân đoàn mới ở vùng núi để triển khai dọc biên giới dãy Himalaya, và cũng đang thử nghiệm phi đạn đạn đạo với tầm bắn hơn 3.000 km có thể tấn công bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Còn Nhật Bản thì đang thiết lập đơn vị hoạt động thủy bộ đầu tiên của mình để bảo vệ những đảo ở biển Hoa Đông đang tranh chấp với Trung Quốc,và đã bổ sung thêm 42 chiến đấu cơ tàng hình.
Tuy vậy Trung Quốc tiếp tục vượt mặt các nước láng giềng trong việc chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm trong hai thập kỷ qua, và Trung Quốc luôn khẳng định hoạt động hiện đại hóa quân sự của mình là bình thường.
Nguồn: Deutsche Welle/WSJ
Nga chuẩn bị ra mắt lực lượng tên lửa liên lục địa RS-24
Nga sẽ lần đầu tiên “trình làng” hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars trong lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm nay. Lễ diễu binh sẽ được tổ chức vào ngày 9/5/2015 tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow.
“Ngày 25/2, 3 hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars đã rời khỏi căn cứ thường trực của mình ở thị trấn Teykovo ở Ivanovo và đang trên đường tới ngôi làng Alabino ở thủ đô Moscow để chuẩn bị tham gia cuộc diễu binh. Hệ thống tên lửa Yars di động sẽ di chuyến một quãng đường dài hơn 400 km”, người phát ngôn của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga – ông Igor Yegorov cho biết.
RS-24 Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M.
RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29) được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế ra tên lửa Topol-M. Tên lửa thế hệ thứ 5 RS-24 là một phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Topol-M.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn mục tiêu độc lập, được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa ở tầm phóng lên tới 12.000 km.
Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Tên lửa RS-24 Yars có chiều dài 23 mét, đường kính 2 mét, tầm bắn tối đa là 11.000 km. Phần đầu đạn tên lửa gồm bốn khối chiến đấu độc lập. Công suất đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton.
RS-24 Yars là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có tốc độ hành trình Mach 13+. Tên lửa RS-24 Yars góp phần đáng kể để lực lượng tên lửa chiến lược Nga bảo đảm chắc chắn an ninh quốc gia trong mọi diễn biến của tình hình quốc tế.
Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007. Hệ thống RS-24 Yars được đánh giá là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới.
“Ngày 25/2, 3 hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars đã rời khỏi căn cứ thường trực của mình ở thị trấn Teykovo ở Ivanovo và đang trên đường tới ngôi làng Alabino ở thủ đô Moscow để chuẩn bị tham gia cuộc diễu binh. Hệ thống tên lửa Yars di động sẽ di chuyến một quãng đường dài hơn 400 km”, người phát ngôn của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga – ông Igor Yegorov cho biết.
RS-24 Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M.
RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29) được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế ra tên lửa Topol-M. Tên lửa thế hệ thứ 5 RS-24 là một phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Topol-M.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn mục tiêu độc lập, được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa ở tầm phóng lên tới 12.000 km.
Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Tên lửa RS-24 Yars có chiều dài 23 mét, đường kính 2 mét, tầm bắn tối đa là 11.000 km. Phần đầu đạn tên lửa gồm bốn khối chiến đấu độc lập. Công suất đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton.
RS-24 Yars là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có tốc độ hành trình Mach 13+. Tên lửa RS-24 Yars góp phần đáng kể để lực lượng tên lửa chiến lược Nga bảo đảm chắc chắn an ninh quốc gia trong mọi diễn biến của tình hình quốc tế.
Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007. Hệ thống RS-24 Yars được đánh giá là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới.
Việt - Anh thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Tại Đối thoại chiến lược Việt - Anh thường niên tổ chức hôm nay (27/2), hai bên đánh giá cao việc trao đổi ngày càng sâu rộng tại các cuộc đối thoại quốc phòng nhằm thúc đẩy các sáng kiến song phương về hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hàng hải.
Đối thoại chiến lược do Thứ trưởng Ngoại giao Anh phụ trách Châu Á, ông Hugo Swire và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn chủ trì, tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh, quốc phòng và các vấn đề toàn cầu.
Về hội nhập kinh tế, hai bên tái khẳng định cam kết của hai nước sớm kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU, mở ra các cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp hainước.
Phía Anh đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng như những nỗ lực trở thành một nền kinh tế thị trường. Để ghi nhận những thành quả của Việt Nam trong thực hiện cácMục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,Anh sẽ ngừng chương trình viện trợ song phương cho Việt Nam vào tháng 3/2016, nhưng tiếp tục hỗ trợthông qua EU và các cơ chế đa phương như Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc.
Tại Đối thoại, hai bên cũng chia sẻ quan điểm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại khu vực là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh lập trường chung về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trao đổi thêm với báo chí sau Đối thoại, Thứ trưởng Hugo Swire nhận định: "Anh không đưa ra quan điểm về các lập trường chủ quyền trên Biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982) cần được tôn trọng. Chúng tôi rất quan ngại về những diễn biến căng thẳng trên vùng biển này và cho rằng đây là một vấn đề khu vực, nên được giải quyết bởi ASEAN cùng với những biện pháp mang tính đồng thuận".
"Tình hình Biển Đông không ảnh hưởng trực tiếp đến nước Anh, nhưng ảnh hưởng ở khía cạnh rất nhiều tuyến giao thương hàng hải trên thế giới đi qua vùng biển này, mà nước Anh có lợi ích kinh tế trong đó", ông Hugo Swire nói.
Từ đó, hai bên đánh giá cao việc trao đổi ngày càng sâu rộng tại các cuộc đối thoại quốc phòng nhằm thúc đẩy các sáng kiến song phươngvề hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hàng hải.
Các hỗ trợ của Anh để nâng cao năng lực quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm đào tạo tiếng Anh cho quân đội, đưa sĩ quan Việt Nam sang Anh đào tạo, tổ chức các chuyến thăm của tàu hải quân, thúc đẩy mua sắm trang thiết bị quốc phòng, Anh có tùy viên quân sự tại Việt Nam và Việt Nam chuẩn bị có tùy viên quân sự tại Anh.
Phía Anh cũng đánh giá cao việc Việt Nam cử hai sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
Hai bên cũng thảo luận các chủ đề cải cách giáo dục, hợp tác nghiên cứu và sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự, phòng chống tham nhũng, chống buôn bán động vật hoang dã, phòng chống tội phạm có tổ chức, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người...
Chung Hoàng-VietNamNet
Đối thoại chiến lược do Thứ trưởng Ngoại giao Anh phụ trách Châu Á, ông Hugo Swire và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn chủ trì, tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh, quốc phòng và các vấn đề toàn cầu.
Về hội nhập kinh tế, hai bên tái khẳng định cam kết của hai nước sớm kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU, mở ra các cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp hainước.
Phía Anh đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng như những nỗ lực trở thành một nền kinh tế thị trường. Để ghi nhận những thành quả của Việt Nam trong thực hiện cácMục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,Anh sẽ ngừng chương trình viện trợ song phương cho Việt Nam vào tháng 3/2016, nhưng tiếp tục hỗ trợthông qua EU và các cơ chế đa phương như Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc.
Tại Đối thoại, hai bên cũng chia sẻ quan điểm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại khu vực là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh lập trường chung về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trao đổi thêm với báo chí sau Đối thoại, Thứ trưởng Hugo Swire nhận định: "Anh không đưa ra quan điểm về các lập trường chủ quyền trên Biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982) cần được tôn trọng. Chúng tôi rất quan ngại về những diễn biến căng thẳng trên vùng biển này và cho rằng đây là một vấn đề khu vực, nên được giải quyết bởi ASEAN cùng với những biện pháp mang tính đồng thuận".
"Tình hình Biển Đông không ảnh hưởng trực tiếp đến nước Anh, nhưng ảnh hưởng ở khía cạnh rất nhiều tuyến giao thương hàng hải trên thế giới đi qua vùng biển này, mà nước Anh có lợi ích kinh tế trong đó", ông Hugo Swire nói.
Từ đó, hai bên đánh giá cao việc trao đổi ngày càng sâu rộng tại các cuộc đối thoại quốc phòng nhằm thúc đẩy các sáng kiến song phươngvề hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hàng hải.
Các hỗ trợ của Anh để nâng cao năng lực quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm đào tạo tiếng Anh cho quân đội, đưa sĩ quan Việt Nam sang Anh đào tạo, tổ chức các chuyến thăm của tàu hải quân, thúc đẩy mua sắm trang thiết bị quốc phòng, Anh có tùy viên quân sự tại Việt Nam và Việt Nam chuẩn bị có tùy viên quân sự tại Anh.
Phía Anh cũng đánh giá cao việc Việt Nam cử hai sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
Hai bên cũng thảo luận các chủ đề cải cách giáo dục, hợp tác nghiên cứu và sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự, phòng chống tham nhũng, chống buôn bán động vật hoang dã, phòng chống tội phạm có tổ chức, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người...
