Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Việt Nam tiếp nhận 2 chiến đấu cơ tối tân Su-30MK2

Hai chiến đấu cơ Su-30MK2 mới do Nga chế tạo cho Không quân Việt Nam, đã được tháo rời để vận chuyển sang Việt Nam hôm 6/8.

Nhà máy sản xuất máy bay Sukhoi mang tên Yuri Gagarin ở vùng Komsomolsk-on-Amur vừa chính thức cung cấp thêm 2 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 cho Không quân Việt Nam.


2 chiến đấu cơ Su-30MK2 mới, nâng tổng số máy bay chiến đấu tiên tiến loại này được biên chế trong Không quân Việt Nam lên 30 chiếc.

Interfax-AVN dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga hôm 7/8 cho biết, hai chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 mới, được chế tạo cho Không quân Việt Nam với số hiệu 8814 và 8815, đã được tháo rời và đưa lên một máy bay vận tải siêu nặng An-124-100 trước khi lên đường sang Việt Nam vào hôm 6/8 vừa qua.

Nguồn tin cho biết, đây là hai chiếc Su-30MK2 thứ 5 và thứ 6 được Nga bàn giao cho Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này được hai bên ký kết hồi tháng 8/2013. 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên (mang số hiệu 8581, 8582, 8583 và 8584) đã được công ty Sukhoi bàn giao cho Không quân Việt Nam vào tháng 10 và tháng 12/2014.

Theo như kế hoạch bàn giao được phía Nga tiết lộ trước đó, 6 máy bay Su-30MK2 còn lại sẽ tiếp tục được bàn giao cho Việt Nam trước khi kết thúc năm 2015, nâng tổng số chiến đấu cơ tiên tiến loại này được trang bị cho Không quân Việt Nam lên con số 36 chiếc.

Trước đó, hôm 1/8, Hải quân Việt Nam cũng đã tổ chức lễ thượng cờ cho 2 tàu ngầm Kilo 636 thứ ba và thứ tư là 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa, nâng tổng số tàu ngầm Kilo được Việt Nam đưa vào trang bị lên con số 4 chiếc.

Các tàu ngầm Kilo mới, cùng với các máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2 sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh chiến đấu cho lực lượng Hải quân và Không quân Việt Nam trong nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền, biển đảo của tổ quốc.

Báo Đất Việt

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc


(Paris, RFI-03/8/2015) Trong bối cảnh quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh ngày càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, giới quan sát không tránh khỏi gắn liền căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt (Campuchia) vừa nổi lên, với tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn yên ổn bồi đắp đảo nhân tạo, bị tình nghi là sẽ được dùng làm những tiền đồn để áp đặt quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên toàn khu vực.



Vào lúc Việt Nam đang phải tập trung suy nghĩ về đối sách chống lại tham vọng ngày càng rõ nét của Trung Quốc trên Biển Đông, muốn nuốt trọn các quần đảo mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, trong vài tháng gần đây, một mặt trận mới như đã mở ra ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam, với việc Cam Bốt khuấy động trở lại những vấn đề biên giới giữa hai nước vốn chưa được giải quyết dứt điểm.

Trong bối cảnh quan hệ song phương Phnom Penh-Bắc Kinh ngày càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, nhiều nhà quan sát đã không tránh khỏi gắn liền động thái của Cam Bốt với tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn yên ổn bồi đắp đảo nhân tạo, bị tình nghi là sẽ được dùng làm những tiền đồn để áp đặt quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên toàn khu vực.

Căng thẳng bùng lên ngày 28/06/2015, khi hàng trăm người Cam Bốt; trong đó có một số dân biểu đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) thuộc phe đối lập, tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc tỉnh Long An, và đã tấn công vào người dân Việt Nam, làm cho một số người bị thương.

Khuấy động biên giới : cả đối lập lẫn chính quyền Cam Bốt đều can dự

Phe đối lập Cam Bốt đã bị tố cáo là đã kích động vụ việc, gây nên tình trạng căng thẳng với Việt Nam, nhất là khi lãnh đạo đảng CNRP là Sam Rainsy khẳng định rằng trong vụ đó, phia Cam Bốt không hề sai, trong lúc phía Việt Nam là bên « cướp đất », và không đầy một tháng sau đó, ngày 19/07, hai dân biểu đảng này là Real Camerin và Um Sam An đã lại cùng với 2.500 người Cam Bốt quay trở lại khuấy động khu vực cột mốc 203.

