VietTimes -- Không quân Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng thành một lực lượng không quân do máy bay thế hệ thứ ba làm chủ lực. Việt Nam được cho là đang đàm phán mua Su-35. Các máy bay Su-27, Su-30MK2 và Su-22 của không quân Việt Nam sẽ hiệp đồng tác chiến, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, đồng thời phát động tấn công tập trung đối với các mục tiêu trên biển...
Sina đánh giá toàn diện về quá trình hình thành, phát triển của không quân Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có những thành tích trong chiến tranh cũng như cải cách hiện đại hóa hiện nay.
Trang tin Sina Trung Quốc ngày 24/11 có bài viết cho rằng không quân Việt Nam được thành lập khá muộn, ngày thành lập là ngày 22/10/1963. Khi mới thành lập, không quân Việt Nam chỉ có 83 máy bay, trong đó có 44 máy bay vận tải, 12 máy bay trực thăng và 27 máy bay huấn luyện, chưa có máy bay chiến đấu.
Bắt đầu từ tháng 2/1964, Liên Xô bàn giao lô đầu tiên với 36 máy bay chiến đấu MiG-17 cho Việt Nam. Tháng 4/1965, không quân Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi máy bay địch. Trong cuộc chiến đầu tiên, Việt Nam bắn rơi 2 máy bay chiến đấu F-8 Crusader của hải quân Mỹ. Để chúc mừng thành tích chiến thắng trận đầu, Việt Nam đã lấy ngày này làm ngày lễ kỷ niệm.
Trong toàn bộ thời gian chiến tranh Việt Nam, không quân Việt Nam trước sau đã sinh ra 16 phi công nổi tiếng, chỉ 16 phi công này đã bắn rơi tổng cộng 106 máy bay địch. Trong đó Nguyễn Văn Cốc là phi công nổi tiếng nhất, ông đã bắn rơi tổng cộng 9 máy bay địch. Do đó, năm 1998 ông được thăng chức làm tư lệnh không quân Việt Nam.
Xét đến ưu thế số lượng, kỹ thuật và hệ thống tuyệt đối của lực lượng không quân Mỹ trong chiến tranh, không quân Việt Nam có thể giành được chiến thắng như vậy là điều không hề dễ dàng.
Đến năm 1972, không quân Việt Nam đã sở hữu 4 trung đoàn không quân và 194 phi công, gần 200 máy bay chiến đấu, trong đó có 120 máy bay chiến đấu MiG-21 loại mới nhất.
Lúc đó chiến tranh Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ không chiến siêu âm. Đây cũng là cuộc không chiến giữa các máy bay chiến đấu có vận tốc gấp đôi vận tốc âm thanh lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam đã thu được rất nhiều trang bị của không quân chế độ Sài Gòn, bao gồm máy bay chiến đấu F-5E, các máy bay vận tải C-123 và C-130, máy bay tấn công A-37, máy bay trực thăng UH-1. Không quân Việt Nam nhanh chóng phát triển, đạt quy mô hơn 1.000 chiếc, hầu như trong vòng 1 đêm đã trở thành lực lượng đường không tương đối khổng lồ.
Trong thời gian từ tháng 7 - 8/1979, Liên Xô đã cung cấp rất nhiều máy bay chiến đấu mới cho Việt Nam, bao gồm 180 máy bay chiến đấu MiG-21 (tiên tiến hơn máy bay chiến đấu J-7II và J-7III của không quân Trung Quốc khi đó), trang bị cho 8 trung đoàn của không quân Việt Nam. Sau đó, Liên Xô lại cung cấp 46 máy bay chiến đấu ném bom Su-22M3 cho Việt Nam.
Đến năm 1980, những máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo mà Việt Nam thu được trong chiến tranh đã nhanh chóng nghỉ hưu, không quân Việt Nam đã giữ lại hơn 500 máy bay chiến đấu, trong đó MiG-21 được coi là chủ lực. Lúc đó số lượng máy bay chiến đấu MiG-21 của không quân Việt Nam nhiều hơn cả số lượng máy bay chiến đấu J-7, một loại máy bay của không quân Trung Quốc sao chép từ MiG-21.
Từ thập niên 1990 trở đi, tức là sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã mất đi viện trợ từ bên ngoài, phát triển kinh tế tương đối khó khăn, do kinh phí thiếu thốn, nên Việt Nam không thể tiến hành mua sắm vũ khí quy mô lớn.
Mãi đến những năm gần đây, do cải cách kinh tế của Việt Nam đạt được thành tựu nhất định, vì vậy Việt Nam từng bước tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn đối với không quân.
Hiện nay, không quân Việt Nam có 30.000 quân, 4 sư đoàn không quân, tổng cộng 13 trung đoàn bay. Trong đó có 5 trung đoàn máy bay chiến đấu, 3 trung đoàn máy bay vận tải, 3 trung đoàn máy bay huấn luyện, 2 trung đoàn máy bay cường kích.
Lực lượng phòng không mặt đất có 6 sư đoàn phòng không, tổng cộng 17 trung đoàn tên lửa, 7 trung đoàn pháo cao xạ, 6 trung đoàn radar. Không quân Việt Nam trang bị khoảng 480 máy bay các loại, trong đó có 240 máy bay tác chiến.
Báo Trung Quốc cho rằng tình hình trang bị hiện nay của không quân Việt Nam ngoài mấy chục máy bay chiến đấu Su-27/Su-30 tương đối tốt, hơn 200 chiếc còn lại là những máy bay như MiG-21, MiG-23 và Su-22... đã cũ kỹ và chưa được nâng cấp hiện đại hóa.
Xuất phát từ sự lo ngại về an ninh, những năm gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu rất nhiều vũ khí tiên tiến của nước ngoài. Về không quân, năm 2003 Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu 11 máy bay chiến đấu Su-27 của Nga. Trong giai đoạn 2004 - 2012, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Nga.
Tháng 8/2013, Việt Nam lại ký kết hợp đồng mua sắm 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trị giá khoảng 600 triệu USD của Nga, hoàn thành bàn giao vào năm 2016.
Trừ những máy bay chiến đấu gặp nạn trong những năm qua, hiện nay, Việt Nam sở hữu tổng cộng 45 máy bay chiến đấu dòng Su-27/Su-30. Đây là lực lượng không quân mạnh nhất trong các nước Đông Nam Á, ngoài Singapore.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2V là một phiên bản cải tiến được nghiên cứu chế tạo cho Việt Nam dựa trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-30MKK mà Nga bán cho Trung Quốc.
Máy bay Su-30MK2V trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực SDU-10U cải tiến, bao gồm tìm kiếm, dò tìm, theo dõi, đã tăng thêm mô hình tìm kiếm và theo dõi nhiều mục tiêu, có thể dò tìm 10 mục tiêu, đồng thời dẫn đường cho tên lửa không đối không tấn công 2 mục tiêu.
Với mô hình tấn công đối đất/đối hải, máy bay này có thể đo khoảng cách không đối đất, đo vẽ bản đồ và theo dõi, tránh né địa hình, được trang bị các loại tên lửa như X-59, X-31A và X-35, ném bom dẫn đường chính xác được dẫn đường bằng laser và truyền hình.
Ngoài ra, Su-30MK2V còn trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh. Khả năng tác chiến tốt hơn một chút so với máy bay chiến đấu Su-30MKK nhập khẩu ban đầu của Trung Quốc, tương đương với máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của lực lượng đường không hải quân Trung Quốc.
Nghe nói, Việt Nam còn muốn mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam đã đàm phán với Nga mua 12 - 16 máy bay chiến đấu Su-35 với đơn giá là 100 triệu USD/chiếc. Trong khi đó, đơn giá mua sắm loại máy bay này của Trung Quốc khoảng 84 triệu USD. Điều này cho thấy Trung Quốc mua cái gì thì Việt Nam mua cái đó.
Hiện nay, không quân Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng thành một lực lượng không quân do máy bay thế hệ thứ ba làm chủ lực. Ba loại máy bay Su-27, Su-30MK2 và Su-22 của không quân Việt Nam sẽ hiệp đồng tác chiến, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, đồng thời phát động tấn công tập trung đối với các mục tiêu trên biển. Sina cho rằng chiến thuật tương tự như việc Trung Quốc kết hợp sử dụng máy bay chiến đấu J-11, máy bay chiến đấu Su-30MKK và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Phi Báo.
Nguồn: Sina, Viettimes
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017
'Tứ giác kim cương': Bước đầu lập NATO của châu Á?
Gắn kết nhau bằng các lợi ích an ninh chung, Bộ tứ Mỹ - Nhật - Ấn - Australia có thể tác động mạnh mẽ đến cấu trúc an ninh khu vực trong những thập niên tới.
Cụm từ "Ấn Độ — Thái Bình Dương" liên tục được Mỹ và một số đồng minh của nước này sử dụng, thay vì cách gọi phổ biến "châu Á — Thái Bình Dương". Không chỉ là vấn đề về ngữ nghĩa, sự thay đổi này có khả năng tạo ra một cơn địa chấn làm thay đổi tình hình địa — chính trị của khu vực, SCMP nhận định.
Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ hồi tháng này tuyên bố thống nhất thiết lập một liên minh có thể tiến hành hoạt động tuần tra và tăng cường ảnh hưởng ở vùng biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, tại (các khu vực tranh chấp) Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ý tưởng về việc tập hợp nhóm 4 nước có cùng tư tưởng — được biết với cái tên Đối thoại An ninh Bốn bên hay Bộ tứ — lần đầu tiên được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra vào năm 2007. Tuy nhiên sáng kiến bị "thui chột" sau khi Bắc Kinh phản đối, nói rằng sự hợp tác quốc phòng của các nước với Ấn Độ nhằm kiềm chế Trung Quốc phát triển.
Ý tưởng này quay trở lại khi các quan chức cấp cao từ 4 nước gặp gỡ tại Manila, Philippines hôm 11/11, bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đối trọng với Bắc Kinh
Rõ ràng là chương trình nghị sự của Bộ tứ sẽ tập trung đối trọng với Trung Quốc. Sự hồi sinh của tứ giác này cho thấy các nhà ngoại giao ở Washington, Tokyo, Canberra và New Delhi đang ngày càng cảm thấy hoài nghi, bất an về sự trỗi dậy kinh tế, quân sự của Trung Quốc.
Trong tuyên bố sau cuộc gặp, 4 nước cho biết họ cam kết đảm bảo duy trì khu vực "tự do và rộng mở", "tôn trọng luật pháp quốc tế", và "trật tự dựa trên nguyên tắc ở Ấn Độ — Thái Bình Dương". Điều này phản ánh nhận thức chung của họ rằng Trung Quốc đang không tuân thủ các quy tắc về lãnh thổ, hàng hải và thương mại.
Chiến lược mới nhằm đối trọng với Trung Quốc khởi đầu bằng việc tập hợp liên minh 4 nước trên Mỹ cho thấy rõ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington trong khu vực.
Cuộc gặp Bộ tứ diễn ra vào thời điểm Mỹ dường như đang thay đổi trọng tâm chiến lược. Trong chuyến công du Đông Á, ông Trump cũng nhắc tới khu vực bằng cụm từ "Ấn Độ — Thái Bình Dương", không phải là "châu Á — Thái Bình Dương" như những người tiền nhiệm.