Chung Hoàng-VietNamNet
Việt Nam viện trợ Campuchia mở xưởng sửa chữa xe tăng
Sáng 27/2, tại tỉnh Battambong, Bộ Tư lệnh Tăng-Thiết giáp thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân, Quân đội Hoàng gia Campuchia, đã khánh thành và đưa vào sử dụng Xưởng sửa chữa xe tăng, xe bọc thép được xây dựng bằng nguồn viện trợ của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Đại tướng Meas Sopheas, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia, nhấn mạnh từ nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả và kịp thời trên tất cả các lĩnh vực, trong đó công tác xây dựng cơ bản luôn được ưu tiên triển khai nhanh chóng và đồng bộ, giúp Quân đội Hoàng gia Campuchia ngày một phát triển đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh của đất nước.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng Xưởng sửa chữa xe tăng, xe bọc thép sẽ giúp Quân đội Hoàng gia Campuchia từng bước giải quyết những khó khăn trong công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị, vũ khí quân sự; góp phần nâng cao khả năng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội Hoàng gia.
Xưởng sửa chữa xe tăng, xe bọc thép của Lục quân Campuchia được xây dựng trên địa bàn tỉnh Battambong với tổng kinh phí hơn 80.000 USD. Đây là một phần trong gói viện trợ xây dựng cơ bản trị giá 2,4 triệu USD mà Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia trong khuôn khổ Nghị định thư hợp tác năm 2014.
Thay mặt Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự lễ khánh thành, Đại tá Nguyễn Anh Dũng, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia, cho biết trong năm 2015 Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ tăng viện trợ xây dựng cơ bản cho Bộ Quốc phòng Campuchia lên 3 triệu USD.
Trong năm 2014, Việt Nam đã dành cho Campuchia trên 21 triệu USD viện trợ quốc phòng./.
Theo VietNamPlus
Phát biểu tại lễ khánh thành, Đại tướng Meas Sopheas, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia, nhấn mạnh từ nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả và kịp thời trên tất cả các lĩnh vực, trong đó công tác xây dựng cơ bản luôn được ưu tiên triển khai nhanh chóng và đồng bộ, giúp Quân đội Hoàng gia Campuchia ngày một phát triển đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh của đất nước.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng Xưởng sửa chữa xe tăng, xe bọc thép sẽ giúp Quân đội Hoàng gia Campuchia từng bước giải quyết những khó khăn trong công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị, vũ khí quân sự; góp phần nâng cao khả năng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội Hoàng gia.
Xưởng sửa chữa xe tăng, xe bọc thép của Lục quân Campuchia được xây dựng trên địa bàn tỉnh Battambong với tổng kinh phí hơn 80.000 USD. Đây là một phần trong gói viện trợ xây dựng cơ bản trị giá 2,4 triệu USD mà Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia trong khuôn khổ Nghị định thư hợp tác năm 2014.
Thay mặt Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự lễ khánh thành, Đại tá Nguyễn Anh Dũng, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia, cho biết trong năm 2015 Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ tăng viện trợ xây dựng cơ bản cho Bộ Quốc phòng Campuchia lên 3 triệu USD.
Trong năm 2014, Việt Nam đã dành cho Campuchia trên 21 triệu USD viện trợ quốc phòng./.
Theo VietNamPlus
Không quân Myanmar nhận máy bay K-8 mới từ Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Myanmar đã ký với HAIC (Công ty công nghiệp hàng không Hồng Đô) hợp đồng mua 60 máy bay K-8. Hợp đồng với Mynamar chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 cung cấp 12 máy bay. Giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ, thiết bị, dụng cụ cho khách hàng. Giai đoạn 3 sẽ chế tạo 48 máy bay trên lãnh thổ Myanmar theo hợp đồng sản xuất theo giấy phép.
Máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công cũng như thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ.
K-8 có thể vũ trang một khẩu pháo 23mm, dưới cánh máy bay có 5 giá treo vũ khí có thể mang tổng tải trọng tối đa 1 tấn, bao gồm các loại rocket không có điều khiển, bom rơi tự do hoặc thùng nhiên liệu phụ. K-8 được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm radar đo độ cao, hệ thống liên lạc radio và hệ thống định vị chiến thuật KTU-709.
Ban đầu, máy bay K-8 được trang bị 2 động cơ phản lực TFE731-2A-2A do Honeywell Aerospace của Mỹ sản xuất, tuy nhiên, Mỹ không cho phép xuất khẩu loại động cơ này qua một nước thứ 3, do đó, nhiều khả năng biến thể xuất khẩu cho Venezuela được trang bị động cơ WS-11 do Trung Quốc sản xuất.
Tuy mới được biên chế hoạt động chưa đầy 3 năm nhưng đã có 3 chiếc K-8 của Không quân Venezuela bị rơi do các sự cố kỹ thuật. Phần lớn các sự cố kỹ thuật dẫn đến rơi máy bay đều do trục trặc của động cơ. Những tai nạn trên cho thấy chất lượng động cơ WS-11 do Trung Quốc sản xuất thực sự có vấn đề.
Tuy nhiên, chi phí thấp cùng dịch vụ hậu mãi khá chu đáo nên mặc dù chất lượng không cao nhưng K-8 vẫn nhận được sự quan tâm của các lực lượng không quân không có nhiều kinh phí để mua các máy bay huấn luyện hiện đại của Nga hay phương Tây.
Theo Adian Defense News, An Ninh Thủ Đô, Soha News
Máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công cũng như thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ.
K-8 có thể vũ trang một khẩu pháo 23mm, dưới cánh máy bay có 5 giá treo vũ khí có thể mang tổng tải trọng tối đa 1 tấn, bao gồm các loại rocket không có điều khiển, bom rơi tự do hoặc thùng nhiên liệu phụ. K-8 được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm radar đo độ cao, hệ thống liên lạc radio và hệ thống định vị chiến thuật KTU-709.
Ban đầu, máy bay K-8 được trang bị 2 động cơ phản lực TFE731-2A-2A do Honeywell Aerospace của Mỹ sản xuất, tuy nhiên, Mỹ không cho phép xuất khẩu loại động cơ này qua một nước thứ 3, do đó, nhiều khả năng biến thể xuất khẩu cho Venezuela được trang bị động cơ WS-11 do Trung Quốc sản xuất.
Tuy mới được biên chế hoạt động chưa đầy 3 năm nhưng đã có 3 chiếc K-8 của Không quân Venezuela bị rơi do các sự cố kỹ thuật. Phần lớn các sự cố kỹ thuật dẫn đến rơi máy bay đều do trục trặc của động cơ. Những tai nạn trên cho thấy chất lượng động cơ WS-11 do Trung Quốc sản xuất thực sự có vấn đề.
Tuy nhiên, chi phí thấp cùng dịch vụ hậu mãi khá chu đáo nên mặc dù chất lượng không cao nhưng K-8 vẫn nhận được sự quan tâm của các lực lượng không quân không có nhiều kinh phí để mua các máy bay huấn luyện hiện đại của Nga hay phương Tây.
Theo Adian Defense News, An Ninh Thủ Đô, Soha News
Tạo tệp tin m3u playlist
Mở cmd lên: Start->Run. Gõ vào chữ notepad rồi nhấn Enter. Chương trình notepad sẽ chạy.
Gõ vào nội dung như sau:
@echo off
dir /o:n /b *.mp3 > Playlist.m3u
Sau đó lưu lại file này với tên có định dạng là tenfile.bat ( ví dụ MakeM3U.bat), nhớ đặt file này vào thư mục chứa list file mp3.
Sau đó chỉ cần click đúp chuột vào file bat trên và ta sẽ có file Playlist.m3u.
Enjoy!
hoaihuong8x.wordpress.com
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
Vũ khí khủng của Nga
Clip giới thiệu vũ khí Nga tại Triển lãm quốc phòng IDEX 2015 diễn ra tại Abu Dhabi tổ chức từ ngày 22 tháng 2 đến 26-2-2015 , UAE đã thu hút hơn 59 quốc gia trên thế giới tham dự.
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
Chiến đấu cơ T-50 tham gia tập trận ở Hàn Quốc
T-50 Golden Eagle hay đầy đủ là KAI TA-50 là một máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ siêu âm được Hàn Quốc-Hoa Kỳ hợp tác thiết kế chế tạo vào đầu thế kỷ 21. Nó được phát triển bởi Korean Aerospace Industries cùng với sự hợp tác của Lockheed Martin. Chương trình này bao gồm A-50, hay T-50 LIFT, một phiên bản tấn công hạng nhẹ.
Đài Loan khoe tiêm kích tự sản xuất nhân dịp năm mới
Nhân dịp năm mới (âm lịch) báo chí Đài Loan đăng ảnh chiến đấu cơ được nâng cấp hoàn toàn do nước này tự sản xuất theo sau chính sách hiện đại hóa quân sự vì quan hệ với Trung Quốc ngày càng lạnh đi.
Máy bay AIDC F-CK-1 Ching-kuo là một máy bay tiêm kích hạng nhẹ của Không quân Trung Hoa Dân Quốc, nó mang tên của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc là Tưởng Kinh Quốc. Nó bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1994, đã có 131 chiếc máy bay được sản xuất tính đến năm 1999.
Mặc dù tên gọi và thông thường được biết đến là Indigenous Defence Fighter (IDF - Máy bay tiêm kích Phòng thủ Nội địa), dự án là một nỗ lực chung giữa các công ty quốc phòng của Đài Loan và Hoa Kỳ, công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện bởi Aerospace Industrial Development Corporation (AIDC) (có cơ sở tại Đài Trung, Đài Loan). Chương trình IDF được bắt đầu khi việc thu mua những máy bay F-20 Tigershark của Hoa Kỳ gặp những vấn đề về chính trị.
IDF được thiết kế để đối phó với các loại máy bay tiêm kích của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc như J-8, J-7, và loại đời mới như J-12, với dự định IDF có hiệu suất ngang với F-16 và Mirage 2000. Nhóm phát triển lực đẩy đã gặp phải những khó khăn lớn trong việc cố gắng phát triển hay tiếp nhận những động cơ phản lực tiên tiến thích hợp.
