Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Hải quân đánh bộ - Cơn bão màu xanh


Là lực lượng chủ công trong hệ thống phòng ngự bờ biển và hải đảo, là lực lượng tấn công trên đất liền quan trọng bảo vệ đảo, quần đảo và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đất nước ta, Hải quân đánh bộ là một lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Việt Nam. Mời quý vị và các đồng chí cùng theo dõi một buổi diễn tập của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 147, Quân chủng Hải quân để thấu hiểu thêm chất thép của những người lính hải quân đánh bộ, những "quả đấm thép" của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nguồn: QPVN.vn

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Cánh đồng lau trắng lãng mạn giữa thủ đô

(VNE - 06/01/2014) Cuối thu, những bông hoa cỏ lau nhuộm trắng bãi giữa sông Hồng, góp thêm cho Hà Nội một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.





Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 2 km, bãi giữa sông Hồng như một ốc đảo xanh tươi mát, vốn từ lâu đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho những ai muốn khám phá một Hà Nội thật khác, thanh bình và dân dã.



Bãi giữa là tên gọi quen thuộc cho dải đất phù sa màu mỡ nổi lên ở chính giữa sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội từ dưới cầu Chương Dương, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm tới phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.



Từ lâu bãi giữa sông Hồng dưới chân cầu Long Biên đã là địa điểm yêu thích của giới trẻ và các tay săn ảnh tới thăm thú, chụp hình.



Bông lau mới nở sẽ có màu trắng tinh khôi bắt mắt, rồi chuyển dần sang màu vàng sẫm mang vẻ phong trần cứng cáp hơn.



Bãi cỏ lau đẹp nhất cũng nằm cùng khu vực với bãi đá Nhật Tân, quận Tây Hồ. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan, chụp hình. Đặc biệt là các bạn trẻ và những cặp đôi muốn tìm điểm đẹp theo mùa để chụp ảnh cưới.



Lãng mạn và hoang sơ với những bãi cát cùng những hàng bông lau mới nở, trắng muốt trải dài tít tắp.



Từ trên cầu Long Biên bạn có thể thấy những con thuyền nhỏ giữa mặt nước tĩnh mịch cùng bến bờ ngập tràn bông lau rực rỡ trong nắng chiều.



Trong chiều vàng thanh bình, những đàn trâu nhẩn nhơ gặm cỏ giữa bạt ngàn lau trắng.



"Đôi thuyền tựa vai nhau

Bên bờ những rặng lau

Thời gian trôi qua mau

Đông bỏ Thu lại sau..."

(Thơ Phong Hưng)



Những ngày cuối thu, ai qua cầu Long Biên cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những đồi cát bồi đắp giữa dòng sông Hồng. Nơi những bông lau bạt ngàn, phủ trắng bãi bồi ven sông.



VnExpress

[VIDEO] Hệ thống Bastion-P của Việt Nam huấn luyện tác chiến


Lữ đoàn 681 thuộc Vùng 2 Hải quân hiện là đơn vị duy nhất được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hiện đại.

Được thành lập vào ngày 23/8/2006, đến năm 2010, Lữ đoàn 681 đã tiếp nhận đưa vào huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hiện đại.

Các tổ hợp Bastion-P có khả năng tiêu diệt mục tiêu là tàu chiến mặt nước, bao gồm cả nhóm tàu sân bay, tàu hộ tống, tàu đổ bộ...

Một hệ thống Bastion-P hoàn chỉnh bao gồm: 1 - 2 xe chỉ huy, điều khiển; 1 xe hỗ trợ, 4 xe phóng đặt trên khung gầm MZKT-7930; 4 xe tiếp đạn. Trong đó xe phóng có thể triển khai cách xe chỉ huy, điều khiển ở khoảng cách lên tới 25 km, thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu yêu cầu 5 phút và để phóng hết 2 quả đạn chỉ mất từ 2 - 5 giây.

Bastion-P sử dụng dòng tên lửa chống hạm Yakhont có tầm bắn tối đa lên đến 300 km, tốc độ bay Mach 2,5, mang được đầu đạn nặng 250 kg.

Để vận hành tốt, thành thục tổ hợp tên lửa bờ hiện đại này thì công tác huấn luyện tại Lữ đoàn 681 luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong những tiêu chí mà chỉ huy đơn vị đặt ra đó là Huấn luyện "5 sát thực".

Nguồn: Soha News

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Truyền hình Hải quân tháng 8 - 2016

Truyen hinh Hai Quan thang 8 - 2016

Truyền hình Hải quân tháng 8 - 2016. Chuyên mục tổ quốc và người lính biển.