Triển vọng hình thành một 'NATO của châu Á'
Chiến lược này có vẻ thuộc về nội dung "cân bằng cứng" trong chính sách ngoại giao Đông Á của Tổng thống Trump. Ông coi đó là cách để duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực sau khi hủy bỏ chính sách "xoay trục" của người tiền nhiệm Barrack Obama và rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, những động thái cho thấy sự rút lui của Mỹ khỏi khu vực.
Mặc dù luôn đóng vai trò cường quốc số 1 ở Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ hiếm khi mở rộng hoạt động quân sự và ngoại giao ra Ấn Độ Dương. Những động thái mới của Mỹ một mặt cho thấy sự cam kết của Washington — cả về an ninh và ngoại giao — với khu vực, mặt khác nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ như một đồng minh.
Những nước nhỏ như Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Philippines và Việt Nam có thể có lợi từ một liên kết do Mỹ dẫn đầu trong một "Ấn Độ — Thái Bình Dương" đa cực, nhằm kiểm soát sức mạnh của Trung Quốc.
Nó cũng thể hiện tầm quan trọng ngày càng lớn của địa chính trị hàng hải trong một thế giới ngày càng hội nhập. Về mặt kinh tế, chiến lược này có thể coi là một phản ứng đối với "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, sáng kiến nhằm thiết lập tuyến thương mại lấy Trung Quốc làm trung tâm từ Philippines đến biển Địa Trung Hải.
Các thành viên Bộ tứ không tuyên bố công khai mục đích kiềm chế Trung Quốc. Họ nói mục tiêu của nhóm là nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ và đảm bảo chủ nghĩa tự do thắng thế trong khu vực.
Thế nhưng, cái giúp gắn kết Bộ tứ không phải hệ ý thức chung giữa các thành viên mà là lợi ích tương đồng trong các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm Triều Tiên, Biển Đông, biển Hoa Đông. Liên minh các quốc gia dân chủ này mở ra tiềm năng để xây dựng một NATO của châu Á, có thể thay đổi mạnh mẽ tình hình an ninh khu vực trong những thập niên tới.
Nguồn: news.zing.vn
Cụm từ "Ấn Độ — Thái Bình Dương" liên tục được Mỹ và một số đồng minh của nước này sử dụng, thay vì cách gọi phổ biến "châu Á — Thái Bình Dương". Không chỉ là vấn đề về ngữ nghĩa, sự thay đổi này có khả năng tạo ra một cơn địa chấn làm thay đổi tình hình địa — chính trị của khu vực, SCMP nhận định.
Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ hồi tháng này tuyên bố thống nhất thiết lập một liên minh có thể tiến hành hoạt động tuần tra và tăng cường ảnh hưởng ở vùng biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, tại (các khu vực tranh chấp) Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ý tưởng về việc tập hợp nhóm 4 nước có cùng tư tưởng — được biết với cái tên Đối thoại An ninh Bốn bên hay Bộ tứ — lần đầu tiên được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra vào năm 2007. Tuy nhiên sáng kiến bị "thui chột" sau khi Bắc Kinh phản đối, nói rằng sự hợp tác quốc phòng của các nước với Ấn Độ nhằm kiềm chế Trung Quốc phát triển.
Ý tưởng này quay trở lại khi các quan chức cấp cao từ 4 nước gặp gỡ tại Manila, Philippines hôm 11/11, bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đối trọng với Bắc Kinh
Rõ ràng là chương trình nghị sự của Bộ tứ sẽ tập trung đối trọng với Trung Quốc. Sự hồi sinh của tứ giác này cho thấy các nhà ngoại giao ở Washington, Tokyo, Canberra và New Delhi đang ngày càng cảm thấy hoài nghi, bất an về sự trỗi dậy kinh tế, quân sự của Trung Quốc.
Trong tuyên bố sau cuộc gặp, 4 nước cho biết họ cam kết đảm bảo duy trì khu vực "tự do và rộng mở", "tôn trọng luật pháp quốc tế", và "trật tự dựa trên nguyên tắc ở Ấn Độ — Thái Bình Dương". Điều này phản ánh nhận thức chung của họ rằng Trung Quốc đang không tuân thủ các quy tắc về lãnh thổ, hàng hải và thương mại.
Chiến lược mới nhằm đối trọng với Trung Quốc khởi đầu bằng việc tập hợp liên minh 4 nước trên Mỹ cho thấy rõ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington trong khu vực.
Cuộc gặp Bộ tứ diễn ra vào thời điểm Mỹ dường như đang thay đổi trọng tâm chiến lược. Trong chuyến công du Đông Á, ông Trump cũng nhắc tới khu vực bằng cụm từ "Ấn Độ — Thái Bình Dương", không phải là "châu Á — Thái Bình Dương" như những người tiền nhiệm.
Triển vọng hình thành một 'NATO của châu Á'
Chiến lược này có vẻ thuộc về nội dung "cân bằng cứng" trong chính sách ngoại giao Đông Á của Tổng thống Trump. Ông coi đó là cách để duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực sau khi hủy bỏ chính sách "xoay trục" của người tiền nhiệm Barrack Obama và rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, những động thái cho thấy sự rút lui của Mỹ khỏi khu vực.
Mặc dù luôn đóng vai trò cường quốc số 1 ở Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ hiếm khi mở rộng hoạt động quân sự và ngoại giao ra Ấn Độ Dương. Những động thái mới của Mỹ một mặt cho thấy sự cam kết của Washington — cả về an ninh và ngoại giao — với khu vực, mặt khác nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ như một đồng minh.
Những nước nhỏ như Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Philippines và Việt Nam có thể có lợi từ một liên kết do Mỹ dẫn đầu trong một "Ấn Độ — Thái Bình Dương" đa cực, nhằm kiểm soát sức mạnh của Trung Quốc.
Nó cũng thể hiện tầm quan trọng ngày càng lớn của địa chính trị hàng hải trong một thế giới ngày càng hội nhập. Về mặt kinh tế, chiến lược này có thể coi là một phản ứng đối với "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, sáng kiến nhằm thiết lập tuyến thương mại lấy Trung Quốc làm trung tâm từ Philippines đến biển Địa Trung Hải.
Các thành viên Bộ tứ không tuyên bố công khai mục đích kiềm chế Trung Quốc. Họ nói mục tiêu của nhóm là nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ và đảm bảo chủ nghĩa tự do thắng thế trong khu vực.
Thế nhưng, cái giúp gắn kết Bộ tứ không phải hệ ý thức chung giữa các thành viên mà là lợi ích tương đồng trong các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm Triều Tiên, Biển Đông, biển Hoa Đông. Liên minh các quốc gia dân chủ này mở ra tiềm năng để xây dựng một NATO của châu Á, có thể thay đổi mạnh mẽ tình hình an ninh khu vực trong những thập niên tới.
Nguồn: news.zing.vn
Màn nhảy LED đến từ Việt Nam đang gây "bão" sân khấu Asia's Got Talent 2017
Không phải tự nhiên 218 vào được Bán kết Asia's Got Talent với tài năng và trình độ của họ.
Vừa mới hôm qua (24/11), cộng đồng mạng thế giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng đã được một phen sôi nổi với màn trình diễn LED-dance của nhóm nhảy 218 đến từ Việt Nam trong cuộc thi Asia's Got Talent 2017.
Được biết, đây là lần thứ 2 nhóm nhảy này đã lập được kỳ tích khiến cho toàn bộ giám khảo cũng như hội trường hoàn toàn cuốn hút và thuyết phục bởi kịch bản và kỹ năng điêu luyện, cùng sự biến hóa đẹp mắt của ánh sáng, âm thanh.
Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017
Trung Quốc điều máy bay ném bom hạng nặng diễn tập ở Biển Đông
Không quân Trung Quốc một lần nữa điều máy bay ném bom hạng nặng thực hiện "tuần tra tác chiến trên không" ở vùng Biển Đông có tranh chấp, một phần trong điều mà họ gọi là các chuyến bay "thường lệ" trong tuyến đường thủy chiến lược này.
Một phi đội máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thao dượt trong những ngày gần đây và hoàn tất vào ngày thứ Năm, Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn viên Thân Tiến Khoa nói.
Ông Thân nói rằng các cuộc diễn tập bên trên Biển Đông nhắm mục tiêu "cải thiện năng lực tác chiến thực sự trên biển và kiến tạo các phương pháp chiến đấu của lực lượng."
Không quân đã bắt đầu huấn luyện với mục đích "trui rèn khả năng giành chiến thắng một cuộc chiến tiềm năng" sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc đại hội mỗi năm năm một lần vào cuối tháng 10, ông Thân được dẫn lời nói thêm.
Tân Hoa Xã cho biết các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng tiến hành diễn tập trong những ngày gần đây bên trên Eo biển Ba Sĩ, phân cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục, và Eo biển Miyako gần tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Bản tin không nêu rõ ngày, nhưng nói rằng các máy bay ném bom H-6K cất cánh từ một sân bay nội địa ở miền bắc Trung Quốc.
Cuối tháng trước, Trung Quốc cũng đã điều các máy bay ném bom H-6K bay gần lãnh thổ Guam của Mỹ. Các nhà phân tích quân sự nói cuộc tuần tra này là một phần trong chiến lược răn đe nhắm vào Mỹ.
Vào tháng 7, 10 máy bay của quân đội Trung Quốc cũng bay qua chính những eo biển chiến lược này trước khi bay tới Tây Thái Bình Dương để diễn tập.
Hai máy bay ném bom H-6K cố ý vượt qua Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan ở phía đông hòn đảo này, khiến Đài Bắc vội vàng điều hai máy bay phản lực bám theo.
Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lời một chỉ huy không quân Trung Quốc nói với các phóng viên tại đại hội đảng rằng "những máy bay lượn vòng quanh đảo Đài Loan sẽ trở nên thường xuyên trong quá trình huấn luyện."
Trung Quốc đang có những hành động ngày càng quyết đoán ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong lúc nước này đang hiện đại hóa quân đội và thể hiện sức mạnh quân sự xa bờ hơn.
Bắc Kinh vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Tokyo liên quan tới quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, nơi khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong vùng biển này.
Nguồn: Tân Hoa Xã, VOA
Một phi đội máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thao dượt trong những ngày gần đây và hoàn tất vào ngày thứ Năm, Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn viên Thân Tiến Khoa nói.
Ông Thân nói rằng các cuộc diễn tập bên trên Biển Đông nhắm mục tiêu "cải thiện năng lực tác chiến thực sự trên biển và kiến tạo các phương pháp chiến đấu của lực lượng."
Không quân đã bắt đầu huấn luyện với mục đích "trui rèn khả năng giành chiến thắng một cuộc chiến tiềm năng" sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc đại hội mỗi năm năm một lần vào cuối tháng 10, ông Thân được dẫn lời nói thêm.
Tân Hoa Xã cho biết các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng tiến hành diễn tập trong những ngày gần đây bên trên Eo biển Ba Sĩ, phân cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục, và Eo biển Miyako gần tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Bản tin không nêu rõ ngày, nhưng nói rằng các máy bay ném bom H-6K cất cánh từ một sân bay nội địa ở miền bắc Trung Quốc.
Cuối tháng trước, Trung Quốc cũng đã điều các máy bay ném bom H-6K bay gần lãnh thổ Guam của Mỹ. Các nhà phân tích quân sự nói cuộc tuần tra này là một phần trong chiến lược răn đe nhắm vào Mỹ.
Vào tháng 7, 10 máy bay của quân đội Trung Quốc cũng bay qua chính những eo biển chiến lược này trước khi bay tới Tây Thái Bình Dương để diễn tập.