Có những nghiên cứu về việc sử dụng động cơ yếu vì những lý do chính trị hơn là kỹ thuật, tức là Hoa Kỳ không muốn thấy Đài Loan khiêu khích Trung Quốc và như vậy dẫn đến IDF có một "tầm bay không lớn hơn so với F-5E" và "khả năng cường kích không lớn hơn so với F-16". Bất chấp nhiều lý do, nhiều người cho rằng F-CK-1 sẽ có động cơ yếu, có nghĩa là hiệu suất của nó không cùng mức như các máy bay tiêm kích khác của ROCAF (như Block 20 F-16).
--> Xem thêm
Máy bay AIDC F-CK-1 Ching-kuo là một máy bay tiêm kích hạng nhẹ của Không quân Trung Hoa Dân Quốc, nó mang tên của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc là Tưởng Kinh Quốc. Nó bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1994, đã có 131 chiếc máy bay được sản xuất tính đến năm 1999.
Mặc dù tên gọi và thông thường được biết đến là Indigenous Defence Fighter (IDF - Máy bay tiêm kích Phòng thủ Nội địa), dự án là một nỗ lực chung giữa các công ty quốc phòng của Đài Loan và Hoa Kỳ, công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện bởi Aerospace Industrial Development Corporation (AIDC) (có cơ sở tại Đài Trung, Đài Loan). Chương trình IDF được bắt đầu khi việc thu mua những máy bay F-20 Tigershark của Hoa Kỳ gặp những vấn đề về chính trị.
IDF được thiết kế để đối phó với các loại máy bay tiêm kích của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc như J-8, J-7, và loại đời mới như J-12, với dự định IDF có hiệu suất ngang với F-16 và Mirage 2000. Nhóm phát triển lực đẩy đã gặp phải những khó khăn lớn trong việc cố gắng phát triển hay tiếp nhận những động cơ phản lực tiên tiến thích hợp.
Có những nghiên cứu về việc sử dụng động cơ yếu vì những lý do chính trị hơn là kỹ thuật, tức là Hoa Kỳ không muốn thấy Đài Loan khiêu khích Trung Quốc và như vậy dẫn đến IDF có một "tầm bay không lớn hơn so với F-5E" và "khả năng cường kích không lớn hơn so với F-16". Bất chấp nhiều lý do, nhiều người cho rằng F-CK-1 sẽ có động cơ yếu, có nghĩa là hiệu suất của nó không cùng mức như các máy bay tiêm kích khác của ROCAF (như Block 20 F-16).
--> Xem thêm
Trung Quốc đồi đắp đảo lớn gấp 200 lần so với ban đầu
Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef ), mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu.
Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly.
Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn mét vuông, trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 mét vuông.
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/01 cũng cho thấy khu mới bồi đắp trên Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử ). Khu đất này đủ rộng để xây trên đó một sân bay nhỏ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang bồi đắp 2 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef ) và Đá Ga Ven ( Gaven Reef ). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây.
Trong tháng 2/2015, Philippines cũng vừa tố cáo Trung Quốc đang bồi đắp Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ). Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là đảo được Trung Quốc cải tạo nằm gần Philippines nhất. Bất chấp phản đối của Manila, Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo đang tranh chấp này.
RFI
Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly.
Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn mét vuông, trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 mét vuông.
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/01 cũng cho thấy khu mới bồi đắp trên Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử ). Khu đất này đủ rộng để xây trên đó một sân bay nhỏ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang bồi đắp 2 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef ) và Đá Ga Ven ( Gaven Reef ). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây.
Trong tháng 2/2015, Philippines cũng vừa tố cáo Trung Quốc đang bồi đắp Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ). Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là đảo được Trung Quốc cải tạo nằm gần Philippines nhất. Bất chấp phản đối của Manila, Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo đang tranh chấp này.
RFI
Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015
Hải quân nêu cao tinh thần "dám đánh, quyết đánh, biết đánh thắng"
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Nhân dịp Xuân mới Ất Mùi 2015, phóng viên báo Tin Tức đã phỏng vấn Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân (ảnh) về vai trò của Bộ đội Hải quân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.
Trong diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình Biển Đông hiện nay, nhân dân cả nước luôn tin tưởng các lực lượng vũ trang mà nòng cốt là bộ đội Hải quân luôn chủ động trong mọi tình huống bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vậy để đáp lại niềm tin đó, xin đồng chí cho biết quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thời gian tới như thế nào?
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Hải quân, “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng; Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển; Bờ biển của ta dài và tươi đẹp; Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Trải qua gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Hải quân luôn phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; xây đắp nên truyền thống vẻ vang của Quân chủng “Chiến đấu anh dũng; mưu trí sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến quyết thắng”.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ Hải quân, nhất là lực lượng làm nhiệm vụ trên các tuyến đảo, nhà giàn, tàu trực luôn tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, an tâm, vững vàng bám tàu, bám biển, bám đơn vị và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt phát huy cao độ truyền thống anh hùng và tinh thần chiến thắng trận đầu của Quân chủng trong tình hình mới đó là “dám đánh, quyết đánh, biết đánh thắng” kẻ thù xâm lược.
Trong tình hình mới hiện nay, Bộ đội Hải quân không ngừng nâng cao trình độ chính quy, chất lượng chính trị, sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu. 100% cán bộ, chiến sỹ trong toàn Quân chủng không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập, làm chủ vũ khí trang bị mới, hiện đại; quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, tham gia phòng, chống bão lụt và tìm kiếm, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy tiềm năng thế mạnh kinh tế biển và tăng cường xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc. Vậy trong công tác xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc được bộ đội Hải quân triển khai như thế nào?
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, những năm qua Quân chủng Hải quân đã tích cực chủ động trong giúp đỡ ngư dân, đã thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho ngư dân làm ăn kinh tế trên biển, nổi bật là: Đã thường xuyên duy trì hoạt động trên các vùng biển, đảo, nắm chắc tình hình, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển; tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân an tâm làm ăn, phát triển kinh tế gắn với giữ vững an ninh, trật tự trên biển; đồng thời, phối hợp với các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật trên biển, ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, cướp biển, bảo vệ nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái biển; đã tập trung mọi nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng lực lượng, phương tiện vượt qua sóng to, gió lớn thực hiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển, nhất là ở những vùng biển xa (Hiện tại, Quân chủng Hải quân đã tổ chức 13 điểm bắn pháo hiệu báo bão trên các vùng biển, xây dựng 6 trạm tìm kiếm, cứu nạn trên 6 đảo); tổ chức các dịch vụ hậu cần nghề cá tại âu tàu của đảo Song Tử Tây: Cung ứng nhiên liệu theo giá quy định của Nhà nước trong đất liền; cung ứng lương thực, thực phẩm, dịch vụ chuyển sản phẩm vào bờ để tiêu thụ theo giá thỏa thuận; cung cấp nước ngọt và chăm sóc y tế miễn phí; sửa chữa tàu miễn phí tiền công, chỉ tính tiền vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa theo giá gốc tại bờ; hướng dẫn đưa tàu ngư dân vào âu tàu thực hiện dịch vụ neo đậu tránh bão miễn phí; cấp cứu, cứu nạn trên biển và sử dụng dịch vụ điện thoại mạng Viettel.
Việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã triển khai nhiệm vụ này như thế nào?
Những năm gần đây, do sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang có tác động thay đổi các hình thái thời tiết, các cơn bão nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông ngày càng nhiều và không theo quy luật, sức gió trong bão cũng mạnh hơn đã gây ra thiệt hại lớn cho các phương tiện hoạt động trên biển cũng như con người và cơ sở vật chất ở nhiều địa phương ven biển.
Xuất phát từ nhận định, đặc điểm tình hình trên, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đặc biệt quan tâm và quán triệt sâu sắc cho các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, trọng tâm là các vùng biển xa và các địa phương có nhiều khả năng bị tác động ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, với tư tưởng chỉ đạo “Tích cực, chủ động, ứng cứu nhanh, đạt hiệu quả cao”.
Đồng thời, Quân chủng xây dựng kế hoạch phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn theo hướng tập trung tổ chức lực lượng sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn trên biển, nhất là các vùng biển xa, vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thềm lục địa phía Nam và trên các địa bàn đóng quân có nguy cơ bị thiệt hại do thiên tai; đặc biệt là phải giáo dục làm cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn Quân chủng xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu, là mệnh lệnh trái tim, sẵn sàng hy sinh bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tổ chức tốt các điểm bắn pháo hiệu báo bão trên các vùng biển, duy trì chặt chẽ hệ thống trực Đài canh dân sự của Quân chủng 24/24 giờ, trên hai tần số: 12250 KHz và 7420 KHz. Riêng với các đảo: (Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và Nam Yết) trực 24/24 giờ, ở tần số VHF, kênh 16 và kênh 21A, để sẵn sàng ứng cứu giúp ngư dân khi gặp nạn trên biển.
Đặc biệt, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện hướng dẫn trợ giúp ngư dân đưa tàu thuyền vào tránh, trú bão trong các âu tàu, cung ứng nhiên liệu, lương thực, nước; khám điều trị và cấp thuốc miễn phí cho ngư dân...