Luận điểm kích động hiềm khích giữa Việt Nam và Cam Bốt cho đến nay vẫn được đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt tiếp tục. Theo trang mạng của báo Anh ngữ Khmer Times, hôm 29/07/2015, Sam Rainsy lại kêu gọi trên trang Facebook cá nhân của ông là cần phải « bêu xấu » Việt Nam trên trường quốc tế vì Hà Nội đang rất cần hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế để chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Sam Rainsy cho rằng Việt Nam đã ký Hiệp định Paris năm 1991, trong đó có cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Cam Bốt, cho nên, nếu bị kiện ra trước quốc tế vì lấn đất của Cam Bốt, chắc chắn Việt Nam sẽ bị « lên án ».

Lập luận chống Việt Nam của đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt và của ông Sam Rainsy không có gì lạ, vì như nhận định của chuyên gia Elliott Brennan ngày 31/07 trên báo mạng The Interpreter của Viện Chính sách quốc tế Lowy của Úc, thì Chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt đã có gần hai thập niên chuyên kích động tâm lý bài Việt Nam bằng nhiều chiêu bài trong đó có vấn đề biên giới.

Điều đáng ghi nhận là lần này, có lúc chính quyền Hun Sen cũng góp phần gây căng thẳng, đã chính thức gởi công hàm phản đối Việt Nam « vi phạm biên giới » Cam Bốt ở các tỉnh Ratanakkiri, Kandal và Svay Rieng. Theo báo chí Cam Bốt, đó là các vụ đào hồ gần các nông trại Việt Nam tại khu vực giáp ranh tỉnh Ratanakkiri, xây một đồn lính gần biên giới ở tỉnh Kandal, làm đường gần biên giới giáp với tỉnh Svay Rieng.

Việt Nam đã cố gắng giải hòa, mở cuộc họp với phía Cam Bốt và đồng ý đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Cam Bốt, giúp cho căng thẳng dịu bớt.

Trung Quốc và Cam Bốt hứa bảo vệ lợi ích cốt lõi của nhau

Ngay từ khi vấn đề bùng lên nhiều quan sát viên đã nêu lên khả năng có sự can dự của Trung Quốc vào việc làm cho tình hình biên giới Việt Nam-Cam Bốt căng thẳng.

Trong bài viết đăng trên trang mạng tờ báo Nhật Bản The Diplomat ngày 10/07/2015 về chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Banh, nhà phân tích Prashanth Parameswaran đã ghi nhận sự kiện : Sau cuộc họp giữa ông Tea Banh với đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Tướng Hứa Kì Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hai bên cam kết sẽ cải thiện quan hệ quân sự song phương và « tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chủ chốt liên quan đến lợi ích cốt lõi ».

Theo tác giả bài viết, cụm từ « lợi ích cốt lõi » từng được Trung Quốc sử dụng một cách quá đáng và đầy tính thách thức để nói về lập trường mới của Trung Quốc về Biển Đông – mà Cam Bốt hết lòng ủng hộ. Tuy nhiên, điểm cần nói ở đây là sự nhấn mạnh đến việc hỗ trợ cho các lợi ích cốt lõi « của nhau ». Người ta có thể tranh cãi về lợi ích quốc gia cốt lõi của Cam Bốt là gì, nhưng rõ ràng là chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Cam Bốt, nhân tố đáng kể trong các vấn đề biên giới đang nẩy sinh với Việt Nam, chắc chắn là một trong những lợi ích cốt lõi đó.

Còn theo nhà phân tích Elliott Brennan, khi cố tìm cách giải quyết một cách ổn thỏa và nhanh chóng vấn đề biên giới do Cam Bốt thổi bùng lên, Việt Nam cũng đã nghĩ đến khả năng Phnom Penh bị Bắc Kinh giật dây : « Cả Cam Bốt và Lào đang ngày càng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nhờ những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc. Hà Nội sợ rằng Cam Bốt, mà đối với nhiều người gần như là một nước chư hầu của Trung Quốc, có thể bị Bắc Kinh thao túng để gây ra vấn đề dọc theo đường biên giới (Tây Nam) của Việt Nam ».

Theo Elliott Brennan, « mối lo ngại đó đã dai dẳng từ năm 2012, khi Phnom Penh cố tình ngăn chặn mọi sự đoàn kết của ASEAN nhằm chống lại hành động quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam lo ngại là Phnom Penh có thể cho tranh chấp biên giới leo thang để khiến Hà Nội phải phân tâm trong trường hợp xảy ra một sự cố nào đó với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong tình huống đó, Việt Nam có thể sẽ phải xung đột nóng với 2 nước láng giềng lớn nhất trên 2 mặt trận rất khác nhau. »

Bên thứ ba trong vấn đề biên giới Việt Nam-Cam Bốt

Báo chí Việt Nam dĩ nhiên cũng đã rất quan ngại về thái độ phục tùng Trung Quốc của Cam Bốt, của cả phe đối lập lẫn chính quyền Hun Sen.