Hai máy bay ném bom H-6K cố ý vượt qua Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan ở phía đông hòn đảo này, khiến Đài Bắc vội vàng điều hai máy bay phản lực bám theo.
Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lời một chỉ huy không quân Trung Quốc nói với các phóng viên tại đại hội đảng rằng "những máy bay lượn vòng quanh đảo Đài Loan sẽ trở nên thường xuyên trong quá trình huấn luyện."
Trung Quốc đang có những hành động ngày càng quyết đoán ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong lúc nước này đang hiện đại hóa quân đội và thể hiện sức mạnh quân sự xa bờ hơn.
Bắc Kinh vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Tokyo liên quan tới quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, nơi khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong vùng biển này.
Nguồn: Tân Hoa Xã, VOA
Trump cuối cùng đã thua trong chiến tranh Việt Nam tại Đà Nẵng thế nào?
Các phương tiện truyền thông nước ngoài tiếp tục phân tích Tuần lễ của các lãnh đạo nền kinh tế APEC tại Đà Nẵng và chuyến thăm của người đứng đầu nước Mỹ và Trung Quốc tới Hà Nội.
Ấn bản Ấn Độ Scroll.in đăng tải một bài viết sắc sảo về bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump tại hội nghị thượng đỉnh APEC.
"Với suy nghĩ nhẹ dạ từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực, ông Trump cuối cùng đã thua trong chiến tranh Việt Nam — cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Diễn đàn APEC, được nhóm họp từ năm 1989, là một sáng kiến lớn của Mỹ để xây dựng lại vai trò lãnh đạo của mình trong khu vực sau thảm họa suy giảm ảnh hưởng trong thời hậu chiến tại châu Á. Nhưng Trump, trong bài phát biểu của ông bày tỏ hối tiếc của mình trước sự vô ích của Tổ chức thương mại đa phương và nhường sân khấu lại cho nhà lãnh đạo mạnh mẽ Trung Quốc Tập Cận Bình,"tờ báo viết.
Tất nhiên, ông Tập không phát biểu ở Đà Nẵng về những việc mà Trung Quốc thực sự đã làm: từ gian lận thương mại đến đánh cắp sở hữu trí tuệ, từ việc tuyên bố một trong những tuyến đường biển quốc tế nhộn nhịp nhất trên Biển Đông là biển nội địa của Trung Quốc, tới việc tự cô lập Internet tại nước này. Nhưng lời hứa của ông về một chính sách công bằng và toàn diện mang lại cho ông những tràng pháo tay từ các nhà lãnh đạo châu Á, đang bị sốc trước việc Trump từ bỏ sự lãnh đạo thương mại của Mỹ, mà ông ta đã bắt đầu ngay lập tức sau khi vào Nhà Trắng, đầu tiên là Hoa Kỳ rời khỏi thỏa thuận TPP, và sau đó là thỏa thuận khí hậu Paris. Nhưng trong bài phát biểu quan trọng của mình ở Đà nẵng, ông đã chuyển giao không chỉ vị trí lãnh đạo trong khu vực, mà còn toàn bộ nền kinh tế thế giới tới người cai trị độc đoán của Trung Quốc, tác giả viêt.
Ấn bản quốc tế có uy tín The Diplomat đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Trump đến Việt Nam trên quan điểm triển vọng hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
"Sự phát triển của việc hợp tác này rất cần thiết cho cả Việt Nam và lợi ích chiến lược của Mỹ ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ Việt Nam bằng cách mở rộng khả năng trao đổi tin tức tình báo trên biển, cũng như hiện đại hóa đội tàu tuần tra Cảnh sát biển. Hà Nội đánh giá cao sự hiện diện vững chắc của Hoa Kỳ, nhằm cân bằng với Trung Quốc. Họ cố gắng duy trì một sự cân bằng giữa hai cường quốc để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng cố để không rơi vào sự đối đầu. Nếu Hoa Kỳ tính toán đến điều này, việc hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam sẽ tiếp tục ", bài báo khẳng định.
Top 5 vũ khí của Việt Nam khiến Trung Quốc lo sợ
Với tựa đề: “Nếu Việt Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh: 5 loại vũ khí khiến Bắc Kinh run sợ”, tác giả Robert Farley từ National Interest đã điểm mặt 5 loại vũ khí làm Trung Quốc “mất ăn mất ngủ” mà Việt Nam đang sở hữu.
1. Chiến đấu cơ Su-27
Cả không quân Việt Nam và không quân Trung Quốc đều đã nâng cấp các chiến đấu cơ của mình. Đáng chú ý nhất trong số này là các máy bay thuộc dòng Su-27 Flanker. Việt Nam có khoảng 40 chiến đấu cơ Flanker các loại và đang đặt hàng thêm 20 chiếc nữa từ Nga. Ngoài nhiệm vụ phòng không đối không, những máy bay này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển của Trung Quốc với tên lửa hành trình tầm xa, độ chính xác cao.
Su-27
2. Tàu ngầm lớp Kilo
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng hải quân Trung Quốc vẫn gặp vấn đề với chiến tranh chống tàu ngầm. Hạm đội dưới nước của Trung Quốc được tối ưu hóa để tấn công chống lại các tàu nổi, chứ không phải tàu ngầm.
Các tàu ngầm lớp Kilo hiện đại mà Việt Nam mới mua của Nga sẽ là vấn đề lớn với hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng có tàu Kilo (và nhiều loại tàu ngầm khác) nhưng những tàu này chưa thể vô hiệu hóa được các tàu ngầm của Việt Nam. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có cả ngư lôi, tên lửa hành trình chống tàu và có thể là mối đe dọa lớn với các tàu chiến và hệ thống máy móc đặt ngoài khơi của Trung Quốc.
Việt Nam hiện có 2 tàu Kilo đang hoạt động và sắp đặt mua thêm 4 chiếc nữa. Mặc dù Trung Quốc có thể gây sức ép để Nga chậm chuyển giao tàu ngầm và vũ khí cho Việt Nam nhưng Moscow có vẻ không nghe theo.
3. Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển nhiều loại tên lửa và hệ thống phòng chiến lược A2/AD. Với sức mạnh hiện nay của mình, Trung Quốc có thể quản lý hệ thống A2/AD còn non trẻ của các nước láng giềng. Cũng như Bắc Kinh, Việt Nam từ lâu đã xây dựng một loạt các hệ thống tên lửa hành trình. Giờ đây, Việt Nam có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các bệ phóng trên bờ. Khi kết hợp với nhau, những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng để áp đảo hệ thống phòng không trên tàu của hải quân Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ trên bờ của Việt Nam có thể sống sót sau vụ tấn công lớn từ phía Trung Quốc nhờ vào tên lửa đất đối đất P-800 Onyx. Một tên lửa Onyx với vận tốc 2,5 Mach, tầm bắn 180 dặm và mang đầu đạn 250 kg có thể khiến mọi loại tàu chiến Trung Quốc gặp phải một ngày tồi tệ nếu xung đột xảy ra. Được đặt tại những vị trí phòng thủ chiến lược, mạng lưới phòng không của quân đội Việt Nam, trong đó có tên lửa (kể cả những tên lửa hành trình tầm ngắn đời cũ) đều có thể giới hạn rất mạnh phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc.
4. Tổ hợp tên lửa S-300 SAM
Lực lượng phòng không Trung Quốc không thể chống lại tổ hợp phòng không tinh vi của Việt Nam nếu xung đột xảy ra. Muốn sử dụng lực lượng phòng không để chống lại Việt Nam, Trung Quốc phải trang bị hoặc tránh được lực lượng phòng không của Việt Nam. Các hoạt động chế áp phòng không đối phương là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi tính tổ chức và cá nhân nhất so với những gì lực lượng phòng không có thể làm. Mỹ là nước đã phát triển được khả năng này qua kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Việt Nam, Kosovo và Iraq và thông qua các bài tập thực tế tại Nevada. Chúng tôi chưa biết lực lược phòng không Trung Quốc đã làm thế nào để phát triển kỹ năng cần thiết để đánh bại mạng lưới phòng không của Việt Nam. Nếu không thể, tên lửa đất đối đất của Việt Nam sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp cho máy bay và phi công của Trung Quốc.
Hệ thống tiên tiến nhất trong mạng lưới phòng không của Không quân việt Nam là S-300. Loại tên lửa này có thể theo dõi và tấn công hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Hệ thống các điểm phòng thủ bổ sung có thể bảo vệ S-300 khỏi bị tấn công. Kết hợp với việc sử dụng máy bay chiến đấu, mạng lưới SAM sẽ rất khó bị hạ gục.
5. Lợi thế "chủ nhà"
Chiến tranh biên giới năm 1979, Trung Quốc đã cố "trừng phạt" Hà Nội bằng cách tung bộ binh và tổ chức cuộc xâm lược lớn vào các tỉnh phía bắc Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã xác định mục tiêu chính của Trung Quốc là tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của mình. Do đó, quân đội Việt Nam tránh đối đầu với quy mô lớn cho đến khi quân đội Trung Quốc lọt vào các khu vực phục kích của mình. Thời điểm đó, cả 2 bên đều bị tổn thất nặng nề, cuối cùng, người Trung Quốc đã phải rút lui.
Quân đội cả 2 bên năm 1979 nhỏ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng đã chuyên nghiệp hơn, được trang bị công nghệ hiện đại hơn và tổ chức tốt hơn. Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đã nâng cao trình độ của sĩ quan, tiếp xúc với các đơn vị đào tạo và kinh nghiệm quốc tế, trang thiết bị được nâng cấp đáng kể.
Trong chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam có lợi thế "sân nhà". Sự kiên cường của quân lính Việt Nam, thường xuyên chiến đấu với chiến thuật du kích trong điều kiện khắc nghiệt đã ngăn cản được cuộc xâm lược lớn của quân đội Trung Quốc từ các tỉnh phía Bắc.
Trong trường hợp nếu có chiến tranh xảy ra, quân đội Trung Quốc có thẻ giành chiến thắng áp đảo trên không, thì quân đội Việt Nam đã nhiều lần chứng minh khả năng tìm kiếm và tối đa hóa lợi thế sân nhà của mình.
1. Chiến đấu cơ Su-27
Cả không quân Việt Nam và không quân Trung Quốc đều đã nâng cấp các chiến đấu cơ của mình. Đáng chú ý nhất trong số này là các máy bay thuộc dòng Su-27 Flanker. Việt Nam có khoảng 40 chiến đấu cơ Flanker các loại và đang đặt hàng thêm 20 chiếc nữa từ Nga. Ngoài nhiệm vụ phòng không đối không, những máy bay này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển của Trung Quốc với tên lửa hành trình tầm xa, độ chính xác cao.
Su-27
2. Tàu ngầm lớp Kilo
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng hải quân Trung Quốc vẫn gặp vấn đề với chiến tranh chống tàu ngầm. Hạm đội dưới nước của Trung Quốc được tối ưu hóa để tấn công chống lại các tàu nổi, chứ không phải tàu ngầm.
Các tàu ngầm lớp Kilo hiện đại mà Việt Nam mới mua của Nga sẽ là vấn đề lớn với hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng có tàu Kilo (và nhiều loại tàu ngầm khác) nhưng những tàu này chưa thể vô hiệu hóa được các tàu ngầm của Việt Nam. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có cả ngư lôi, tên lửa hành trình chống tàu và có thể là mối đe dọa lớn với các tàu chiến và hệ thống máy móc đặt ngoài khơi của Trung Quốc.