Việt Nam bí mật mang tên lửa ra trấn giữ Trường Sa

HONG KONG (NV) – Việt Nam bí mật tăng cường phòng thủ các đảo tại quần đảo Trường Sa với các loại tên lửa cơ động có khả năng phóng đến một số đảo nhân tạo của Trung Quốc.


Một giàn phóng tên lửa phòng vệ biển Extra của Hải Quân Việt Nam. (Ảnh: Báo Kiến Thức)

Theo hãng thông tấn Reuters, một số nhà ngoại giao và giới chức quân sự nói với hãng tin này rằng Hà Nội đã chuyển một số giàn phóng tên lửa cơ động từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây. Sự kiện này được nhận định có thể khiến Hà Nội căng thẳng thêm với Bắc Kinh.

Trong bản tin có tiêu đề "Tin độc quyền: Việt Nam triển khai tên lửa ra biển Đông" cho biết các giàn phóng này nhỏ và được cất giữ trong nhà nên các máy bay quan sát từ trên cao không thể thấy. Chúng cũng chưa được trang bị đầu đạn nhưng có thể sẵn sàng để hoạt động trong vòng hai hay ba ngày, theo ba nguồn tin khác nhau.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì nói tin đó hoàn toàn không chính xác.

Thứ trưởng Quốc Phòng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters ở Singapore hồi Tháng Sáu vừa qua rằng Hà Nội không có loại giàn phóng tên lửa đó và không có loại võ khí như thế sẵn sàng tại Trường Sa. Tuy nhiên Việt Nam có quyền làm như vậy.

“Ðiều đó hoàn toàn nằm trong quyền tự vệ hợp pháp khi chúng tôi đem bất cứ loại võ khí nào, tới bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào trong phạm vi lãnh thổ chủ quyền của chúng tôi.” Ông Vịnh nói.

Hành động đưa tên lửa tới trấn ở Trường Sa không ngoài mục đích đối phó với việc Trung Quốc biến 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ mà những gì đang được báo chí quốc tế tiết lộ dần dần, những nơi này sẽ là những căn cứ quân sự khổng lồ để Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Ðông.

Hà Nội biết rằng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo đó sẽ biến các đảo và cả khu vực phía Nam của Việt Nam bị Bắc Kinh đe dọa an nguy nếu có biến cố quân sự xảy ra.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc Hà Nội đem tên lửa ra trấn giữ Trường Sa là một hành động tiêu biểu nhất gần đây kể từ khi đưa một số đơn vị ra trấn giữ thường xuyên mấy thập niên qua.

Hà Nội muốn đưa các giàn phóng ra đặt trước vì họ dự trù các căng thẳng chủ quyền biển đảo có thể gia tăng nhất là từ khi Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague tuyên bố yêu sách “lưỡi bò” chiếm hơn 80% Biển Ðông của Bắc Kinh là vô giá trị, theo nhận định của một nhà ngoại giao.

“Quân đội của Trung Quốc theo dõi chặt chẽ tình hình trên mặt biển cũng như trên không ở quanh quần đảo Trường Sa.” Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gửi một bản tuyên bố bằng điện thư fax tới hãng tin Reuters rằng “Chúng tôi hy vọng các nước liên quan hợp cùng với Trung Quốc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Ðông.”

Hoa Kỳ cũng theo dõi diễn biến này chặt chẽ.

“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa tránh các hành động tạo thêm căng thẳng, nên có các bước đi cụ thể để tạo niềm tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp ôn hòa, ngoại giao cho tranh chấp.”

Một số nhà ngoại giao và phân tích gia quân sự cho rằng loại tên lửa mà Hà Nội đưa tới Trường Sa nhiều phần là loại tên lửa cơ động phòng vệ biển Extra mua của Do Thái mấy năm gần đây.

Tên lửa Extra tuy nhỏ nhưng khá tối tân và có tầm bắn chính xác lên tới 150km. Ðầu đạn của nó nặng 150kg có thể mang chất nổ mạnh hoặc những quả bom nhỏ để tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, cả trên biển cũng như đất liền.

Nếu chúng được trang bị trên một số đảo mà Việt Nam đang trấn giữ tại quần đảo Trường Sa, chúng có thể bắn tới phi đạo hay các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc như Su-bi, Ðá Thập, Vành Khăn.