Bài viết « Cảnh giác với "bên thứ 3" ở biên giới Tây Nam » đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 02/07/2015 đã không mập mờ khi xác định rằng bên thứ ba đó không ai khác hơn là Trung Quốc. Trong bài phân tích rất dài, tác giả đã điểm lại nhiều động thái của Cam Bốt, cho thấy là Phnom Penh đã không còn che giấu thái độ phục tùng Trung Quốc, nhất là trong vấn đề Biển Đông. Tờ Giáo Dục Việt Nam ghi nhận là chỉ riêng trong vài tháng gần đây :

« Những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.

Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ "gây rối Biển Đông" và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc...

Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị - Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Bắc Kinh, đòi Mỹ, Nhật "rời khỏi Biển Đông".

Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những "hùng biện công khai" của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. »

Để tìm hiểu thêm về vấn đề biên giới Việt Nam-Cam Bốt và vai trò đáng ngờ của Trung Quốc, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc.

Giáo sư Thayer : Phnom Penh ngả theo Bắc Kinh nhưng không muốn căng thẳng với Hà Nội

Đối với giáo sư Thayer, quả thực là Cam Bốt ngày nay đã thần phục Trung Quốc, nhưng trong vấn đề căng thẳng biên giới hiện nay giữa Hà Nội và Phnom Penh, vai trò Trung Quốc không rõ ràng. Theo giáo sư Thayer, chính sự chậm trễ trong việc cắm mốc biên giới đã tạo điều kiện cho thành phần đối lập theo xu hướng bài Việt Nam lợi dụng để khuấy động tình hình :

Thayer : Căng thẳng biên giới giữa Cam Bốt và Việt Nam đã nổi lên gần đây do tốc độ chậm chạp trong việc hoàn tất công cuộc cắm mốc phân định biên giới chung của hai nước. Điều đó có nghĩa là các cộng đồng cư dân sống dọc theo biên giới tiếp tục canh tác trên các vùng đất chưa được phân định. Bất kỳ hoạt động nào làm thay đổi nguyên trạng sẽ trở thành một sự cố gây tranh cãi dữ dội.

Một ví dụ : Một số người hoạt động chính trị tại Cam Bốt đã cáo buộc rằng nông dân Việt Nam đã đào hồ nuôi cá ở vùng đất tranh chấp ở tỉnh Ratanakiri và xây dựng một con đường và một đồn biên phòng lấn vào lãnh thổ huyện Koh Thom, tỉnh Kandal.

RFI : Vấn đề biên giới có thực hay là đã được dàn dựng ?

Thayer : Mặc dù đã có những cơ chế chính phủ được đưa ra để xử lý các tranh chấp biên giới, các sự cố gần đây đã bị một số thành phần trong đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) lợi dụng vào mục đích chính trị. Những người này không những tố cáo Việt Nam lấn chiếm lãnh thổ của Cam Bốt, mà lại còn cáo buộc chính phủ Hun Sen sử dụng bản đồ khu vực biên giới do Việt Nam làm ra, và các tài liệu này thiên vị Việt Nam chống lại Cam Bốt.

Các lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt đã buộc tội một số quan chức chính phủ cụ thể là đã phục tùng đề nghị của Việt Nam. Hơn thế nữa, họ còn yêu cầu phải minh bạch trong đàm phán biên giới giữa hai chính phủ, cho đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, giới chuyên gia và xã hội dân sự có đại diện trong Ủy ban Biên giới, và cho đảng này quyền tiến hành công việc thanh tra riêng biệt các cột mốc biên giới để xác định xem có được đặt đúng chỗ hay không.

Đảng Cứu nguy Dân tộc cũng kêu gọi ngưng đàm phán biên giới với Việt Nam cho đến sau cuộc bầu cử năm 2018.

RFI : Ngoài đảng đối lập, chính quyền Hun Sen cũng can dự vào việc tạo căng thẳng bằng cách gởi công văn phản đối đến chính quyền Việt Nam. Phản ứng đó nghiêm trọng đến mức nào ?

Thayer : Có hai động lực trong vấn đề này. Trước hết, đảng Nhân dân Cam Bốt của Hun Sen và đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt của Sam Rainsy đã thỏa thuận với nhau một cách lỏng lẻo vào tháng Bảy năm 2014 là sẽ hợp tác với nhau để khôi phục lại sự ổn định cho Cam Bốt.

Dưới sức ép của đảng Cứu nguy Dân tộc, Bộ Ngoại giao Cam Bốt đã gởi công hàm tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để phản đối các sự cố biên giới và kêu gọi Việt Nam ngừng tất cả các hành vi xâm lấn và hoạt động trong khu vực tranh chấp.

Riêng Thủ tướng Hun Sen còn viết thư cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Pháp và Anh Quốc để yêu cầu được hỗ trợ. Hun Sen đặc biệt yêu cầu cung cấp bản sao bộ bản đồ biên giới năm 1964 đã nộp lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc để so sánh với bản đồ mà Cam Bốt hiện đang sử dụng trong các cuộc đàm phán phân định biên giới. Theo ông Hun Sen, điều đó sẽ chứng minh tính chất xác thực của bản đồ Cam Bốt đang dùng.