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt, hoạt động tìm kiếm, cứu nạn của Quân chủng Hải quân trong những năm qua luôn đạt hiệu quả cao (Năm 2013, Quân chủng Hải quân đã điều động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn 130 vụ, trên các vùng biển, trong đó cứu nạn tàu, thuyền 20 vụ, cứu chữa 84 lượt ngư dân bị bệnh và tai nạn trên biển; năm 2014 tham gia tìm kiếm, cứu nạn 70 vụ, trên các vùng biển, trong đó cứu nạn 3 tàu, cứu chữa 63 lượt ngư dân bị bệnh và tai nạn trên biển), góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản của ngư dân, thực sự là chỗ dựa, địa chỉ tin cậy của ngư dân khi vươn khơi bám biển phát triển kinh tế, nhất là trên các vùng biển xa.
Nhân dịp Xuân mới Ất Mùi, thông điệp của Bộ đội Hải quân muốn gửi tới đồng bào cả nước là gì, thưa Chính ủy?
Nhân dịp đón chào năm mới Ất Mùi, thay mặt Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã sát cánh cùng quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Với bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Hải quân luôn giữ vững, phát huy truyền thống anh hùng dân tộc, giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, cán bộ, chiến sỹ Hải quân cũng luôn vững tin, nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
Xin trân trọng cảm ơn Chuẩn Đô đốc!
Theo Viết Tôn/ Baotintuc.vn
Nhân dịp Xuân mới Ất Mùi 2015, phóng viên báo Tin Tức đã phỏng vấn Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân (ảnh) về vai trò của Bộ đội Hải quân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.
Trong diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình Biển Đông hiện nay, nhân dân cả nước luôn tin tưởng các lực lượng vũ trang mà nòng cốt là bộ đội Hải quân luôn chủ động trong mọi tình huống bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vậy để đáp lại niềm tin đó, xin đồng chí cho biết quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thời gian tới như thế nào?
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Hải quân, “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng; Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển; Bờ biển của ta dài và tươi đẹp; Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Trải qua gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Hải quân luôn phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; xây đắp nên truyền thống vẻ vang của Quân chủng “Chiến đấu anh dũng; mưu trí sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến quyết thắng”.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ Hải quân, nhất là lực lượng làm nhiệm vụ trên các tuyến đảo, nhà giàn, tàu trực luôn tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, an tâm, vững vàng bám tàu, bám biển, bám đơn vị và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt phát huy cao độ truyền thống anh hùng và tinh thần chiến thắng trận đầu của Quân chủng trong tình hình mới đó là “dám đánh, quyết đánh, biết đánh thắng” kẻ thù xâm lược.
Trong tình hình mới hiện nay, Bộ đội Hải quân không ngừng nâng cao trình độ chính quy, chất lượng chính trị, sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu. 100% cán bộ, chiến sỹ trong toàn Quân chủng không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập, làm chủ vũ khí trang bị mới, hiện đại; quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, tham gia phòng, chống bão lụt và tìm kiếm, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy tiềm năng thế mạnh kinh tế biển và tăng cường xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc. Vậy trong công tác xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc được bộ đội Hải quân triển khai như thế nào?
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, những năm qua Quân chủng Hải quân đã tích cực chủ động trong giúp đỡ ngư dân, đã thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho ngư dân làm ăn kinh tế trên biển, nổi bật là: Đã thường xuyên duy trì hoạt động trên các vùng biển, đảo, nắm chắc tình hình, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển; tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân an tâm làm ăn, phát triển kinh tế gắn với giữ vững an ninh, trật tự trên biển; đồng thời, phối hợp với các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật trên biển, ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, cướp biển, bảo vệ nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái biển; đã tập trung mọi nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng lực lượng, phương tiện vượt qua sóng to, gió lớn thực hiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển, nhất là ở những vùng biển xa (Hiện tại, Quân chủng Hải quân đã tổ chức 13 điểm bắn pháo hiệu báo bão trên các vùng biển, xây dựng 6 trạm tìm kiếm, cứu nạn trên 6 đảo); tổ chức các dịch vụ hậu cần nghề cá tại âu tàu của đảo Song Tử Tây: Cung ứng nhiên liệu theo giá quy định của Nhà nước trong đất liền; cung ứng lương thực, thực phẩm, dịch vụ chuyển sản phẩm vào bờ để tiêu thụ theo giá thỏa thuận; cung cấp nước ngọt và chăm sóc y tế miễn phí; sửa chữa tàu miễn phí tiền công, chỉ tính tiền vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa theo giá gốc tại bờ; hướng dẫn đưa tàu ngư dân vào âu tàu thực hiện dịch vụ neo đậu tránh bão miễn phí; cấp cứu, cứu nạn trên biển và sử dụng dịch vụ điện thoại mạng Viettel.
Việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã triển khai nhiệm vụ này như thế nào?
Những năm gần đây, do sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang có tác động thay đổi các hình thái thời tiết, các cơn bão nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông ngày càng nhiều và không theo quy luật, sức gió trong bão cũng mạnh hơn đã gây ra thiệt hại lớn cho các phương tiện hoạt động trên biển cũng như con người và cơ sở vật chất ở nhiều địa phương ven biển.
Xuất phát từ nhận định, đặc điểm tình hình trên, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đặc biệt quan tâm và quán triệt sâu sắc cho các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, trọng tâm là các vùng biển xa và các địa phương có nhiều khả năng bị tác động ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, với tư tưởng chỉ đạo “Tích cực, chủ động, ứng cứu nhanh, đạt hiệu quả cao”.
Đồng thời, Quân chủng xây dựng kế hoạch phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn theo hướng tập trung tổ chức lực lượng sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn trên biển, nhất là các vùng biển xa, vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thềm lục địa phía Nam và trên các địa bàn đóng quân có nguy cơ bị thiệt hại do thiên tai; đặc biệt là phải giáo dục làm cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn Quân chủng xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu, là mệnh lệnh trái tim, sẵn sàng hy sinh bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tổ chức tốt các điểm bắn pháo hiệu báo bão trên các vùng biển, duy trì chặt chẽ hệ thống trực Đài canh dân sự của Quân chủng 24/24 giờ, trên hai tần số: 12250 KHz và 7420 KHz. Riêng với các đảo: (Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và Nam Yết) trực 24/24 giờ, ở tần số VHF, kênh 16 và kênh 21A, để sẵn sàng ứng cứu giúp ngư dân khi gặp nạn trên biển.
Đặc biệt, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện hướng dẫn trợ giúp ngư dân đưa tàu thuyền vào tránh, trú bão trong các âu tàu, cung ứng nhiên liệu, lương thực, nước; khám điều trị và cấp thuốc miễn phí cho ngư dân...
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt, hoạt động tìm kiếm, cứu nạn của Quân chủng Hải quân trong những năm qua luôn đạt hiệu quả cao (Năm 2013, Quân chủng Hải quân đã điều động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn 130 vụ, trên các vùng biển, trong đó cứu nạn tàu, thuyền 20 vụ, cứu chữa 84 lượt ngư dân bị bệnh và tai nạn trên biển; năm 2014 tham gia tìm kiếm, cứu nạn 70 vụ, trên các vùng biển, trong đó cứu nạn 3 tàu, cứu chữa 63 lượt ngư dân bị bệnh và tai nạn trên biển), góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản của ngư dân, thực sự là chỗ dựa, địa chỉ tin cậy của ngư dân khi vươn khơi bám biển phát triển kinh tế, nhất là trên các vùng biển xa.
Nhân dịp Xuân mới Ất Mùi, thông điệp của Bộ đội Hải quân muốn gửi tới đồng bào cả nước là gì, thưa Chính ủy?
Nhân dịp đón chào năm mới Ất Mùi, thay mặt Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã sát cánh cùng quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Với bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Hải quân luôn giữ vững, phát huy truyền thống anh hùng dân tộc, giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, cán bộ, chiến sỹ Hải quân cũng luôn vững tin, nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
Xin trân trọng cảm ơn Chuẩn Đô đốc!
Theo Viết Tôn/ Baotintuc.vn
Vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc đang mưu toan tạo ra mạng lưới cứ điểm không quân và hải quân trên Biển Đông.
Trung Quốc đang xây dựng những hòn đảo mới và mở rộng những đảo, đá hiện có tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Với sự hỗ trợ của 5 hòn đảo nhỏ mới do tàu hút tạo nên, tạp chí quân sự Anh uy tín IHS Jane’s Defence Weekly (JDW) cho rằng, Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra một mạng lưới cứ điểm không quân và hải quân tại khu vực tranh chấp.
JDW đi đến kết luận đó trên cơ sở phân tích các bức ảnh chụp các khu vực tranh chấp ở Biển Đông do các vệ tinh của tập đoàn quốc phòng-vũ trụ châu Âu Airbus Defence and Space mà đến đầu năm 2014 còn gọi là EADS thực hiện. “Những thầy phù thủy” Trung Quốc đang tạo ra những hòn đảo từ không khí, mà đúng hơn là từ cát lấy từ đáy biển, đang tỏ ra tích cực nhất ở quần đảo Trường Sa.
“Ở nơi mà trước đây chỉ có những dàn bê tông nhỏ thì nay đã xuất hiện những hòn đảo thực sự với các bãi đỗ trực thăng, đường băng cất-hạ cánh, bến cảng và hạ tầng cần thiết để bố trí các đội quân lớn. Chúng tôi tin rằng, Trung Quốc đã xây dựng và tiến hành ráo riết chương trình thiết lập một chuỗi cứ điểm ở ngay giữa quần đảo Trường Sa”, James Hardy, Tổng biên tập tuần san JDW nói với hãng CNN.