Việt Nam hiện có 2 tàu Kilo đang hoạt động và sắp đặt mua thêm 4 chiếc nữa. Mặc dù Trung Quốc có thể gây sức ép để Nga chậm chuyển giao tàu ngầm và vũ khí cho Việt Nam nhưng Moscow có vẻ không nghe theo.
3. Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển nhiều loại tên lửa và hệ thống phòng chiến lược A2/AD. Với sức mạnh hiện nay của mình, Trung Quốc có thể quản lý hệ thống A2/AD còn non trẻ của các nước láng giềng. Cũng như Bắc Kinh, Việt Nam từ lâu đã xây dựng một loạt các hệ thống tên lửa hành trình. Giờ đây, Việt Nam có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các bệ phóng trên bờ. Khi kết hợp với nhau, những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng để áp đảo hệ thống phòng không trên tàu của hải quân Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ trên bờ của Việt Nam có thể sống sót sau vụ tấn công lớn từ phía Trung Quốc nhờ vào tên lửa đất đối đất P-800 Onyx. Một tên lửa Onyx với vận tốc 2,5 Mach, tầm bắn 180 dặm và mang đầu đạn 250 kg có thể khiến mọi loại tàu chiến Trung Quốc gặp phải một ngày tồi tệ nếu xung đột xảy ra. Được đặt tại những vị trí phòng thủ chiến lược, mạng lưới phòng không của quân đội Việt Nam, trong đó có tên lửa (kể cả những tên lửa hành trình tầm ngắn đời cũ) đều có thể giới hạn rất mạnh phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc.
4. Tổ hợp tên lửa S-300 SAM
Lực lượng phòng không Trung Quốc không thể chống lại tổ hợp phòng không tinh vi của Việt Nam nếu xung đột xảy ra. Muốn sử dụng lực lượng phòng không để chống lại Việt Nam, Trung Quốc phải trang bị hoặc tránh được lực lượng phòng không của Việt Nam. Các hoạt động chế áp phòng không đối phương là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi tính tổ chức và cá nhân nhất so với những gì lực lượng phòng không có thể làm. Mỹ là nước đã phát triển được khả năng này qua kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Việt Nam, Kosovo và Iraq và thông qua các bài tập thực tế tại Nevada. Chúng tôi chưa biết lực lược phòng không Trung Quốc đã làm thế nào để phát triển kỹ năng cần thiết để đánh bại mạng lưới phòng không của Việt Nam. Nếu không thể, tên lửa đất đối đất của Việt Nam sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp cho máy bay và phi công của Trung Quốc.
Hệ thống tiên tiến nhất trong mạng lưới phòng không của Không quân việt Nam là S-300. Loại tên lửa này có thể theo dõi và tấn công hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Hệ thống các điểm phòng thủ bổ sung có thể bảo vệ S-300 khỏi bị tấn công. Kết hợp với việc sử dụng máy bay chiến đấu, mạng lưới SAM sẽ rất khó bị hạ gục.
5. Lợi thế "chủ nhà"
Chiến tranh biên giới năm 1979, Trung Quốc đã cố "trừng phạt" Hà Nội bằng cách tung bộ binh và tổ chức cuộc xâm lược lớn vào các tỉnh phía bắc Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã xác định mục tiêu chính của Trung Quốc là tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của mình. Do đó, quân đội Việt Nam tránh đối đầu với quy mô lớn cho đến khi quân đội Trung Quốc lọt vào các khu vực phục kích của mình. Thời điểm đó, cả 2 bên đều bị tổn thất nặng nề, cuối cùng, người Trung Quốc đã phải rút lui.
Quân đội cả 2 bên năm 1979 nhỏ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng đã chuyên nghiệp hơn, được trang bị công nghệ hiện đại hơn và tổ chức tốt hơn. Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đã nâng cao trình độ của sĩ quan, tiếp xúc với các đơn vị đào tạo và kinh nghiệm quốc tế, trang thiết bị được nâng cấp đáng kể.
Trong chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam có lợi thế "sân nhà". Sự kiên cường của quân lính Việt Nam, thường xuyên chiến đấu với chiến thuật du kích trong điều kiện khắc nghiệt đã ngăn cản được cuộc xâm lược lớn của quân đội Trung Quốc từ các tỉnh phía Bắc.
Trong trường hợp nếu có chiến tranh xảy ra, quân đội Trung Quốc có thẻ giành chiến thắng áp đảo trên không, thì quân đội Việt Nam đã nhiều lần chứng minh khả năng tìm kiếm và tối đa hóa lợi thế sân nhà của mình.
Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017
Lệ Quyên - Những bài hát bolero hay nhất
Vũ Lệ Quyên (sinh ngày 02 tháng 4 năm 1981), được biết đến như Lệ Quyên, là một ca sĩ người Việt Nam. Năm 2004, cô bắt đầu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp với album đầu tay mang tên "Giấc mơ có thật". Cô được mọi người biết đến với những hoạt động âm nhạc nghiêm túc, đầu tư triệt để với âm nhạc nhẹ, nhạc vàng, nhạc tiền chiến chính thức vào những năm 2000 và được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc bolero Việt Nam".
Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017
Thúy Hà: Giọng hát bolero ngọt ngào sâu lắng
Mời các bạn nghe những bài hát bolero qua giọng hát ngọt ngào sâu lắng Thúy Hà.
Danh sách các bài hát gồm:
1. Cho người vào cuộc chiến
2. Một ngày tàn chiến tranh
3. Tám điệp khúc
4. Hái trộm hoa rừng
5. Chuyến xe lam chiều
6. Mang trọn niềm đau
7. Khi không
8. Đoạn tuyệt
9. Kẻ đến sau
10. Chuyến tàu hoàng hôn
11. Có lẽ
12. Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca
13. Đêm tâm sự
14. Đêm ru điệu nhớ
15. Một lần dang dở
16. Ngàn năm tình vẫn đẹp
17. Người tình không đến
18. Sầu lẻ bóng
Trực thăng MH-60R Seahawk là ứng viên mới cho Việt Nam?
Trực thăng đa dụng dành cho hải quân MH-60R Seahawk là một vũ khí tiềm năng Việt Nam quan tâm trong thời gian tới.
Hiện tại phi đội trực thăng hải quân của Việt Nam chỉ gồm 8 chiếc săn ngầm Ka-28 được viện trợ từ thập niên 1980.
Đến nay sau hơn 30 năm sử dụng, số máy bay lên thẳng trên đã xuống cấp, không còn đáp ứng đủ yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Với xu thế đa năng hóa, trực thăng hạm tàu hiện nay không chỉ chuyên làm nhiệm vụ săn ngầm nữa mà còn phải có khả năng bắn tên lửa chống hạm, tên lửa chống tăng, hay rocket để yểm trợ hỏa lực cho biên đội cũng như phục vụ tấn công mặt đất.
Tuy nhiên đáng tiếc là khi dòng Ka-27/28 vẫn chỉ có chức năng chống ngầm, Ka-29 và Ka-52 thuần cho nhiệm vụ tấn công, mẫu thử nghiệm Ka-32A7 đa dụng thì chưa đủ độ tin cậy.
Chính vì vậy mà trong năm 2015, Hải quân Việt Nam thực hiện cuộc tiếp xúc với Tập đoàn AgustaWestland để đánh giá trực thăng AW159 Wildcat.
Tuy nhiên sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí thì MH-60R Seahawk lại bất ngờ nổi lên như một ứng viên hàng đầu.
MH-60R là một biến thể sửa đổi từ SH-60, nó có nguồn gốc từ chương trình "LAMPS Mark III Block II Upgrade" khởi động vào năm 1993, 2 chiếc SH-60B đã được trưng dụng để hoán cải, chúng thực hiện chuyến bay thử đầu tiên ngày 22/12/1999.
Phiên bản này sau đó nhận tên định danh chính thức là MH-60R, bắt đầu phục vụ trong biên chế Hải quân cũng như Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ từ năm 2006.
MH-60R Seahawk có các tính năng kết hợp giữa SH-60B và SH-60F, nó được trang bị nhiều loại cảm biến tinh vi và hiện đại, đi kèm radar trinh sát AN/APS-147, thiết bị trinh sát quang điện tử, hệ thống liên kết dữ liệu và thiết bị định vị thủy âm dạng nhúng.
Nhờ những khí tài trên, trực thăng MH-60R Seahawk không những đảm nhiệm tốt vai trò chống ngầm như thiết kế với ngư lôi Mk 54 mà còn có thể triển khai cả tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire cũng như rocket có hoặc không điều khiển.
Trong tương lai với gói nâng cấp giữa vòng đời, chiếc máy bay lên thẳng này sẽ được tích hợp radar AN/APS-153 mạnh hơn loại AN/APS-147 nhiều lần, giúp triển khai được cả tên lửa chống hạm tầm ngắn.
Ngoài những ưu điểm trên, theo nhận xét thì MH-60R Seahawk còn có khả năng tiếp cận cũng như "bám"sàn đáp trực thăng của chiến hạm tốt hơn loại Ka-27/28 do Nga sản xuất. Độ bền khung thân cùng với chi phí khai thác, bảo dưỡng đều rẻ hơn hẳn.
Rào cản gần như duy nhất hiện nay có thể ảnh hưởng tới mong muốn sở hữu dòng trực thăng đa dụng tiên tiến dành cho hải quân này chỉ là đơn giá của chúng khá cao, lên tới 35 — 40 triệu USD cho mỗi chiếc.
Tuy vậy "đắt xắt ra miếng", tính năng kỹ chiến thuật của MH-60R Seahawk được đánh giá là hàng đầu thế giới trong cùng phân khúc tại thời điểm hiện tại.
Nguồn: baodatviet.vn
Hiện tại phi đội trực thăng hải quân của Việt Nam chỉ gồm 8 chiếc săn ngầm Ka-28 được viện trợ từ thập niên 1980.
Đến nay sau hơn 30 năm sử dụng, số máy bay lên thẳng trên đã xuống cấp, không còn đáp ứng đủ yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Với xu thế đa năng hóa, trực thăng hạm tàu hiện nay không chỉ chuyên làm nhiệm vụ săn ngầm nữa mà còn phải có khả năng bắn tên lửa chống hạm, tên lửa chống tăng, hay rocket để yểm trợ hỏa lực cho biên đội cũng như phục vụ tấn công mặt đất.
Tuy nhiên đáng tiếc là khi dòng Ka-27/28 vẫn chỉ có chức năng chống ngầm, Ka-29 và Ka-52 thuần cho nhiệm vụ tấn công, mẫu thử nghiệm Ka-32A7 đa dụng thì chưa đủ độ tin cậy.
Chính vì vậy mà trong năm 2015, Hải quân Việt Nam thực hiện cuộc tiếp xúc với Tập đoàn AgustaWestland để đánh giá trực thăng AW159 Wildcat.
Tuy nhiên sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí thì MH-60R Seahawk lại bất ngờ nổi lên như một ứng viên hàng đầu.
MH-60R là một biến thể sửa đổi từ SH-60, nó có nguồn gốc từ chương trình "LAMPS Mark III Block II Upgrade" khởi động vào năm 1993, 2 chiếc SH-60B đã được trưng dụng để hoán cải, chúng thực hiện chuyến bay thử đầu tiên ngày 22/12/1999.