Việt Nam có các loại tên lửa lớn hơn và tầm bắn xa hơn mua của Nga nhưng các giàn Extra tuy nhỏ hơn nhưng lại không cồng kềnh lắm, sử dụng một loại radar hướng dẫn cũng rất nhỏ, rất thích hợp để trang bị phòng thủ cho các đảo nhỏ.

“Khi Việt Nam mua các tên lửa Extra, người ta thường nghĩ rằng chúng sẽ được đưa tới trấn tại quần đảo Trường Sa. Ðó là loại võ khí tối hảo cho chúng.” Theo ý kiến của Siemon Wezeman, một chuyên viên nghiên cứu về võ khí của Viện Khảo Cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI) Thụy Ðiển.

Trung Quốc đem chiến hạm đến cướp một số bãi đá ngầm từ Việt Nam hồi năm 1988. Trận tấn công đã làm thiệt mạng 64 lính Việt Nam khi bảo vệ bãi đá Gạc Ma

Hôm 3 Tháng Tám, 2016, một bài viết trên báo mạng IHS Jane’s Defence của Anh nói rằng lực lượng Hải Quân Ðánh Bộ (naval infantry force) của Việt Nam hoàn tất một cuộc tập trận tái chiếm đảo, cho thấy quan tâm của Hà Nội liên quan tới các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Ðông.

Trong bài báo có tên “Vietnamese amphibious force trains ‘island recapture’”, tác giả Richard Fisher viết rằng những hình ảnh phát hình trên kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 25 Tháng Bảy cho thấy ít nhất hai trong số ba tàu xe tăng đổ bộ loại Project 771 của Việt Nam được triển khai cùng một số xe tăng lội nước loại nhẹ PT-76.

Cuộc tập trận cho thấy binh sĩ được đổ bộ bằng thuyền nhỏ, và một số khác được đổ bộ lên bãi biển bằng loại xe tăng lội nước BTR-60PB nặng 10 tấn. Cuộc tập trận không thấy bao gồm hỏa lực của hải quân từ biển và không quân từ trên bầu trời.

Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, đoạn phim không nói cuộc tập trận được thực hiện ngày nào. (TN)

Nguồn: http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-vietnam-idUSKCN10K2NE

Cánh đồng lau trắng lãng mạn giữa thủ đô

(VNE - 06/01/2014) Cuối thu, những bông hoa cỏ lau nhuộm trắng bãi giữa sông Hồng, góp thêm cho Hà Nội một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.


Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 2 km, bãi giữa sông Hồng như một ốc đảo xanh tươi mát, vốn từ lâu đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho những ai muốn khám phá một Hà Nội thật khác, thanh bình và dân dã.

Bãi giữa là tên gọi quen thuộc cho dải đất phù sa màu mỡ nổi lên ở chính giữa sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội từ dưới cầu Chương Dương, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm tới phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.

Từ lâu bãi giữa sông Hồng dưới chân cầu Long Biên đã là địa điểm yêu thích của giới trẻ và các tay săn ảnh tới thăm thú, chụp hình.

Bông lau mới nở sẽ có màu trắng tinh khôi bắt mắt, rồi chuyển dần sang màu vàng sẫm mang vẻ phong trần cứng cáp hơn.

Bãi cỏ lau đẹp nhất cũng nằm cùng khu vực với bãi đá Nhật Tân, quận Tây Hồ. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan, chụp hình. Đặc biệt là các bạn trẻ và những cặp đôi muốn tìm điểm đẹp theo mùa để chụp ảnh cưới.

Lãng mạn và hoang sơ với những bãi cát cùng những hàng bông lau mới nở, trắng muốt trải dài tít tắp.

Từ trên cầu Long Biên bạn có thể thấy những con thuyền nhỏ giữa mặt nước tĩnh mịch cùng bến bờ ngập tràn bông lau rực rỡ trong nắng chiều.

Trong chiều vàng thanh bình, những đàn trâu nhẩn nhơ gặm cỏ giữa bạt ngàn lau trắng.

"Đôi thuyền tựa vai nhau
Bên bờ những rặng lau
Thời gian trôi qua mau
Đông bỏ Thu lại sau..."
(Thơ Phong Hưng)

Những ngày cuối thu, ai qua cầu Long Biên cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những đồi cát bồi đắp giữa dòng sông Hồng. Nơi những bông lau bạt ngàn, phủ trắng bãi bồi ven sông.