Mặc dù ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông gồm hàng trăm đảo, rạn san hô và đảo san hô không người ở có tổng diện tích 5 km² hiện không xảy ra giao tranh, nhưng nó tiềm tàng là một trong những điểm nóng dữ dội nhất trên trái đất. Trên một nửa các hòn đảo của Trường Sa có binh sĩ Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Trung Quốc trú đóng.
JDW trước đó cũng đã sử dụng các bức ảnh vệ tinh. Chính nhờ các bức ảnh đó, các chuyên gia của tuần san này đã công bố một tin cực kỳ giật gân khi tố cáo hoạt động của tàu hút khổng lồ Tian Jing Hao bị vệ tinh phát hiện vào cuối năm 2013-tháng 4/2014 ở khu vực các rạn san hô Hughes Reef, Johnson, Gaven, Đá Chữ Thập, nơi mà giống như theo cây gây thần biến ảo đã xuất hiện một đường băng cất-hạ cánh dài ít nhất 3 km; và các khu vực khác trong năm 2013-2014.
Tàu hút Tian Jing Hao hoạt động liên tục 24 giờ không nghỉ và hút lên từ đáy biển gần 4.500 m³ cát/h. Năng suất đó cho phép người Trung Quốc thay đổi 5 rạn san hô đến mức không thể nhận ra. Những sự thay đổi hoàn toàn đó có thể dễ dàng thấy qua các bức ảnh chụp rạn Hughes, mà qua các bức ảnh chụp ngày 1/2/2014 trên đó chỉ có một giàn bê tông diện tích 380 m². Trên các bức ảnh chụp ngày 14/8/2014, tại khu vực Hughes đang diễn ra việc hút cát mạnh mẽ từ đáy biển, còn trên các bức ảnh ngày 24/1/2015, tại vị trí giàn bê tông nhỏ đó đã mọc lên một hòn đảo thực sự có diện tích 75.000 m², trên đó đang diễn ra hết tốc lực việc thi công xây dựng các nhà cửa, công trình. Có thể không quá ngại sai lầm khi phỏng đoán rằng, trên các bức ảnh chụp vào mùa xuân hoặc mùa hè, hòn đảo nảy sẽ là một cứ điểm quân sự hoàn chỉnh.
Hạ tầng trên tất cả các hòn đảo được xây dựng theo một thiết kế chuẩn: một tòa nhà chính hình vuông và ở góc là một trạm radar hình tròn hay một tháp phòng không.
Điều thú vị là đang củng cố vị trí tại quần đảo Trường Sa không chỉ có Trung Quốc mà còn cả Đài Loan, Philippines, nhưng khác với Trung Quốc các nước này, xây dựng công trình trên các đảo sẵn có và không xây dựng các đảo mới.
Về mặt luật pháp, việc xây dựng những hòn đảo mới sẽ không giúp Bắc Kinh củng cố yêu sách đối với các hòn đảo tranh chấp vì trong Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc chỉ nói về các yêu sách đối với các lãnh thổ tự nhiên, chứ không phải các lãnh thổ nhân tạo. Tuy nhiên, sự hiện diện của các cứ điểm quân sự tại các khu vực tranh chấp sẽ con bài mạnh một khi nổ ra xung đột quân sự ở quần đảo Trường Sa.
Khả năng xảy ra kịch bản đó ở đây là khá cao. Chỉ cần lưu ý rằng, sự xuất hiện của giàn khoan dầu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 5/2014 đã kích động những cuộc biểu tình dữ dội chống Trung Quốc ở Việt Nam mà sức mạnh và quy mô làm sửng sốt ngay cả Bắc Kinh.
Tranh chấp xung quanh các bãi đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuarteroon) và Gaven cũng liên tục làm căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines.
Mặt khác, đá Gạc Ma từng là nơi nổ ra xung đột vũ trang giữa các tàu chiến của Trung Quốc và các tàu vận tải của Việt Nam vào năm 1988, 64 bộ đội Việt Nam hy sinh.
Manila cũng lớn tiếng phản đối các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh lại hát bài tụng ca muôn thuở là không hề có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa vì lý do đơn giản nó thuộc chủ quyền Trung Quốc.
VietNamDefence
Trung Quốc đang xây dựng những hòn đảo mới và mở rộng những đảo, đá hiện có tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Với sự hỗ trợ của 5 hòn đảo nhỏ mới do tàu hút tạo nên, tạp chí quân sự Anh uy tín IHS Jane’s Defence Weekly (JDW) cho rằng, Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra một mạng lưới cứ điểm không quân và hải quân tại khu vực tranh chấp.
JDW đi đến kết luận đó trên cơ sở phân tích các bức ảnh chụp các khu vực tranh chấp ở Biển Đông do các vệ tinh của tập đoàn quốc phòng-vũ trụ châu Âu Airbus Defence and Space mà đến đầu năm 2014 còn gọi là EADS thực hiện. “Những thầy phù thủy” Trung Quốc đang tạo ra những hòn đảo từ không khí, mà đúng hơn là từ cát lấy từ đáy biển, đang tỏ ra tích cực nhất ở quần đảo Trường Sa.
“Ở nơi mà trước đây chỉ có những dàn bê tông nhỏ thì nay đã xuất hiện những hòn đảo thực sự với các bãi đỗ trực thăng, đường băng cất-hạ cánh, bến cảng và hạ tầng cần thiết để bố trí các đội quân lớn. Chúng tôi tin rằng, Trung Quốc đã xây dựng và tiến hành ráo riết chương trình thiết lập một chuỗi cứ điểm ở ngay giữa quần đảo Trường Sa”, James Hardy, Tổng biên tập tuần san JDW nói với hãng CNN.
Mặc dù ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông gồm hàng trăm đảo, rạn san hô và đảo san hô không người ở có tổng diện tích 5 km² hiện không xảy ra giao tranh, nhưng nó tiềm tàng là một trong những điểm nóng dữ dội nhất trên trái đất. Trên một nửa các hòn đảo của Trường Sa có binh sĩ Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Trung Quốc trú đóng.
JDW trước đó cũng đã sử dụng các bức ảnh vệ tinh. Chính nhờ các bức ảnh đó, các chuyên gia của tuần san này đã công bố một tin cực kỳ giật gân khi tố cáo hoạt động của tàu hút khổng lồ Tian Jing Hao bị vệ tinh phát hiện vào cuối năm 2013-tháng 4/2014 ở khu vực các rạn san hô Hughes Reef, Johnson, Gaven, Đá Chữ Thập, nơi mà giống như theo cây gây thần biến ảo đã xuất hiện một đường băng cất-hạ cánh dài ít nhất 3 km; và các khu vực khác trong năm 2013-2014.
Tàu hút Tian Jing Hao hoạt động liên tục 24 giờ không nghỉ và hút lên từ đáy biển gần 4.500 m³ cát/h. Năng suất đó cho phép người Trung Quốc thay đổi 5 rạn san hô đến mức không thể nhận ra. Những sự thay đổi hoàn toàn đó có thể dễ dàng thấy qua các bức ảnh chụp rạn Hughes, mà qua các bức ảnh chụp ngày 1/2/2014 trên đó chỉ có một giàn bê tông diện tích 380 m². Trên các bức ảnh chụp ngày 14/8/2014, tại khu vực Hughes đang diễn ra việc hút cát mạnh mẽ từ đáy biển, còn trên các bức ảnh ngày 24/1/2015, tại vị trí giàn bê tông nhỏ đó đã mọc lên một hòn đảo thực sự có diện tích 75.000 m², trên đó đang diễn ra hết tốc lực việc thi công xây dựng các nhà cửa, công trình. Có thể không quá ngại sai lầm khi phỏng đoán rằng, trên các bức ảnh chụp vào mùa xuân hoặc mùa hè, hòn đảo nảy sẽ là một cứ điểm quân sự hoàn chỉnh.
Hạ tầng trên tất cả các hòn đảo được xây dựng theo một thiết kế chuẩn: một tòa nhà chính hình vuông và ở góc là một trạm radar hình tròn hay một tháp phòng không.
Điều thú vị là đang củng cố vị trí tại quần đảo Trường Sa không chỉ có Trung Quốc mà còn cả Đài Loan, Philippines, nhưng khác với Trung Quốc các nước này, xây dựng công trình trên các đảo sẵn có và không xây dựng các đảo mới.
Về mặt luật pháp, việc xây dựng những hòn đảo mới sẽ không giúp Bắc Kinh củng cố yêu sách đối với các hòn đảo tranh chấp vì trong Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc chỉ nói về các yêu sách đối với các lãnh thổ tự nhiên, chứ không phải các lãnh thổ nhân tạo. Tuy nhiên, sự hiện diện của các cứ điểm quân sự tại các khu vực tranh chấp sẽ con bài mạnh một khi nổ ra xung đột quân sự ở quần đảo Trường Sa.
Khả năng xảy ra kịch bản đó ở đây là khá cao. Chỉ cần lưu ý rằng, sự xuất hiện của giàn khoan dầu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 5/2014 đã kích động những cuộc biểu tình dữ dội chống Trung Quốc ở Việt Nam mà sức mạnh và quy mô làm sửng sốt ngay cả Bắc Kinh.
Tranh chấp xung quanh các bãi đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuarteroon) và Gaven cũng liên tục làm căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines.
Mặt khác, đá Gạc Ma từng là nơi nổ ra xung đột vũ trang giữa các tàu chiến của Trung Quốc và các tàu vận tải của Việt Nam vào năm 1988, 64 bộ đội Việt Nam hy sinh.
Manila cũng lớn tiếng phản đối các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh lại hát bài tụng ca muôn thuở là không hề có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa vì lý do đơn giản nó thuộc chủ quyền Trung Quốc.