Phiên bản này sau đó nhận tên định danh chính thức là MH-60R, bắt đầu phục vụ trong biên chế Hải quân cũng như Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ từ năm 2006.
MH-60R Seahawk có các tính năng kết hợp giữa SH-60B và SH-60F, nó được trang bị nhiều loại cảm biến tinh vi và hiện đại, đi kèm radar trinh sát AN/APS-147, thiết bị trinh sát quang điện tử, hệ thống liên kết dữ liệu và thiết bị định vị thủy âm dạng nhúng.
Nhờ những khí tài trên, trực thăng MH-60R Seahawk không những đảm nhiệm tốt vai trò chống ngầm như thiết kế với ngư lôi Mk 54 mà còn có thể triển khai cả tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire cũng như rocket có hoặc không điều khiển.
Trong tương lai với gói nâng cấp giữa vòng đời, chiếc máy bay lên thẳng này sẽ được tích hợp radar AN/APS-153 mạnh hơn loại AN/APS-147 nhiều lần, giúp triển khai được cả tên lửa chống hạm tầm ngắn.
Ngoài những ưu điểm trên, theo nhận xét thì MH-60R Seahawk còn có khả năng tiếp cận cũng như "bám"sàn đáp trực thăng của chiến hạm tốt hơn loại Ka-27/28 do Nga sản xuất. Độ bền khung thân cùng với chi phí khai thác, bảo dưỡng đều rẻ hơn hẳn.
Rào cản gần như duy nhất hiện nay có thể ảnh hưởng tới mong muốn sở hữu dòng trực thăng đa dụng tiên tiến dành cho hải quân này chỉ là đơn giá của chúng khá cao, lên tới 35 — 40 triệu USD cho mỗi chiếc.
Tuy vậy "đắt xắt ra miếng", tính năng kỹ chiến thuật của MH-60R Seahawk được đánh giá là hàng đầu thế giới trong cùng phân khúc tại thời điểm hiện tại.
Nguồn: baodatviet.vn
Báo TQ: Việt Nam có ý định mua máy bay F-15J, P-3C của Nhật Bản
Quan hệ quốc phòng Việt - Nhật, Việt - Mỹ ngày càng tốt, vì vậy cơ hội mua sắm vũ khí từ Nhật Bản và Mỹ của Việt Nam ngày càng cao hơn trong tương lai. Điều quan trọng là có sự cân nhắc kỹ càng.
Đoàn đại biểu quân đội Việt Nam sang thăm Nhật Bản và chụp ảnh trước máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản. Ảnh: Sohu.
Mua vũ khí của Nhật Bản có triển vọng lớn
Những năm gần đây, Nhật Bản trở thành đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Trong tương lai, Việt Nam có khả năng nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J từ Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản – Sina Trung Quốc ngày 14/11 dẫn các nguồn tin khẳng định.
Một dấu hiệu chứng minh cho khả năng trên sẽ xảy ra chính là trong một chuyến thăm Nhật Bản, đoàn đại biểu quân đội Việt Nam đã đến tham quan, khảo sát tình hình máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản. Hai bên còn chụp ảnh lưu niệm chung trước loại máy bay chiến đấu này.
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên đều đặc biệt quan tâm đến tình hình khu vực, thường xuyên tiến hành trao đổi về các vấn đề quan trọng cùng quan tâm.
Ngoài tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, hợp tác quân sự Việt - Nhật cũng có sự phát triển tương ứng. Chẳng hạn, từ năm 2015 trở đi, Nhật Bản đã cung cấp 6 tàu tuần tra cũ cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Trong thăm Việt Nam hồi tháng 1/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cho biết sẽ thông qua sử dụng "khoản vay viện trợ phát triển chính thức" (ODA) để tiếp tục cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Nhật Bản còn có kế hoạch giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan kỹ thuật, quân y và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có ý định cung cấp máy bay tuần tra P-3C cũ, máy bay vận tải C-2 và thủy phi cơ US-2 cho Việt Nam.
Sina Trung Quốc cho rằng Việt Nam luôn rất muốn có được máy bay tuần tra P-3C của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam khi thăm Việt Nam vào hạ tuần tháng 5/2016, nhưng rất nhiều cam kết hoàn toàn chưa được thực hiện.
Vì vậy, Việt Nam đã chuyển mục tiêu hướng vào Nhật Bản cũng là hợp tình hợp lý. Việt Nam hy vọng Nhật Bản cung cấp máy bay tuần tra P-3C và Nhật Bản cũng có thể đáp ứng. Vì vậy, thông tin Việt Nam có thể nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Hiện nay, trên phương diện chi viện tác chiến trên biển, trong không quân Việt Nam, ngoài máy bay chiến đấu Su-30MK2V có khả năng tác chiến đa năng, còn Su-22 và Su-27 lần lượt chỉ có khả năng tấn công đối hải và khả năng không chiến. Hơn nữa, khả năng không chiến của Su-27/30 chỉ có thể được coi là tốt, chứ không phải xuất sắc.
Trong tình hình chưa trang bị các máy bay chiến đấu đa dụng như Su-30SM, Su-35S hiện nay, nhập khẩu F-15J có thể tạm thời khắc phục được "điểm yếu" về khả năng không chiến của không quân Việt Nam.
Trong tương lai, Nhật Bản có thể cung cấp một lô máy bay chiến đấu F-15J đã được đại tu và nâng cấp cùng với hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật và thông tin liên quan cho Việt Nam. F-15J sẽ cùng với Su-22/27/30 hiện có của Việt Nam tạo thành lá chắn phòng không mạnh.
Vậy tính năng của máy bay chiến đấu F-15J như thế nào? Khi chiến đấu trên không ở cự ly gần, F-15J sẽ có ưu thế.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ còn tốt
Cũng liên quan đến không quân Việt Nam, trang tin Eastday tiếng Trung ngày 15/11 cho rằng chủ lực của không quân Việt Nam hiện nay là các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 mua của Nga. Các máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam còn được không ngừng nâng cấp, việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng Su-30 với Ấn Độ cũng diễn ra thường xuyên.
Không quân Việt Nam còn đang từng bước cho nghỉ hưu các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23 cũ, nhưng hiện còn chưa rõ Việt Nam sẽ mua sắm loại máy bay chiến đấu mới nào để thay thế.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Mỹ cho biết Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí của họ. Việt Nam đã bày tỏ rất quan tâm đến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay tuần tra P-3C cũ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, quân đội Mỹ đang đẩy nhanh biên chế máy bay chiến đấu tàng hình mới F-35 với tốc độ trên 100 chiếc/năm.
Do đó, rất nhiều máy bay chiến đấu F-16 đang được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu, tình hình của những máy bay này còn tốt và còn có tuổi thọ rất dài. Khi không tiến hành bất cứ nâng cấp gì, tính năng của F-16 cũng rất tiên tiến. Nhưng Việt Nam hầu như còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, hiện nay, Nhật Bản cũng đang có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu như F-4EJ, F-2. F-4EJ và F-2 chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ nhanh chóng cho các máy bay chiến đấu F-15J nghỉ hưu.
Trên thực tế, đối với không quân Việt Nam, ở góc độ phối hợp cao - thấp và kinh phí, Việt Nam có thể lựa chọn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16 cũ của Mỹ hoặc các máy bay chiến đấu MiG-29SMT và MiG-35 của Nga để thay thế cho các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23.
Theo bài viết, mặc dù không quân Việt Nam chủ yếu biên chế các trang bị chính do Nga sản xuất, nhưng không quân Việt Nam rất quan tâm đến máy bay chiến đấu phương Tây, cộng với vấn đề kinh phí, khả năng Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu F-16 cũ là cao hơn. Việt Nam không có bất cứ lý do gì để đồng thời duy trì hai loại máy bay chiến đấu hạng nặng.
Phong Vân/ Viettimes.vn
Đoàn đại biểu quân đội Việt Nam sang thăm Nhật Bản và chụp ảnh trước máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản. Ảnh: Sohu.
Mua vũ khí của Nhật Bản có triển vọng lớn
Những năm gần đây, Nhật Bản trở thành đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Trong tương lai, Việt Nam có khả năng nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J từ Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản – Sina Trung Quốc ngày 14/11 dẫn các nguồn tin khẳng định.
Một dấu hiệu chứng minh cho khả năng trên sẽ xảy ra chính là trong một chuyến thăm Nhật Bản, đoàn đại biểu quân đội Việt Nam đã đến tham quan, khảo sát tình hình máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản. Hai bên còn chụp ảnh lưu niệm chung trước loại máy bay chiến đấu này.
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên đều đặc biệt quan tâm đến tình hình khu vực, thường xuyên tiến hành trao đổi về các vấn đề quan trọng cùng quan tâm.
Ngoài tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, hợp tác quân sự Việt - Nhật cũng có sự phát triển tương ứng. Chẳng hạn, từ năm 2015 trở đi, Nhật Bản đã cung cấp 6 tàu tuần tra cũ cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Trong thăm Việt Nam hồi tháng 1/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cho biết sẽ thông qua sử dụng "khoản vay viện trợ phát triển chính thức" (ODA) để tiếp tục cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Nhật Bản còn có kế hoạch giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan kỹ thuật, quân y và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có ý định cung cấp máy bay tuần tra P-3C cũ, máy bay vận tải C-2 và thủy phi cơ US-2 cho Việt Nam.
Sina Trung Quốc cho rằng Việt Nam luôn rất muốn có được máy bay tuần tra P-3C của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam khi thăm Việt Nam vào hạ tuần tháng 5/2016, nhưng rất nhiều cam kết hoàn toàn chưa được thực hiện.
Vì vậy, Việt Nam đã chuyển mục tiêu hướng vào Nhật Bản cũng là hợp tình hợp lý. Việt Nam hy vọng Nhật Bản cung cấp máy bay tuần tra P-3C và Nhật Bản cũng có thể đáp ứng. Vì vậy, thông tin Việt Nam có thể nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Hiện nay, trên phương diện chi viện tác chiến trên biển, trong không quân Việt Nam, ngoài máy bay chiến đấu Su-30MK2V có khả năng tác chiến đa năng, còn Su-22 và Su-27 lần lượt chỉ có khả năng tấn công đối hải và khả năng không chiến. Hơn nữa, khả năng không chiến của Su-27/30 chỉ có thể được coi là tốt, chứ không phải xuất sắc.
Trong tình hình chưa trang bị các máy bay chiến đấu đa dụng như Su-30SM, Su-35S hiện nay, nhập khẩu F-15J có thể tạm thời khắc phục được "điểm yếu" về khả năng không chiến của không quân Việt Nam.
Trong tương lai, Nhật Bản có thể cung cấp một lô máy bay chiến đấu F-15J đã được đại tu và nâng cấp cùng với hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật và thông tin liên quan cho Việt Nam. F-15J sẽ cùng với Su-22/27/30 hiện có của Việt Nam tạo thành lá chắn phòng không mạnh.
Vậy tính năng của máy bay chiến đấu F-15J như thế nào? Khi chiến đấu trên không ở cự ly gần, F-15J sẽ có ưu thế.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ còn tốt
Cũng liên quan đến không quân Việt Nam, trang tin Eastday tiếng Trung ngày 15/11 cho rằng chủ lực của không quân Việt Nam hiện nay là các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 mua của Nga. Các máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam còn được không ngừng nâng cấp, việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng Su-30 với Ấn Độ cũng diễn ra thường xuyên.