VnExpress

Nghẹt thở khi Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thi "The Face"



Nhiều người cho rằng tác giả clip xúc phạm huyền thoại thể thao Việt Nam, người đầu tiên giành HCV Olympic và là đại tá quân đội. Song cũng có ý kiến đây chỉ là clip mang tính giải trí. Ý kiến của bạn sau khi xem clip chế này?

Trung Quốc triển khai tiêm kích tàng hình J-20 ở tỉnh giáp biên giới Việt Nam

Trung Quốc đã bí mật huấn luyện thử nghiệm tiêm kích tàng hình J-20. Ngay trong năm 2016, lô đầu tiên có thể sẽ được triển khai tại tỉnh Vân Nam, giáp biên giới Việt Nam.


Trang Ifeng dẫn nguồn tin từ Tạp chí Kanwa của Canada cho hay, Không quân Trung Quốc đã bí mật huấn luyện thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J-20 hiện đại nhất, để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2016, lô đầu tiên có thể ưu tiên triển khai tại sân bay quân sự ở tỉnh Vân Nam của nước này.

Kanwa dẫn nguồn tin tình báo cho hay, sân bay quân sự của Quân đội Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam giáp biên giới Việt Nam thuộc Sư đoàn không quân 44 của nước này, nơi hiện có chiến đấu cơ J-10 và J-7 triển khai. Sư đoàn này hiện có 2 căn cứ sân bay chính là Mông Tự và Lục Lương tại Vân Nam.

Trong đó sân bay Lục Lương triển khai chiến đấu cơ J-10, là căn cứ quân sự ở Vân Nam, cách xa vùng hoạt động của các phương tiện trinh sát điện tử tối tân của Mỹ, Nhật và Đài Loan. Ở đây, Trung Quốc sẽ có nhiều thuận lợi nếu tiến hành huấn luyện máy bay tiêm kích tàng hình J-20 mới.

Đồng thời các sân bay quân sự tại Vân Nam cách Khu công nghiệp quân sự khổng lồ Thành Đô rất gần, thuận lợi cho việc thay đổi và bảo dưỡng của máy bay chiến đấu mới.

Các địa bàn trọng yếu quanh sân bay quân sự này, như thành phố Khúc Tĩnh hay huyện Tầm Điện, những tổ hợp tên lửa phòng không HQ-12 tầm xa đã được triển khai để bảo vệ căn cứ không quân đặc biệt.

Ngoài ra, thông tin tình báo cho biết thêm, những năm gần đây, hệ thống phòng không của tỉnh Vân Nam và Quảng Tây được tăng cường đáng kể.

Ý đồ chủ yếu của Không quân Trung Quốc là để bảo vệ đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp trước các mối đe dọa tương lai có thể bị tấn công bởi Không quân Ấn Độ và các lực lượng quân sự khác. Vì vậy, ở tuyến đầu Trung Quốc đều triển khai chiến đấu cơ mới nhất và nhiều tên lửa phòng không HQ-12 tầm xa hiện đại.

Kanwa dẫn thông tin tình báo mới nhất cho hay, sau khi Sư đoàn không quân 42 của Trung Quốc tại Quảng Tây (cũng giáp biên giới Việt Nam) được tái cơ cấu thành cấp Lữ đoàn, số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng được trang bị đã tăng lên 30 chiếc.

Đáng lưu ý là sau khi hoàn tất biên chế tổ chức mới, cả 2 Sư đoàn 42 và 44 đều thuộc Chiến khu phía Nam, trong đó Sư đoàn không quân 42 cũng đã được trang bị chiến đấu cơ mới J-11.

Theo chuyên gia phân tích quân sự phương Tây, việc Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ hiện đại cho lực lượng không quân tại Vân Nam và Quảng Tây, chủ yếu là để tránh sự trinh sát của Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Đồng thời, các máy bay này có nhiệm vụ bảo vệ sườn cho khu vực Biển Đông và đảo Hải Nam.

Theo Khang Minh - Thế giới trẻ

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Clip: Việt Nam tập trận tái chiếm đảo

Lực lượng hải quân đánh bộ thuộc hải quân Việt Nam vừa tiến hành tập trận thực hiện khoa mục tái chiếm đảo, cuộc tập trận dường như để nhấn mạnh quan ngại của Việt Nam về thực trạng ngày càng phức tạp trên khu vực Biển Đông, IHS Jane’s đưa tin.


Cuộc diễn tập dường như là hành động nhấn mạnh quyết tâm của Hà Nội trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông trong bối cảnh khu vực ngày càng có nhiều diễn biến bất ổn.