VietNamDefence
Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015
"NATO Châu Á" trong tập trận Cope North 2015
Một loạt chiến đấu cơ của Mỹ và các đồng minh thân thiết Nhật, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Philippines đã gầm rú trên bầu trời Tây Thái Bình Dương xung quanh vùng lãnh thổ Guam của Mỹ trong phần diễn tập chiến đấu trong khuôn khổ cuộc tập trận định kỳ hàng năm nhằm đối phó với Trung Quốc và các mối đe dọa tiềm năng khác.
Cuộc tập trận Cope North được tổ chức nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng không quân Mỹ và đồng minh có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á rất mạnh và vững chắc. Theo kế hoạch, cuộc tập trận Cope North sẽ sớm có thêm sự tham gia của nhiều nước trong khu vực.
Cuộc tập trận Cope North được tổ chức nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng không quân Mỹ và đồng minh có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á rất mạnh và vững chắc. Theo kế hoạch, cuộc tập trận Cope North sẽ sớm có thêm sự tham gia của nhiều nước trong khu vực.
Vũ khí Việt Nam tự sản xuất theo công nghệ hiện đại
Để dần tự chủ nguồn cung vũ khí, Việt Nam đang nghiên cứu đầu tư sản xuất vũ khí quân sự hiện đại, giảm dần mua sắm ở nước ngoài.
Đây là khẳng định của Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Radar chống tàng hình RV-02
Trước tuyên bố của Trung tướng Võ Văn Tuấn, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công radar chống tàng hình RV-02 theo công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.
Hệ thống radar RV-02 ra đời với sự chủ động hoàn toàn về công nghệ thiết kế, chế tạo, gia công ở tất cả các khâu, dựa trên nền tảng sản phẩm RV-01 hợp tác thiết kế cùng với Belarus. Những hạn chế của RV-01 đã được nghiên cứu và khắc phục cùng với những ứng dụng tiên tiến nhất trong công nghệ sản xuất radar. RV-02 đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật.
Hệ thống RV-02 tích hợp trên 2 xe thiết bị được thiết kế riêng để đảm bảo tính cơ động, trong đó chỉ có 2 xe ô tô và một số thiết bị cơ sở được nhập khẩu, còn lại, Viện Kỹ thuật Quân sự PK-KQ phối hợp cùng các đơn vị khác chủ động thiết kế và chế tạo, từ cơ khí đến phần mềm.
RV-02 sở hữu giàn anten có chiều dài 21,6m với 28 chấn tử được thiết kế và gia công với kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo phát hiện mục tiêu ở cự ly cách xa hàng trăm km trên mọi điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau.
Trên giàn cố định các vị trí để lắp đặt cáp quang truyền sóng, đây cũng là một cải tiến quan trọng của RV-02 trong việc truyền tín hiệu vì cáp quang giúp quá trình truyền tín hiệu được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với hệ thống dây cáp cao tần như các đài radar cũ.
Với RV-02, quá trình phát, thu sóng được tối ưu hóa với 28 kênh xử lý số, tương đương với 28 chấn tử anten, cùng 28 khối thu - phát được thiết kế theo tiêu chuẩn. Sự chủ động về công nghệ của RV-02 còn được thể hiện trong các thiết kế tối ưu về thân, bệ, cột.
Chiều cao của giàn anten RV-02 là 11m tính từ mặt đất, độ cao này đảm bảo cho hệ thống có thể bám bắt tốt nhất các mục tiêu trên không trong phạm vi hàng trăm km. Tuy nhiên, với tốc độ quay 6 vòng/phút, hệ thống thân, bệ của radar được thiết kế với những tiêu chí đặc biệt.
Bệ radar có dạng xoay, đồng thời đảm bảo tính chắc chắn để đỡ được toàn bộ giàn anten có trọng lượng xấp xỉ 18 tấn. Xe hiện sóng sắp xếp đơn giản với 3 máy tính, giống như một sở chỉ huy thu nhỏ, trong đó các hệ thống được sắp xếp theo phương án tích hợp để giảm tối thiểu diện tích và tăng tối đa hiệu quả sử dụng.
Cáp quang được sử dụng để thay thế cho các thường của các thế hệ radar cũ. Theo đó, tốc độ truyền tín hiệu của radar đạt khả năng tối ưu, đồng thời hệ thống mạng LAN cũng được thiết kế với hiệu quả xử lý và giao tiếp tốt nhất giữa các bộ phận phối hợp trên RV-02.
RV-02 với sự tham gia của hệ thống thủy lực điều khiển tự động, có thời gian triển khai-thu hồi chỉ khoảng 10-15 phút, thấp hơn nhiều so với thời gian triển khai - thu hồi của các đài radar cũ là từ 45 phút - 1 giờ.
Quá trình vận hành của RV-02 rất đơn giản và hiệu quả. Hệ thống thiết bị hiện đại giúp RV-02 đạt được các tính năng ưu việt như khả năng bám bắt các mục tiêu có diện tích phản xạ nhỏ hoặc sử dụng công nghệ tàng hình.
Sơn tàng hình
Thành công tiếp theo của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại là bước đầu sản xuất, thử nghiệm và tiến tới tự chủ trong công nghệ sản xuất sơn hấp thụ sóng radar.
Theo đó, Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar có ký hiệu PD/RAP-MEH sử dụng để sơn phủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kĩ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (từ 8 đến 12GHz).
Sơn PD/RAP-MEH được chế tạo từ loại vật liệu tổn hao tổ hợp điện từ tổng hợp trên cơ sở composit của polypyrol và bari ferit. Sơn có màu đen. Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sơn PD/RAP-MEH gồm: Độ nhớt quy ước: 65; thời gian khô bề mặt: 2 giờ, thời gian khô cấp 1: 8 giờ; hàm lượng chất rắn 73,2%; độ cứng: 0,23; độ bền uốn: 2mm.
Khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ. Nguyên liệu để sản xuất sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có thể chủ động trong nước, trong khi công nghệ chế tạo không quá phức tạp.
Qua thực tế cho thấy, sơn có thể ứng dụng tốt trong một số lĩnh vực với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập ngoại, nên việc sản xuất thành công có ý nghĩa rất quan trọng, cần tiếp tục mở rộng. Được biết, làm chủ được công nghệ sơn tàng hình trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và Nga (thông tin được truyền thông Đài Loan đăng tải khi nói về việc Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình nội địa).
Sơn hấp thụ sóng radar là loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của radar đối phương. Quân đội nhiều nước rất chú trọng nghiên cứu sản xuất các loại sơn hấp thụ sóng radar mới thông qua thay đổi hệ chất kết dính; các chất độn dẫn điện, từ cũng như các tham số cấu trúc của màng...
Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho VKTBKT.
Nhiên liệu tên lửa
Ứng dụng công nghệ hiện đại được coi là thành công nhất của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam là việc các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều loại tên lửa từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược.
Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ. Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật.
Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta.
Thành công này đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của Quân đội Việt Nam.
Quá trình nghiên cứu, các tác giả đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa 9X195; bộ tài liệu kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm; dây chuyền chế thử thỏi nhiên liệu 9X195...
Sản phẩm của đề tài có thể sử dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, đào tạo, chế tạo thử nghiệm nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và ứng dụng để sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp quy mô phòng thí nghiệm. Đồng thời còn phục vụ cho trang bị, thay thế một số thỏi nhiên liệu của động cơ hành trình tên lửa đang có trong trang bị, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện chế tạo loạt các thỏi nhiên liệu 9X195 thời gian tới.
Ngoài những ứng dụng thành công công nghệ hiện đại vào việc nội địa hóa phương tiện vũ khí nói trên, hiện nay Việt Nam cũng đã sản xuất thành công súng chống tăng SPG-9T2, UAV-02, nâng cấp tên lửa S-125-2TM...
Xuất khẩu quốc phòng
Không chỉ sản xuất phương tiện vũ khí phục vụ trong nước, bước đầu Việt Nam đã thành công với việc xuất khẩu phương tiện quân sự ra nước ngoài. Hiện nay, đóng 4 tàu đổ bộ Roro 5612 xuất khẩu sang Venezuela.
Tàu đổ bộ/hậu cần Roro 5612 có chiều dài 57,27m, rộng 12m, lượng giãn nước 600 tấn, tốc độ 10,4 hải lý/h. Khác với các tàu đổ bộ thông thường có thể tiến đến sát bờ biển để đổ bộ, tàu Roro 5612 chỉ có khả năng đổ bộ ở trên biển hoặc tại cái vị trí có cầu tàu thích hợp.
Thiết kế của tàu Roro 5612 thích hợp với việc làm tàu vận tải, tiếp tế cho các đảo. Tàu Roro 5612 có thể mang theo các xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ, tàu không có khả năng chuyên chở các loại xe tăng hoặc xe bọc thép hạng nặng.
Đặc biệt nhất là tàu Roro 5612 được thiết kế có khả năng chở theo số lượng lớn container. Việc có khả năng chuyên chở các container giúp Roro 5612 có thể mang theo các bệ phóng tên lửa Club-K ngụy trang trong các container giống như container hàng hóa thông thường.
Hiện nay, ngoài việc thi công đóng 4 tàu Roro 5612 xuất khẩu, Việt Nam cũng đang gia công toàn bộ hệ thống ống cho 5 tàu chở quân khác cũng xuất khẩu sang châu Mỹ theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Damen.