Không quân Việt Nam còn đang từng bước cho nghỉ hưu các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23 cũ, nhưng hiện còn chưa rõ Việt Nam sẽ mua sắm loại máy bay chiến đấu mới nào để thay thế.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Mỹ cho biết Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí của họ. Việt Nam đã bày tỏ rất quan tâm đến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay tuần tra P-3C cũ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, quân đội Mỹ đang đẩy nhanh biên chế máy bay chiến đấu tàng hình mới F-35 với tốc độ trên 100 chiếc/năm.
Do đó, rất nhiều máy bay chiến đấu F-16 đang được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu, tình hình của những máy bay này còn tốt và còn có tuổi thọ rất dài. Khi không tiến hành bất cứ nâng cấp gì, tính năng của F-16 cũng rất tiên tiến. Nhưng Việt Nam hầu như còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, hiện nay, Nhật Bản cũng đang có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu như F-4EJ, F-2. F-4EJ và F-2 chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ nhanh chóng cho các máy bay chiến đấu F-15J nghỉ hưu.
Trên thực tế, đối với không quân Việt Nam, ở góc độ phối hợp cao - thấp và kinh phí, Việt Nam có thể lựa chọn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16 cũ của Mỹ hoặc các máy bay chiến đấu MiG-29SMT và MiG-35 của Nga để thay thế cho các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23.
Theo bài viết, mặc dù không quân Việt Nam chủ yếu biên chế các trang bị chính do Nga sản xuất, nhưng không quân Việt Nam rất quan tâm đến máy bay chiến đấu phương Tây, cộng với vấn đề kinh phí, khả năng Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu F-16 cũ là cao hơn. Việt Nam không có bất cứ lý do gì để đồng thời duy trì hai loại máy bay chiến đấu hạng nặng.
Phong Vân/ Viettimes.vn
Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017
Sắc thu riêng biệt ở các nước
Mùa thu- Một trong những mùa đẹp nhất trong năm. Sắc thu riêng biệt ở các nước — chủ đề bộ sưu tập ảnh của "Sputnik"
Mùa thu miền núi Việt Nam. Lúa bậc thang ở vùng lân cận Sapa.
Mùa thu miền núi Việt Nam. Lúa bậc thang ở vùng lân cận Sapa.
Nga chào bán Su-35S cho Việt Nam
Báo Đất Việt cho biết theo thông tin từ phía Nga cho biết họ đang tích cực chào bán tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S cho Việt Nam và triển vọng được đánh giá là rất sáng sủa.
Sau khi biên chế đầy đủ 36 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 đã có nhận định cho rằng Việt Nam sẽ sớm tiến tới đặt hàng một biến thể Flanker tiên tiến hơn, hai ứng viên sáng giá nhất chính là Su-30SM và Su-35S.
Ban đầu tưởng như Su-30SM đã giành ưu thế rõ rệt, nhất là khi Việt Nam đưa phi công sang Ấn Độ học lái trên Su-30MKI - phiên bản tiền thân của Su-30SM. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy khả năng cao là Việt Nam sẽ đầu tư tiến thẳng lên phiên bản Flanker tối tân nhất, chính là Su-35S.
Lúc này, mọi sự chú ý tập trung vào việc nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-35 thì số lượng sẽ là bao nhiêu chiếc. Để trả lời câu hỏi hãy nhìn lại lịch sử những lần đặt mua tiêm kích Flanker của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu có tiêm kích thế hệ 4 vào năm 1995, khi chúng ta nhận 6 chiếc Su-27SK/UBK đầu tiên vào năm 1995. Sang năm 1996 lại nhận tiếp 6 tiêm kích Su-27 nữa theo hợp đồng thứ hai.
Số lượng đặt mua từng lô 6 chiếc một là nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà yêu cầu hiện đại hóa không quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo trở nên cực kỳ cấp thiết.
Sau khi làm chủ dòng tiêm kích Su-27, đến năm 2004 đã biên chế phi đội 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên. Qua thời gian đánh giá tính năng kỹ càng, phải đến tận năm 2010 Việt Nam mới quyết định đặt mua 8 máy bay tiếp theo.
Căn cứ vào "thói quen mua sắm" để đánh giá kỹ tính năng tác dụng cùng với tình hình tài chính của nước nhà, đi kèm với năng lực sản xuất của Tập đoàn Sukhoi, đang có nhiều ý kiến nhận xét rằng nếu Việt Nam đặt mua Su-35S thì số lượng đợt đầu khó mà vượt qua con số 4.
Số lượng Su-35S như trên cũng có thể coi như tạm đủ so với nhu cầu trước mắt, phi đội này sẽ giữ vai trò chủ lực điều phối tác chiến cho các đơn vị Su-22, Su-27 và Su-30 thế hệ trước.
Hy vọng rằng sau thời gian khai thác sử dụng, số lượng Su-35S của Việt Nam sẽ gia tăng nhah chóng như trường hợp xảy ra với Su-30MK2 trước đây.
Sau khi biên chế đầy đủ 36 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 đã có nhận định cho rằng Việt Nam sẽ sớm tiến tới đặt hàng một biến thể Flanker tiên tiến hơn, hai ứng viên sáng giá nhất chính là Su-30SM và Su-35S.
Ban đầu tưởng như Su-30SM đã giành ưu thế rõ rệt, nhất là khi Việt Nam đưa phi công sang Ấn Độ học lái trên Su-30MKI - phiên bản tiền thân của Su-30SM. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy khả năng cao là Việt Nam sẽ đầu tư tiến thẳng lên phiên bản Flanker tối tân nhất, chính là Su-35S.
Lúc này, mọi sự chú ý tập trung vào việc nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-35 thì số lượng sẽ là bao nhiêu chiếc. Để trả lời câu hỏi hãy nhìn lại lịch sử những lần đặt mua tiêm kích Flanker của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu có tiêm kích thế hệ 4 vào năm 1995, khi chúng ta nhận 6 chiếc Su-27SK/UBK đầu tiên vào năm 1995. Sang năm 1996 lại nhận tiếp 6 tiêm kích Su-27 nữa theo hợp đồng thứ hai.
Số lượng đặt mua từng lô 6 chiếc một là nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà yêu cầu hiện đại hóa không quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo trở nên cực kỳ cấp thiết.
Sau khi làm chủ dòng tiêm kích Su-27, đến năm 2004 đã biên chế phi đội 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên. Qua thời gian đánh giá tính năng kỹ càng, phải đến tận năm 2010 Việt Nam mới quyết định đặt mua 8 máy bay tiếp theo.
Căn cứ vào "thói quen mua sắm" để đánh giá kỹ tính năng tác dụng cùng với tình hình tài chính của nước nhà, đi kèm với năng lực sản xuất của Tập đoàn Sukhoi, đang có nhiều ý kiến nhận xét rằng nếu Việt Nam đặt mua Su-35S thì số lượng đợt đầu khó mà vượt qua con số 4.
Số lượng Su-35S như trên cũng có thể coi như tạm đủ so với nhu cầu trước mắt, phi đội này sẽ giữ vai trò chủ lực điều phối tác chiến cho các đơn vị Su-22, Su-27 và Su-30 thế hệ trước.
Hy vọng rằng sau thời gian khai thác sử dụng, số lượng Su-35S của Việt Nam sẽ gia tăng nhah chóng như trường hợp xảy ra với Su-30MK2 trước đây.
Việt Nam được gì từ APEC 2017 ?
(RFI) Hội nghị thượng đỉnh APEC đã được tổ chức trong hai ngày 10 và 11/11/2017 tại Đà Nẵng, và ngay sau đó đã diễn ra hai chuyến thăm Việt Nam cấp Nhà nước của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhận định về các sự kiện này, nhật báo The Diplomat cho rằng nước chủ nhà Việt Nam có vẻ đã tìm được một vị trí thoải mái hơn giữa hai đại cường.
Lãnh đạo các nền kinh tế dự thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam: Hàng đầu từ trái qua: Tập Cận Bình, Trần Đại Quang, Joko Widodo. Hàng sau, từ trái qua: Rodrigo Duterte, Vladimir Putin, Donald Trump
Trong bài diễn văn chính tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gởi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, yêu cầu các nước tự lo cho mình bằng cách đặt lợi ích quốc gia trên hết, giống như ông luôn luôn đặt « Nước Mỹ trước hết ».
Theo tác giả Charlotte Gao, có ít nhất một quốc gia đã hành động như thông điệp của ông Trump. Việt Nam, với tư cách nước chủ nhà APEC 2017, một lần nữa đã chứng tỏ tài ngoại giao khi « đi dây » giữa hai đại cường Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhằm phục vụ cho lợi ích của chính mình.
Trong dịp hội nghị APEC, Việt Nam đã thành công trong việc đưa ra hai thông cáo chung quan trọng. Một với Hoa Kỳ - do Donald Trump, vị tổng thống không thể đoán định, lãnh đạo ; và thông cáo kia với Trung Quốc - dưới uy quyền « bao trùm thiên hạ » của chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong thông cáo chung Việt-Mỹ, chủ tịch nước Trần Đại Quang và tổng thống Donald Trump tái khẳng định việc tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện, thông qua xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác chặt chẽ hơn về quốc phòng, an ninh.
Để phù hợp với chính sách của Donald Trump, Việt Nam loan báo một thỏa thuận thương mại song phương trị giá 12 tỉ đô la, và thảo luận về việc nhập khẩu khí hóa lỏng từ Hoa Kỳ. Việt Nam cũng bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, mà thật ra chẳng ảnh hưởng gì đến lợi ích cốt lõi của Hà Nội.
Đổi lại, Việt Nam đạt được điều mình muốn : Hoa Kỳ tái khẳng định việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông - đương nhiên là nhắm tới Bắc Kinh, tuy không nêu đích danh.
The Diplomat dẫn ra một đoạn của thông cáo : « Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ và Hoa Kỳ - ASEAN trước đây (…) ; giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý (…). Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp ».
Trong khi đó, Việt Nam cũng thực hiện được một sự đột phá tương tự với Trung Quốc, qua việc thích ứng với chương trình hành động của Tập Cận Bình.
Trong thông cáo chung với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến « Vành đai và Con đường » mà ông Tập Cận Bình tâm đắc. Đôi bên đồng ý cải thiện hợp tác về kinh tế và thương mại, công nghiệp, đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính. Để làm vui lòng Bắc Kinh, Việt Nam không quên tái khẳng định quan điểm chỉ có « Một nước Trung Hoa », nhấn mạnh rằng Việt Nam « kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức ».
Về vấn đề nhạy cảm là Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận là đôi bên « kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông ».
The Diplomat lưu ý là Việt Nam, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa cùng chia sẻ một lịch sử phức tạp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, biết rất rõ hệ thống chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thế nên, Hà Nội đặc biệt nhuần nhuyễn trong việc sử dụng từ ngữ nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ với « đảng bạn ».
Chẳng hạn thông cáo chung Việt-Trung viết : « Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt-Trung do chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước. Hai bên cần cùng nhau kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt ».
Việt Nam cũng không quên « nhiệt liệt chúc mừng » Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 « thành công tốt đẹp ».
The Diplomat kết luận, qua việc ký kết hai thông cáo chung riêng rẽ, giữ được thăng bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam dường như đã tìm được một vị trí đáng kể trong khu vực, thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vừa rồi.