Theo IHS, cảnh quay cuộc diễn tập được phát sóng vào ngày 25/7 trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN). Cuộc diễn tập bao gồm ít nhất 2 trong 3 tàu chở xe tăng lớp Polnochny (Dự án 771) và triển khai một số xe bọc thép lội nước hạng nhẹ PT-76.


Cách bờ khoảng 1km, cửa đổ bộ được mở và các xe tăng PT-76B bắt đầu bò ra tiến vào bờ.

Theo sau là lực lượng hải quân đánh bộ trên những chiến thuyền nhỏ và một số xe bọc thép BTR-60PB nặng 10 tấn được dàn trận trên các bãi biển. Cuộc tập trận có vẻ như không bao gồm hỏa lực hải quân hay yểm trợ trên không.

Theo một số nguồn tin, cuộc diễn tập được triển khai theo kế hoạch của Bộ tổng tham mưu và Quân chủng hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 đã thực hành cuộc diễn tập mang mật danh VTH-16 với nhiều nội dung diễn tập quan trọng gồm: hành quân vượt sông, hành quân dài ngày trên biển, đánh địch đổ bộ đường không.


Các xe tăng PT-76B bắt đầu tiến vào bờ biển “đang bị quân địch chiếm giữ”, phía sau là đội thuyền chở quân đổ bộ tiếp ứng.

Đặc biệt vào những ngày cuối của cuộc diễn tập, Lữ đoàn 147 đã hiệp đồng chặt chẽ với biên đội tàu chiến của Lữ đoàn 125 và Lữ đoàn 170 thực hành khoa mục đổ bộ tái chiếm đảo có bắn đạn thật.


Vừa bơi vừa khai hỏa khẩu pháo 76,2mm...

Trong khi ngày tập trận thực tế không được tiết lộ, các nhà phân tích của IHS Jane’s suy đoán động thái trên có thể diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vào ngày 12/7 bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược, phi pháp ở Biển Đông.


Tòa Trọng Tài The Hague đã phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử trong phần lớn vùng biển tranh chấp là không có cơ sở pháp lý. Vụ kiện trọng tài của Philippines, với lí lẽ rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.


IHS Janes’s đánh giá, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu như toàn bộ Biển Đông trên cơ sở khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” với tài nguyên trong khu vực. Trung Quốc cũng đã ráo riết xây dựng bồi lấp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp, và triển khai một số đường băng cũng như các thiết bị quân sự trên một số đảo nhân tạo nói trên. Điều này đã khiến gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam.


Xe tăng PT-76B tiếp tục là mũi nhọn đột kích phá hủy từng hệ thống phòng ngự của quân địch, tái chiếm lại đảo.



Clip Hải quân đánh bộ tập tái chiếm đảo

Nguồn: QPVN, RFI, Báo Đất Việt, Kiến Thức.

Clip Quân đội VN rầm rập vận chuyển máy bay về Biên Hòa trong đêm


TRONG ĐÊM VIỆT NAM TIẾN HÀNH DI CHUYỂN TOÀN BỘ SỐ MÁY BAY UH1 TỪ TÂN SƠN NHẤT VỀ SÂN BAY BIÊN HÒA.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Mua 200 xe tăng T-90MS, Lục quân Việt Nam trở về ngôi số 1 ĐNÁ

Trang mạng warfiles.ru của Nga cho biết, Việt Nam có thể đặt hàng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90MS với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD.

Như vậy, thông tin Lục quân Việt Nam sẽ được ưu tiên hiện đại hóa trong nhiệm kỳ này như tuyên bố của Thượng tướng Võ Văn Tuấn đang dần trở thành hiện thực, đây rõ ràng là một niềm vui lớn cho lực lượng chủ chốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong quá khứ, Bộ binh Việt Nam từng giữ vị trí hàng đầu khu vực, chiếm ưu thế tuyệt đối về sức mạnh so với các quốc gia khác tại khu vực ASEAN. Tuy vậy sau một thời gian dài chuyển ưu tiên hiện đại hóa cho Phòng không - Không quân cũng như Hải quân, tương quan so sánh đã có ít nhiều thay đổi.



Theo số liệu của trang mạng Global Firepower, mặc dù Việt Nam vẫn là quốc gia ASEAN có số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực nhiều nhất khu vực với 1.470 chiếc, bỏ xa Thái Lan (772 chiếc), Myanmar (569 chiếc) hay Indonesia (468 chiếc) nhưng toàn bộ đều đã lạc hậu, không còn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tác chiến hiện đại.