Việc hợp tác với tập đoàn Damen để đóng các tàu đổ bộ Roro 5612 hay các tàu tuần tra còn mở hướng cho công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển các sản phẩm tàu quân sự như tàu pháo, tàu tên lửa, tàu vận tải…
Ngoài việc xuất khẩu tàu đổ bộ sang Venezuela, hiện nay Nhà máy Z189 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã hạ thủy tàu cứu hộ tàu ngầm Dự án 8316 mang tên Besant cho Hải quân Australia.
Tàu Besant có lượng giãn nước 2.093 tấn, chiều dài 83m, chiều rộng 16m. Hiện tại, nhà máy Z189 đang gấp rút hoàn thiện một tàu cứu hộ tàu ngầm cùng lớp nhưng có kích thước, trọng lượng lớn hơn Besant cho Hải quân Australia.
Tuấn Vũ-Báo Đất Việt
Đây là khẳng định của Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Radar chống tàng hình RV-02
Trước tuyên bố của Trung tướng Võ Văn Tuấn, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công radar chống tàng hình RV-02 theo công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.
Hệ thống radar RV-02 ra đời với sự chủ động hoàn toàn về công nghệ thiết kế, chế tạo, gia công ở tất cả các khâu, dựa trên nền tảng sản phẩm RV-01 hợp tác thiết kế cùng với Belarus. Những hạn chế của RV-01 đã được nghiên cứu và khắc phục cùng với những ứng dụng tiên tiến nhất trong công nghệ sản xuất radar. RV-02 đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật.
Hệ thống RV-02 tích hợp trên 2 xe thiết bị được thiết kế riêng để đảm bảo tính cơ động, trong đó chỉ có 2 xe ô tô và một số thiết bị cơ sở được nhập khẩu, còn lại, Viện Kỹ thuật Quân sự PK-KQ phối hợp cùng các đơn vị khác chủ động thiết kế và chế tạo, từ cơ khí đến phần mềm.
RV-02 sở hữu giàn anten có chiều dài 21,6m với 28 chấn tử được thiết kế và gia công với kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo phát hiện mục tiêu ở cự ly cách xa hàng trăm km trên mọi điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau.
Trên giàn cố định các vị trí để lắp đặt cáp quang truyền sóng, đây cũng là một cải tiến quan trọng của RV-02 trong việc truyền tín hiệu vì cáp quang giúp quá trình truyền tín hiệu được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với hệ thống dây cáp cao tần như các đài radar cũ.
Với RV-02, quá trình phát, thu sóng được tối ưu hóa với 28 kênh xử lý số, tương đương với 28 chấn tử anten, cùng 28 khối thu - phát được thiết kế theo tiêu chuẩn. Sự chủ động về công nghệ của RV-02 còn được thể hiện trong các thiết kế tối ưu về thân, bệ, cột.
Chiều cao của giàn anten RV-02 là 11m tính từ mặt đất, độ cao này đảm bảo cho hệ thống có thể bám bắt tốt nhất các mục tiêu trên không trong phạm vi hàng trăm km. Tuy nhiên, với tốc độ quay 6 vòng/phút, hệ thống thân, bệ của radar được thiết kế với những tiêu chí đặc biệt.
Bệ radar có dạng xoay, đồng thời đảm bảo tính chắc chắn để đỡ được toàn bộ giàn anten có trọng lượng xấp xỉ 18 tấn. Xe hiện sóng sắp xếp đơn giản với 3 máy tính, giống như một sở chỉ huy thu nhỏ, trong đó các hệ thống được sắp xếp theo phương án tích hợp để giảm tối thiểu diện tích và tăng tối đa hiệu quả sử dụng.
Cáp quang được sử dụng để thay thế cho các thường của các thế hệ radar cũ. Theo đó, tốc độ truyền tín hiệu của radar đạt khả năng tối ưu, đồng thời hệ thống mạng LAN cũng được thiết kế với hiệu quả xử lý và giao tiếp tốt nhất giữa các bộ phận phối hợp trên RV-02.
RV-02 với sự tham gia của hệ thống thủy lực điều khiển tự động, có thời gian triển khai-thu hồi chỉ khoảng 10-15 phút, thấp hơn nhiều so với thời gian triển khai - thu hồi của các đài radar cũ là từ 45 phút - 1 giờ.
Quá trình vận hành của RV-02 rất đơn giản và hiệu quả. Hệ thống thiết bị hiện đại giúp RV-02 đạt được các tính năng ưu việt như khả năng bám bắt các mục tiêu có diện tích phản xạ nhỏ hoặc sử dụng công nghệ tàng hình.
Sơn tàng hình
Thành công tiếp theo của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại là bước đầu sản xuất, thử nghiệm và tiến tới tự chủ trong công nghệ sản xuất sơn hấp thụ sóng radar.
Theo đó, Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar có ký hiệu PD/RAP-MEH sử dụng để sơn phủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kĩ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (từ 8 đến 12GHz).
Sơn PD/RAP-MEH được chế tạo từ loại vật liệu tổn hao tổ hợp điện từ tổng hợp trên cơ sở composit của polypyrol và bari ferit. Sơn có màu đen. Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sơn PD/RAP-MEH gồm: Độ nhớt quy ước: 65; thời gian khô bề mặt: 2 giờ, thời gian khô cấp 1: 8 giờ; hàm lượng chất rắn 73,2%; độ cứng: 0,23; độ bền uốn: 2mm.
Khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ. Nguyên liệu để sản xuất sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có thể chủ động trong nước, trong khi công nghệ chế tạo không quá phức tạp.
Qua thực tế cho thấy, sơn có thể ứng dụng tốt trong một số lĩnh vực với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập ngoại, nên việc sản xuất thành công có ý nghĩa rất quan trọng, cần tiếp tục mở rộng. Được biết, làm chủ được công nghệ sơn tàng hình trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và Nga (thông tin được truyền thông Đài Loan đăng tải khi nói về việc Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình nội địa).
Sơn hấp thụ sóng radar là loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của radar đối phương. Quân đội nhiều nước rất chú trọng nghiên cứu sản xuất các loại sơn hấp thụ sóng radar mới thông qua thay đổi hệ chất kết dính; các chất độn dẫn điện, từ cũng như các tham số cấu trúc của màng...
Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho VKTBKT.
Nhiên liệu tên lửa
Ứng dụng công nghệ hiện đại được coi là thành công nhất của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam là việc các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều loại tên lửa từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược.
Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ. Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật.
Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta.
Thành công này đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của Quân đội Việt Nam.
Quá trình nghiên cứu, các tác giả đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa 9X195; bộ tài liệu kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm; dây chuyền chế thử thỏi nhiên liệu 9X195...
Sản phẩm của đề tài có thể sử dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, đào tạo, chế tạo thử nghiệm nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và ứng dụng để sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp quy mô phòng thí nghiệm. Đồng thời còn phục vụ cho trang bị, thay thế một số thỏi nhiên liệu của động cơ hành trình tên lửa đang có trong trang bị, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện chế tạo loạt các thỏi nhiên liệu 9X195 thời gian tới.
Ngoài những ứng dụng thành công công nghệ hiện đại vào việc nội địa hóa phương tiện vũ khí nói trên, hiện nay Việt Nam cũng đã sản xuất thành công súng chống tăng SPG-9T2, UAV-02, nâng cấp tên lửa S-125-2TM...
Xuất khẩu quốc phòng
Không chỉ sản xuất phương tiện vũ khí phục vụ trong nước, bước đầu Việt Nam đã thành công với việc xuất khẩu phương tiện quân sự ra nước ngoài. Hiện nay, đóng 4 tàu đổ bộ Roro 5612 xuất khẩu sang Venezuela.
Tàu đổ bộ/hậu cần Roro 5612 có chiều dài 57,27m, rộng 12m, lượng giãn nước 600 tấn, tốc độ 10,4 hải lý/h. Khác với các tàu đổ bộ thông thường có thể tiến đến sát bờ biển để đổ bộ, tàu Roro 5612 chỉ có khả năng đổ bộ ở trên biển hoặc tại cái vị trí có cầu tàu thích hợp.
Thiết kế của tàu Roro 5612 thích hợp với việc làm tàu vận tải, tiếp tế cho các đảo. Tàu Roro 5612 có thể mang theo các xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ, tàu không có khả năng chuyên chở các loại xe tăng hoặc xe bọc thép hạng nặng.
Đặc biệt nhất là tàu Roro 5612 được thiết kế có khả năng chở theo số lượng lớn container. Việc có khả năng chuyên chở các container giúp Roro 5612 có thể mang theo các bệ phóng tên lửa Club-K ngụy trang trong các container giống như container hàng hóa thông thường.
Hiện nay, ngoài việc thi công đóng 4 tàu Roro 5612 xuất khẩu, Việt Nam cũng đang gia công toàn bộ hệ thống ống cho 5 tàu chở quân khác cũng xuất khẩu sang châu Mỹ theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Damen.
Việc hợp tác với tập đoàn Damen để đóng các tàu đổ bộ Roro 5612 hay các tàu tuần tra còn mở hướng cho công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển các sản phẩm tàu quân sự như tàu pháo, tàu tên lửa, tàu vận tải…
Ngoài việc xuất khẩu tàu đổ bộ sang Venezuela, hiện nay Nhà máy Z189 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã hạ thủy tàu cứu hộ tàu ngầm Dự án 8316 mang tên Besant cho Hải quân Australia.
Tàu Besant có lượng giãn nước 2.093 tấn, chiều dài 83m, chiều rộng 16m. Hiện tại, nhà máy Z189 đang gấp rút hoàn thiện một tàu cứu hộ tàu ngầm cùng lớp nhưng có kích thước, trọng lượng lớn hơn Besant cho Hải quân Australia.