Nguồn: Thụy My, RFI
Lãnh đạo các nền kinh tế dự thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam: Hàng đầu từ trái qua: Tập Cận Bình, Trần Đại Quang, Joko Widodo. Hàng sau, từ trái qua: Rodrigo Duterte, Vladimir Putin, Donald Trump
Trong bài diễn văn chính tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gởi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, yêu cầu các nước tự lo cho mình bằng cách đặt lợi ích quốc gia trên hết, giống như ông luôn luôn đặt « Nước Mỹ trước hết ».
Theo tác giả Charlotte Gao, có ít nhất một quốc gia đã hành động như thông điệp của ông Trump. Việt Nam, với tư cách nước chủ nhà APEC 2017, một lần nữa đã chứng tỏ tài ngoại giao khi « đi dây » giữa hai đại cường Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhằm phục vụ cho lợi ích của chính mình.
Trong dịp hội nghị APEC, Việt Nam đã thành công trong việc đưa ra hai thông cáo chung quan trọng. Một với Hoa Kỳ - do Donald Trump, vị tổng thống không thể đoán định, lãnh đạo ; và thông cáo kia với Trung Quốc - dưới uy quyền « bao trùm thiên hạ » của chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong thông cáo chung Việt-Mỹ, chủ tịch nước Trần Đại Quang và tổng thống Donald Trump tái khẳng định việc tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện, thông qua xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác chặt chẽ hơn về quốc phòng, an ninh.
Để phù hợp với chính sách của Donald Trump, Việt Nam loan báo một thỏa thuận thương mại song phương trị giá 12 tỉ đô la, và thảo luận về việc nhập khẩu khí hóa lỏng từ Hoa Kỳ. Việt Nam cũng bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, mà thật ra chẳng ảnh hưởng gì đến lợi ích cốt lõi của Hà Nội.
Đổi lại, Việt Nam đạt được điều mình muốn : Hoa Kỳ tái khẳng định việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông - đương nhiên là nhắm tới Bắc Kinh, tuy không nêu đích danh.
The Diplomat dẫn ra một đoạn của thông cáo : « Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ và Hoa Kỳ - ASEAN trước đây (…) ; giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý (…). Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp ».
Trong khi đó, Việt Nam cũng thực hiện được một sự đột phá tương tự với Trung Quốc, qua việc thích ứng với chương trình hành động của Tập Cận Bình.
Trong thông cáo chung với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến « Vành đai và Con đường » mà ông Tập Cận Bình tâm đắc. Đôi bên đồng ý cải thiện hợp tác về kinh tế và thương mại, công nghiệp, đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính. Để làm vui lòng Bắc Kinh, Việt Nam không quên tái khẳng định quan điểm chỉ có « Một nước Trung Hoa », nhấn mạnh rằng Việt Nam « kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức ».
Về vấn đề nhạy cảm là Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận là đôi bên « kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông ».
The Diplomat lưu ý là Việt Nam, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa cùng chia sẻ một lịch sử phức tạp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, biết rất rõ hệ thống chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thế nên, Hà Nội đặc biệt nhuần nhuyễn trong việc sử dụng từ ngữ nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ với « đảng bạn ».
Chẳng hạn thông cáo chung Việt-Trung viết : « Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt-Trung do chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước. Hai bên cần cùng nhau kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt ».
Việt Nam cũng không quên « nhiệt liệt chúc mừng » Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 « thành công tốt đẹp ».
The Diplomat kết luận, qua việc ký kết hai thông cáo chung riêng rẽ, giữ được thăng bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam dường như đã tìm được một vị trí đáng kể trong khu vực, thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vừa rồi.
Nguồn: Thụy My, RFI
Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017
Ts Trần Công Trục: Hội nghị Thành Đô và Công văn cố TT Phạm Văn Đồng
Nói chuyện với Tiến sĩ Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam – PHẦN 5: Hội nghị Thành Đô và Công văn cố TT Phạm Văn Đồng
Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017
Nhạc Chế Linh thu âm trước 1975 - Những ca khúc chọn lọc
Nhạc Chế Linh thu âm trước 1975 - Những ca khúc chọn lọc: Thành phố buồn, Trên bốn vùng chiến thuật, Đêm trên đỉnh sầu, Bài ca kỹ niệm, Chín tháng quân trường, Đêm buồn phố thị, Đêm buồn tỉnh lẻ, Đoạn tái bút, Lá thư đô thị, Lính trận miền xa,....
Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942[1] tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước - Ninh Thuận).
Tháng 8 năm 1959, Chế Linh vào Sài Gòn làm việc cho một chủ người Hoa rất tốt bụng – ông chủ này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta. Sau chín tháng làm việc, dành dụm được một số tiền, Chế Linh quyết định vào trường Bồ Ðề rồi sau đó là trường Nguyễn Công Trứ để tiếp tục việc học.
Cũng trong thời gian này, Ðoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa cần tuyển ca sĩ để theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hoà. Chế Linh tham dự và đoạt giải Nam Ca xuất sắc nhất. Hoàn toàn không nghĩ là mình sẽ theo nghề ca hát, nhưng Chế Linh đã theo đoàn này hát (cùng với Châu Kỳ, Trúc Phương) vì tiền lương rất lớn.
Hai năm sau, đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh bắt đầu làm nghề tài xế chở xe đá tại Biên Hòa chung với Bằng Giang. Vừa làm việc, vừa luyện giọng và viết nhạc – tình yêu âm nhạc đã bắt đầu nảy nở trong Chế Linh. Nhiều bài hát nổi tiếng được ông cùng Bằng Giang sáng tác trong thời gian này như "Bài ca kỷ niệm", "Đêm buồn tỉnh lẻ", "Đoạn tái bút"... Năm 1964, Chế Linh hợp tác với công ty Continental ra đời dĩa nhạc đầu tay “Vùng Biển Trời Và Màu Áo Em” và sau đó ký hợp đồng công ty Dĩa Hát Việt Nam.
Dù không phải nhập ngũ vì là người dân tộc thiểu số, Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh của những người lính trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tuy vậy, mùa hè đỏ lửa 1972, Chế Linh bị chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấm hát vì phản động
Năm 1975, ông bị chính quyền mới bắt tại Sông Mao, Mỹ Đức vì tội "phản động". Năm 1980, sau 28 tháng biệt giam, ông vượt biên thành công sang Malaysia, sau đó định cư tại Toronto, Canada. Năm 2007, lần đầu tiên ông theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam. Năm 2011, ông tổ chức liveshow 30 năm tái ngộ tại Hà Nội.
Chế Linh và Thanh Tuyền là người tình sân khấu. Cặp đôi song ca nhạc vàng hay nhất Việt Nam. Được giới chuyên môn đánh giá cao về 2 giọng hát này. Từ năm 1967 - 1968 Thanh Tuyền hát song ca cùng ca sĩ Chế Linh rất thành công đã trở thành một hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất vào thời gian đó và cho đến ngày nay vẫn được mọi người ngưỡng mộ.
Hiện tượng này cũng được tạo dựng nên bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vào thời kỳ Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continemtal của ông. Vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa hát đầu tiên trong đó có nhạc phẩm "Hái Hoa Rừng Cho Em" của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở thành "ăn khách" một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này.
Thanh Tuyền, Chế Linh đã trở lại sau 5 năm không sánh bóng cùng nhau trong Liveshow Con đường xưa em đi ngày 2/11/2017 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017
iPhone X vỡ chỉ sau một lần rơi từ độ cao 0,9m
Theo một thử nghiệm của CNET được trang mạng Zing.vn dẫn lại cho biết, chỉ cần một cú rơi bình thường, số tiền người dùng phải bỏ ra để sửa chữa có thể bằng nửa giá mua iPhone X.
iPhone X được tung ra thị trường vào hôm 3/11 đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt. Giá bán lẻ khi về tới Việt Nam dao động ở mức 40-50 triệu. Đỉnh điểm là 68 triệu cho chiếc iPhone X đầu tiên.
Theo CNET, lời cảnh báo đầu tiên cho những người đã sở hữu chiếc điện thoại đắt giá này là hãy trang bị thêm ốp lưng ngay lập tức. Vì nó có thể vỡ sau một cú rơi. Chi phí để sửa hoặc thay phần kính trước và sau cũng không hề rẻ, dao động 279-819 USD.
Mặt lưng bằng kính khiến iPhone X trở nên mỏng manh. Ảnh: CNET
Vậy phần kính của iPhone X mỏng manh tới mức nào?
Thử độ chống trầy
Theo lý thuyết, phần lưng iPhone X là sự kết hợp giữa thép không gỉ và kính nên sẽ khó trầy hơn vỏ nhôm thông thường. Mẫu iPhone X dùng cho thử nghiệm là Space Gray và Silver để kiểm tra hư hại trên màu sắc nào sẽ rõ ràng hơn.
Thử nghiệm đầu tiên với chìa khóa nhà, với lực tác động trung bình, cả 2 đều không bị hư hại.
Thử nghiệm với giấy nhám, vết xước có thể quan sát rõ trên cả 2 mẫu. Tuy nhiên, hư hại trên phiên bản màu Space Gray thấy rõ hơn nên các thử nghiệm về sau sẽ chỉ được thực hiện với mẫu này.
Kính mặt trước có độ chống trầy khá kém. Cả 2 mẫu iPhone X đều xuất hiện vết xước khá rõ ở mặt trước dù chỉ mới bị chà nhẹ lên bàn trong quá trình thử nghiệm.
Thử độ bền khi rơi
Khi thử nghiệm ở độ cao 0,9 m (tương ứng khoảng cách khi rơi từ túi quần), mặt lưng úp xuống: Mặt lưng của chiếc điện thoại tiếp đất trước rồi nảy lên, lật ngược lại. 3 trên 4 góc của phần lưng đã xuất hiện vết nứt ở các mức độ khác nhau. Ở góc chịu va đập nhiều nhất, thậm chí lớp vỏ thép bên trong có vẻ đã nứt. 2 góc khác bị nứt nhỏ và trầy. Mặt trước không có hư hại.
iPhoneX không đủ cứng cáp trước tác động mạnh. Ảnh: CNET
Ở độ cao 0,9 m, mặt trước úp xuống: Chiếc điện thoại tiếp đất và hầu như không nảy lên. Một vết nứt chéo dài kéo qua toàn bộ mặt sau. Một vài vết nứt xuất hiện ở cạnh dưới màn hình và kéo dài lên gần đỉnh. Hư hại lớn nhất là góc phải nơi điện thoại tiếp đất. Vết rạn tệ tới mức có thể cảm giác các mảnh kính nhọn nếu chạm tay vào. Các đường nứt khác từ điểm này lan ra toàn bộ màn hình. Tuy vậy, điện thoại vẫn có thể hoạt động bình thường.
Kết luận
Chỉ cần cú rơi bình thường, người dùng có thể phải chi số tiền bằng nửa giá mua iPhone X để sửa chữa. Trả lời vấn đề này, Apple khẳng định kính dùng cho iPhone X là loại bền nhất thế giới, nhưng nó vẫn có thể bị vỡ. Để tránh rơi vỡ, người dùng tốt nhất nên sử dụng thêm ốp lưng.
Video iPhone X vỡ chỉ sau 1 lần rơi từ độ cao 0,9m
iPhone X được tung ra thị trường vào hôm 3/11 đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt. Giá bán lẻ khi về tới Việt Nam dao động ở mức 40-50 triệu. Đỉnh điểm là 68 triệu cho chiếc iPhone X đầu tiên.