Những nước khác mặc dù sở hữu ít xe tăng hơn nhưng họ đã cho thấy rõ sự chuyển dịch về chất. Đơn cử như Lục quân Hoàng gia Thái Lan, ngoài 10 xe tăng T-84 Oplot-T đã nhận chuyển giao từ Ukraine, họ vừa thông báo ý định có thể sẽ mua tiếp 150 chiếc VT-4 từ Trung Quốc hay thuê Israel nâng cấp từ vài chục đến hơn 100 xe tăng M60 lên chuẩn Sabra.

Bên cạnh Thái Lan, hai quốc gia giàu có khác là Indonesia và Singapore lại đặt niềm tin vào dòng MBT Leopard 2 của châu Âu, khi đặt mua lần lượt 103 và 196 chiếc Leopard 2A4 rồi nâng cấp lên tiêu chuẩn MBT Revolution hay Leopard 2SG
Lục quân Myanmar tương đối lặng lẽ nhưng cũng đã kịp trang bị hàng trăm xe tăng MBT-2000 mua từ Trung Quốc, T-72S mua lại của Ukraine, hay hiện đại hóa gần như toàn bộ các chiến xa Type 59/69 đang có trong biên chế.

Dễ dàng nhận thấy đã có sự chênh lệch lớn về chất lượng xe tăng - thiết giáp giữa Việt Nam với các nước láng giềng, số lượng không còn nhiều ý nghĩa khi một chiếc MBT Revolution, T-84T hay thậm chí là M60T Sabra có thể "cân" được tới vài chiếc T-54/55/62 của Việt Nam. Vì vậy, T-90MS có thể xem như nhân tốt giúp Lục quân Việt Nam lấy lại vị trí dẫn đầu.

Theo warfiles.ru, trước khi tìm đến T-90MS, Việt Nam đã từng cân nhắc nhiều dòng MBT khác nhau, trong đó có cả T-84 Oplot hay thậm chí là Type 99. Nhưng do nhận thấy sự vượt trội về mặt kỹ thuật mà chúng ta đã lựa chọn T-90MS của Nga.
So với các chủng loại MBT khác đang có mặt trong khu vực ASEAN, T-90MS vẫn được đánh giá cao hơn do đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu, các tính năng kỹ chiến thuật gia tăng gấp nhiều lần.

T-90MS lắp động cơ công suất 1.130 mã lực (so với 840 mã lực nguyên bản) cho khả năng cơ động vượt trội, hệ thống điều khiển và tổ hợp ngắm bắn rất hoàn thiện, nhiều quy trình được tự động hóa cao, đi kèm khẩu pháo nòng trơn cỡ 125 mm 2A46M-5 mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay, có thể tiêu diệt mục tiêu từ cự ly 10 km (phụ thuộc loại đạn sử dụng).

Nếu hợp đồng mua sắm được ký kết đúng kế hoạch, Quân đội Việt Nam sẽ sở hữu những mũi nhọn xuyên phá cực kỳ uy lực, số lượng lớn lên tới 200 chiếc là đủ để tạo ra ưu thế áp đảo trên chiến trường.

Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa xe tăng T-54/55 hay mua pháo tự hành bánh lốp CAESAR 155 mm sẽ là những mảnh ghép tiếp theo giúp Lục quân Việt Nam trở về và xây chắc ngôi vị số 1 Đông Nam Á.

Theo Soha News

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Nam sinh cấp 3 tự chế máy điều hòa không dùng khí gas

Tạ Hoàng Bảo Việt học sinh trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã sáng chế ra máy điều hoà với tên gọi “Hệ thống làm mát bằng tháp bay hơi". Sáng chế này đã giành giải nhất lĩnh vực cơ khí tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia 2016.


Hệ thống làm mát bằng tháp bay hơi của Bảo Việt thân thiện với môi trường


Sò nóng lạnh (tấm bán dẫn Peltier)

tấm bán dẫn Peltier/ sò nóng lạnh Peltier
Đặt 1 điện áp 1 chiều từ khoảng 1V (viên pin tiểu) đến 12V sẽ làm cho tấm bán dẫn này một mặt nóng bỏng tay, một mặt lạnh tê tay, thậm chí đóng tuyết luôn… Ứng dụng trong công nghệ tản nhiệt, làm lạnh như tản nhiệt CPU, bể cá, tủ lạnh, hồ thủy sinh, máy phát điện mini dùng nhiệt…và chế nhiều thứ khác tùy vào óc sáng tạo của bạn !!!