Tuấn Vũ-Báo Đất Việt
Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015
TQ xây đảo làm bàn đạp ở Biển Đông
Hãng tin Anh quốc Reuters vừa có bài phân tích về chiến lược phát triển đảo nhân tạo và tham vọng ở Biển Đông của Trung Quốc.
Hãng này nói việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân, không quân, tuần duyên và ngư nghiệp, gây quan ngại cho các nước xung quanh.
Theo các bức hình mà Philippines mới công bố, Trung Quốc đã xây dựng và cải tạo khá nhiều trên sáu đảo nhỏ và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời bắt đầu công việc trên đảo thứ bảy.
Một điểm gây quan ngại nhất là việc phát triển các hải cảng và điểm tiếp dầu, cộng thêm các đường băng khiến Bắc Kinh có thể uy hiếp toàn bộ Biển Đông.
Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao phương Tây nói: "Các công trình này lớn và tham vọng hơn chúng ta từng nghĩ. Về nhiều khía cạnh, khi kế hoạch này tiếp tục được phát triển thì sẽ đặc biệt khó khăn [cho các nước] trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông".
Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông. Trừ Brunei, các nước kia đều cho củng cố cơ sở của mình trên các đảo mà họ kiểm soát.
Quan ngại từ 2014
Bắt đầu từ giữa năm 2014, Philippines bày tỏ quan ngại về các công trình của Trung Quốc, nhất là việc xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma.
Tuần rồi tạp chí Janes's Defence của Anh có đăng tải phân tích dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Hughes Reef, cũng thuộc Trường Sa, mà Việt Nam gọi là Đá Tư Nghĩa.
Janes's Defence nói đây là một công trình lớn, được xây dựng trên diện tích 75.000 mét vuông mà Trung Quốc dùng cát kiến tạo từ tháng Tám năm ngoái.
Bên cạnh đó, tạp chí này đăng hình ảnh Bãi Chữ thập mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo có độ dài hơn 3km để xây đường băng.
Tất nhiên, ngoài việc sử dụng các cơ sở hạ tầng nói trên cho mục đích chiến lược và an ninh, Trung Quốc có thể dùng để tiếp vậ́n cho tàu cá hay tàu tuần tra biển của mình.
Reuters nói từ tháng Bảy rằng nhà chức trách Trung Quốc đã khuyến khích ngư dân ra đánh bắt xa bờ ở Trường Sa.
Tuy nhiên, mục tiêu trước nhất vẫn là nhằm kiểm soát Biển Đông và kiềm chế các đối thủ, như Việt Nam, quốc gia đang nắm giữ nhiều đảo và bãi cạn ở Trường Sa.
Zhang Baohui, chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc tại Đại học Lingnan, Hong Kong, nói các kế hoạch cải tạo phát triển của Trung Quốc đều nhắm tới khía cạnh an ninh.
Trung Quốc đã thấm thía sự thiếu vắng các cơ sở xa bờ của mình vào hồi năm ngoái, khi trợ giúp Malaysia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích ở Ấn Độ Dương.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, theo Reuters, biết rằng nước này cần gấp rút xây dựng các cơ sở ở biển khơi nếu muốn trở thành cường quốc đại dương, tức có khả năng hoạt động xa bờ, trước năm 2050.
Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?
Cũng có suy luận rằng tất cả các động thái nói trên sẽ dẫn tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Trung Quốc đã lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 nhưng cho tới nay chưa thấy loan báo gì về kế hoạch nào khác.
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, nói vào đầu năm 2016 các công trình cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc có lẽ sẽ gần hoàn tất và Bắc Kinh sẽ công bố việc thiết lập ADIZ tại đây trong vòng ba năm tới.
Reuters dẫn lời ông nói: "Họ đang làm dần từng bước. Họ đang thực sự nỗ lực."
Hãng này nói việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân, không quân, tuần duyên và ngư nghiệp, gây quan ngại cho các nước xung quanh.
Theo các bức hình mà Philippines mới công bố, Trung Quốc đã xây dựng và cải tạo khá nhiều trên sáu đảo nhỏ và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời bắt đầu công việc trên đảo thứ bảy.
Một điểm gây quan ngại nhất là việc phát triển các hải cảng và điểm tiếp dầu, cộng thêm các đường băng khiến Bắc Kinh có thể uy hiếp toàn bộ Biển Đông.
Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao phương Tây nói: "Các công trình này lớn và tham vọng hơn chúng ta từng nghĩ. Về nhiều khía cạnh, khi kế hoạch này tiếp tục được phát triển thì sẽ đặc biệt khó khăn [cho các nước] trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông".
Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông. Trừ Brunei, các nước kia đều cho củng cố cơ sở của mình trên các đảo mà họ kiểm soát.
Quan ngại từ 2014
Bắt đầu từ giữa năm 2014, Philippines bày tỏ quan ngại về các công trình của Trung Quốc, nhất là việc xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma.
Tuần rồi tạp chí Janes's Defence của Anh có đăng tải phân tích dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Hughes Reef, cũng thuộc Trường Sa, mà Việt Nam gọi là Đá Tư Nghĩa.
Janes's Defence nói đây là một công trình lớn, được xây dựng trên diện tích 75.000 mét vuông mà Trung Quốc dùng cát kiến tạo từ tháng Tám năm ngoái.
Bên cạnh đó, tạp chí này đăng hình ảnh Bãi Chữ thập mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo có độ dài hơn 3km để xây đường băng.
Tất nhiên, ngoài việc sử dụng các cơ sở hạ tầng nói trên cho mục đích chiến lược và an ninh, Trung Quốc có thể dùng để tiếp vậ́n cho tàu cá hay tàu tuần tra biển của mình.
Reuters nói từ tháng Bảy rằng nhà chức trách Trung Quốc đã khuyến khích ngư dân ra đánh bắt xa bờ ở Trường Sa.
Tuy nhiên, mục tiêu trước nhất vẫn là nhằm kiểm soát Biển Đông và kiềm chế các đối thủ, như Việt Nam, quốc gia đang nắm giữ nhiều đảo và bãi cạn ở Trường Sa.
Zhang Baohui, chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc tại Đại học Lingnan, Hong Kong, nói các kế hoạch cải tạo phát triển của Trung Quốc đều nhắm tới khía cạnh an ninh.
Trung Quốc đã thấm thía sự thiếu vắng các cơ sở xa bờ của mình vào hồi năm ngoái, khi trợ giúp Malaysia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích ở Ấn Độ Dương.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, theo Reuters, biết rằng nước này cần gấp rút xây dựng các cơ sở ở biển khơi nếu muốn trở thành cường quốc đại dương, tức có khả năng hoạt động xa bờ, trước năm 2050.
Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?
Cũng có suy luận rằng tất cả các động thái nói trên sẽ dẫn tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Trung Quốc đã lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 nhưng cho tới nay chưa thấy loan báo gì về kế hoạch nào khác.
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, nói vào đầu năm 2016 các công trình cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc có lẽ sẽ gần hoàn tất và Bắc Kinh sẽ công bố việc thiết lập ADIZ tại đây trong vòng ba năm tới.
Reuters dẫn lời ông nói: "Họ đang làm dần từng bước. Họ đang thực sự nỗ lực."
Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015
Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015
Nhìn lại cuộc đời Ông Nguyễn Bá Thanh
Ba cây cầu lớn, kiến trúc đặc sắc vừa xóa khoảng cách giao thương, vừa là điểm du lịch, bệnh viện Ung thư điều trị miễn phí cho người nghèo... là những công trình ông Nguyễn Bá Thanh tự tay lo thiết kế, huy động kinh phí.
Vì sao Ông Nguyễn Bá Thanh được lòng dân ? (BBC)
Qua những việc ông làm – như đi ‘đòi đất cho dân từ quan tham’ – hay những gì ông nói – như ‘Bớt xén của người bất hạnh là không thể tha thứ được’ – có thể thấy ông Thanh là một lãnh đạo rất quan tâm đến dân, lo cho dân, đặc biệt là những người dân nghèo, yếu thế.
Hàng nghìn người viếng ông Bá Thanh
Từ phụ nữ, trẻ em, cựu binh đến các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... đều bật khóc khi nhìn ông Nguyễn Bá Thanh lần cuối. Dòng người viếng kéo dài từ cổng nhà ra đến đường lớn.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ viết về ông Nguyễn Bá Thanh (VOA)
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) mới đăng một bài viết gọi ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam "nổi bật" và "hết sức được lòng dân".
Dấu ấn của ông Nguyễn Bá Thanh với bóng đá Đà Nẵng
Ông Nguyễn Bá Thanh làm được rất nhiều việc cho Đà Nẵng, biến nơi đây trở thành thành phố đáng sống. Với bóng đá Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng ghi dấu ấn lớn.
Người Đà Nẵng làm đĩa nhạc về ông Nguyễn Bá Thanh (Tuổi Trẻ)
Chiều 15-2, hơn 12.000 đĩa nhạc viết về ông Nguyễn Bá Thanh đã được Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Đà Nẵng đem đến đám tang ông Nguyễn Bá Thanh tặng cho người dân cùng nghe và chia sẻ.
Nguyễn Bá Thanh (18 tháng 4 năm 1953 – 13 tháng 2 năm 2015) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam. Ông cũng từng là phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - cơ quan trực thuộc Bộ chính trị.
Ông Nguyễn Bá Thanh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1953, quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, theo Cộng sản từ năm 1964. Xem tiếp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)