Theo CNET, lời cảnh báo đầu tiên cho những người đã sở hữu chiếc điện thoại đắt giá này là hãy trang bị thêm ốp lưng ngay lập tức. Vì nó có thể vỡ sau một cú rơi. Chi phí để sửa hoặc thay phần kính trước và sau cũng không hề rẻ, dao động 279-819 USD.
Mặt lưng bằng kính khiến iPhone X trở nên mỏng manh. Ảnh: CNET
Vậy phần kính của iPhone X mỏng manh tới mức nào?
Thử độ chống trầy
Theo lý thuyết, phần lưng iPhone X là sự kết hợp giữa thép không gỉ và kính nên sẽ khó trầy hơn vỏ nhôm thông thường. Mẫu iPhone X dùng cho thử nghiệm là Space Gray và Silver để kiểm tra hư hại trên màu sắc nào sẽ rõ ràng hơn.
Thử nghiệm đầu tiên với chìa khóa nhà, với lực tác động trung bình, cả 2 đều không bị hư hại.
Thử nghiệm với giấy nhám, vết xước có thể quan sát rõ trên cả 2 mẫu. Tuy nhiên, hư hại trên phiên bản màu Space Gray thấy rõ hơn nên các thử nghiệm về sau sẽ chỉ được thực hiện với mẫu này.
Kính mặt trước có độ chống trầy khá kém. Cả 2 mẫu iPhone X đều xuất hiện vết xước khá rõ ở mặt trước dù chỉ mới bị chà nhẹ lên bàn trong quá trình thử nghiệm.
Thử độ bền khi rơi
Khi thử nghiệm ở độ cao 0,9 m (tương ứng khoảng cách khi rơi từ túi quần), mặt lưng úp xuống: Mặt lưng của chiếc điện thoại tiếp đất trước rồi nảy lên, lật ngược lại. 3 trên 4 góc của phần lưng đã xuất hiện vết nứt ở các mức độ khác nhau. Ở góc chịu va đập nhiều nhất, thậm chí lớp vỏ thép bên trong có vẻ đã nứt. 2 góc khác bị nứt nhỏ và trầy. Mặt trước không có hư hại.
iPhoneX không đủ cứng cáp trước tác động mạnh. Ảnh: CNET
Ở độ cao 0,9 m, mặt trước úp xuống: Chiếc điện thoại tiếp đất và hầu như không nảy lên. Một vết nứt chéo dài kéo qua toàn bộ mặt sau. Một vài vết nứt xuất hiện ở cạnh dưới màn hình và kéo dài lên gần đỉnh. Hư hại lớn nhất là góc phải nơi điện thoại tiếp đất. Vết rạn tệ tới mức có thể cảm giác các mảnh kính nhọn nếu chạm tay vào. Các đường nứt khác từ điểm này lan ra toàn bộ màn hình. Tuy vậy, điện thoại vẫn có thể hoạt động bình thường.
Kết luận
Chỉ cần cú rơi bình thường, người dùng có thể phải chi số tiền bằng nửa giá mua iPhone X để sửa chữa. Trả lời vấn đề này, Apple khẳng định kính dùng cho iPhone X là loại bền nhất thế giới, nhưng nó vẫn có thể bị vỡ. Để tránh rơi vỡ, người dùng tốt nhất nên sử dụng thêm ốp lưng.
Video iPhone X vỡ chỉ sau 1 lần rơi từ độ cao 0,9m
Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017
[Video] Liên khúc mừng xuân hay nhất - nhiều ca sĩ
Liên khúc mừng xuân - nhiều ca sĩ: Mãi cho em mùa xuân, Chúc mừng năm mới, Lắng nghe mùa xuân về, Tết là tết, Ngày tết quê em, Bên em mùa xuân, Mùa xuân đó có em, Mùa xuân thăm nhau, Mùa xuân đầu tiên,...
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đặt cược vào Việt Nam để đối trọng Trung Quốc
Hợp tác khu vực nên cởi mở và toàn diện, giúp ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác cùng thắng của tất cả các bên, và tránh những sự dàn xếp bị chính trị hóa hoặc bị loại trừ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ —Thái Bình Dương.
Đây là phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với dự án mới của Mỹ ở Châu Á được giới thiệu vào ngày Chủ nhật ở Manila bên lề Hội nghị ASEAN với sự tham gia của các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Về mặt chính thức, hội nghị đã xem xét đề xuất của Nhật Bản về việc tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 4 bên. Trong khi đó, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sáng kiến "đối thoại an ninh 4 bên" nhanh chóng trở thành hai cụm từ đồng nghĩa. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì hai khái niệm này bổ sung cho nhau. Ví dụ, các nhà quan sát cho rằng, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược ở châu Á — thay cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương họ sử dụng cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương — để làm xói mòn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường vị thế của Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc. Nói về "đối thoại chiến lược 4 bên" — một dự án mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã công bố vào tháng 10, thì Tokyo đề xuất thiết lập cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc nhằm chống lại Trung Quốc. Tờ Nikkei trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Taro Kono.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Piotr Topychkanov, chuyên viên khoa học cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), nhận định rằng, vì những lý do chính trị, quân sự Ấn Độ thể hiện sự quan tâm đến các sáng kiến của Hoa Kỳ và Nhật Bản:
Cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đều không tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Do đó, theo ý kiến của chuyên gia Valery Kistanov từ Viện Viễn Đông, sáng kiến của Nhật Bản "chỉ là phản ứng của Nhật với dự án "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Đồng thời, vào ngày thứ hai tuần này, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết rằng, nếu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn, Nhật Bản muốn hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này. Chuyên gia Valery Kistanov nhắc nhở rằng, nói chung, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã được tạo ra như một phương pháp kiềm chế Trung Quốc:
Theo ý kiến của các nhà phân tích, các tác giả của chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương và "đối thoại 4 bên" đang đặt cược vào Việt Nam — đất nước có thể đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. Cần lưu ý rằng sau cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Nguồn: Sputniknews
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ —Thái Bình Dương.
Đây là phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với dự án mới của Mỹ ở Châu Á được giới thiệu vào ngày Chủ nhật ở Manila bên lề Hội nghị ASEAN với sự tham gia của các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Về mặt chính thức, hội nghị đã xem xét đề xuất của Nhật Bản về việc tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 4 bên. Trong khi đó, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sáng kiến "đối thoại an ninh 4 bên" nhanh chóng trở thành hai cụm từ đồng nghĩa. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì hai khái niệm này bổ sung cho nhau. Ví dụ, các nhà quan sát cho rằng, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược ở châu Á — thay cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương họ sử dụng cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương — để làm xói mòn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường vị thế của Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc. Nói về "đối thoại chiến lược 4 bên" — một dự án mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã công bố vào tháng 10, thì Tokyo đề xuất thiết lập cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc nhằm chống lại Trung Quốc. Tờ Nikkei trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Taro Kono.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Piotr Topychkanov, chuyên viên khoa học cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), nhận định rằng, vì những lý do chính trị, quân sự Ấn Độ thể hiện sự quan tâm đến các sáng kiến của Hoa Kỳ và Nhật Bản:
"Không còn nghi ngờ gì rằng, cuộc đối thoại chiến lược nhằm chống lại Trung Quốc. Đồng thời, sáng kiến này ảnh hưởng không chỉ đến Trung Quốc. Trong một số vấn đề Trung Quốc không phải là chủ đề chính, nhưng, các vấn đề đó vẫn mang yếu tố Trung Quốc, ví dụ, cơ sở hạ tầng giao thông, an toàn hàng hải và tự do hàng hải. Nếu trên cơ sở cuộc đối thoại 4 bên sẽ thành lập một cơ chế đầy đủ giá trị thì chắc là sẽ sử dụng những kinh nghiệm của tập trận chung Malabar của lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời, theo tôi, không nên nói về những cố gắng tạo ra một liên minh quân sự.
Theo tôi, vẫn còn sớm để nói rằng, "đối thoại 4 bên" là một phương án thay thế dự án thương mại "Con đường tơ lụa". Mọi người đều hiểu rằng, trong số 4 nước này không quốc gia nào có thể một mình cung cấp cho khu vực những khoản đầu tư, những dự án lớn và tầm nhìn toàn diện sánh được với Trung Quốc. Nhưng, nếu 4 nước này hoạt động cùng nhau thì có thể thay thế dự án của Trung Quốc ở một số vùng trong khu vực. Nhưng, ở mỗi giai đoạn có thể xuất hiện những mâu thuẫn. Ví dụ, các nước này có thái độ khác nhau với Trung Quốc, nhưng, tất cả đều không muốn chứng kiến các mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Đồng thời, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn so với Mỹ, Úc và thậm chí cả Nhật Bản. Vì vậy, cuộc đối thoại là rất quan trọng đối với New Delhi. Nhưng, theo tôi, từ cuộc đối thoại này đến hiệp ước an ninh tập thể khi các bên đưa ra cam kết bảo vệ an ninh cho tất cả các thành viên, tham gia vào hoạt động chiến sự trong trường hợp một nước thành viên có xung đột vũ trang với Trung Quốc là một chặng đường dài. Rõ ràng là hiện nay Hoa Kỳ có cam kết bảo vệ Nhật Bản và Úc, nhưng, Ấn Độ không ấp ủ ảo tưởng nào về mặt này".
Cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đều không tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Do đó, theo ý kiến của chuyên gia Valery Kistanov từ Viện Viễn Đông, sáng kiến của Nhật Bản "chỉ là phản ứng của Nhật với dự án "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Đồng thời, vào ngày thứ hai tuần này, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết rằng, nếu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn, Nhật Bản muốn hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này. Chuyên gia Valery Kistanov nhắc nhở rằng, nói chung, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã được tạo ra như một phương pháp kiềm chế Trung Quốc:
"Vấn đề là ở chỗ: Tokyo muốn "bắt cá hai tay". Nhật Bản coi Trung Quốc là mối nguy cơ lớn nhất đe dọa họ. Tuy nhiên, bây giờ, mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên đã nổi lên hàng đầu. Nhưng, đây là chỉ là một tình huống tạm thời. Bắc Triều Tiên với tiềm năng quân sự và kinh tế khiêm tốn, đặc biệt là đang bị cô lập, không thể tạo ra mối nguy cơ nghiêm trọng đe dọa Nhật Bản trong thời gian dài. Đồng thời, những mâu thuẫn với Trung Quốc, cường quốc đang nổi lên, sẽ gia tăng.
Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng, cải thiện lĩnh vực quân sự. Chiến lược tấn công của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông gây sự lo ngại của Nhật Bản.Tokyo hiểu rằng, Trung Quốc có thể thống trị khu vực này. Chính bởi vậy Nhật Bản đưa ra sáng kiến "đối thoại 4 bên" như sự đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Tokyo giải thích rằng, đây không phải là một khối quân sự, nhưng, mọi người hiểu rõ lý do tại sao họ muốn thành lập cơ chế này. Mặt khác, Nhật Bản hiểu rõ Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất từ quan điểm đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế, cần phải tìm ra ngôn ngữ chung với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Vì vậy, ông Shinzo Abe tìm kiếm sự cân bằng: ông muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc đồng thời đang tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc".
Theo ý kiến của các nhà phân tích, các tác giả của chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương và "đối thoại 4 bên" đang đặt cược vào Việt Nam — đất nước có thể đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. Cần lưu ý rằng sau cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Nguồn: Sputniknews
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)