Hun Sen đang cố tước bỏ quyền chủ động của phe đối lập, đồng thời không gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam.

Điểm thứ hai là vấn đề biên giới Cam Bốt-Việt Nam là một vấn đề rất dễ gây xúc động trong nền chính trị nội bộ Cam Bốt, vốn đang được đảng Cứu nguy Dân tộc khai thác để thu lợi trong cuộc bầu cử sắp tới. Cách nay vài năm, Sam Rainsy đã đụng độ với Hun Sen khi ông ta ủng hộ các cảm tình viên đảng Cứu nguy Dân tộc đi nhổ cột mốc biên giới.

Hiện nay, Sam Rainsy đang đóng một vai trò mập mờ hơn nữa. Các chính trị gia khác trong đảng Cứu nguy Dân tộc, chẳng hạn như các dân biểu Real Khemarin và Um Sam An, đã chủ động tuần hành cùng với hàng ngàn người biểu tình đến các khu vực biên giới nhạy cảm trong tranh chấp với Việt Nam.

RFI : Nhiều người cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau những căng thẳng mới giữa Việt Nam và Cam Bốt, như vào năm 1979, để tạo ra một mặt trận thứ hai bên cạnh Biển Đông ?

Thayer : Trung Quốc không có lý do trực tiếp nào để khuấy động căng thẳng giữa Cam Bốt và Việt Nam, nhất là khi Bắc Kinh đang cố gắng cải thiện quan hệ với Hà Nội. Nếu Trung Quốc tìm cách thổi bùng căng thẳng, điều đó có thể gây phản tác dụng nghiêm trọng.

Trung Quốc tuy nhiên có thể cung cấp hậu thuẫn chính trị cho Cam Bốt trong các cuộc đàm phán biên giới. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, như Tân Hoa Xã, đã loan tin khách quan về sự kiện này.

RFI : Sự vụ việc có liên quan gì đến việc Hà Nội xích lại gần Washington ?

Thayer : Trung Quốc, ít nhất là về mặt công khai, đã không chỉ trích việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì bản thân họ cũng đang cố gắng cải thiện bang giao với cả Hà Nội lẫn Washington.

Nhưng chắc chắn là bên trong, Trung Quốc đã cho Hà Nội biết rõ các mối quan ngại của Bắc Kinh theo đó quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ không nên gây tổn hại cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, và Việt Nam không nên lôi kéo Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

RFI : Trung Quốc cũng muốn đe dọa lãnh đạo Việt Nam trước Đại hội Đảng năm 2016 ?

Thayer : Trung Quốc sẽ cố gắng tác động đến sự lựa chọn lãnh đạo tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, dự kiến vào đầu năm 2016. Trung Quốc thường để lộ trước danh tánh những người mà họ cho là chống Trung Quốc.

Nhưng ở đây, một lần nữa, Trung Quốc đã nhận ra rằng ảnh hưởng của họ ở Việt Nam nói chung và trên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng là điều rất nhạy cảm trong nước Việt Nam. Trung Quốc không thể « đe dọa » Việt Nam mà không gây ra một phản ứng dữ dội có hại về mặt chính trị.

RFI : Cam Bốt phải chăng đang trên đường đi theo Trung Quốc chống lại Việt Nam ?

Thayer : Việc Cam Bốt đi theo Trung Quốc là một chính sách chung hiểu theo nghĩa là Cam Bốt hy vọng được thưởng công về mặt kinh tế khi ra mặt ủng hộ Trung Quốc, ủng hộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông nói riêng.

Chính sách đi theo Trung Quốc của Cam Bốt một phần đã bắt nguồn từ phản ứng của họ trước sức ép từ Mỹ, Nhật Bản, Liên Hiệp Châu Âu và Úc, muốn Cam Bốt thúc đẩy dân chủ và tăng cường việc tôn trọng nhân quyền. Chính sách này cũng xuất phát từ phản ứng trung lập của ASEAN trong vụ tranh chấp biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan trong những năm 2008-2011.

Chính phủ Hun Sen không cảm thấy bị Việt Nam đe dọa trực tiếp trong vụ căng thẳng biên giới hiện nay. Những căng thẳng chủ yếu liên quan đến các quan chức địa phương và các đơn vị bộ đội biên phòng, chứ không dính líu đến lực lượng vũ trang thường trực của Việt Nam.

Cả hai bên đã kêu gọi giữ bình tĩnh và sau cuộc họp gần đây của Ủy ban Biên giới chung của hai nước, Việt Nam đã thông báo rằng họ đã ngừng xây dựng một con đường và một đồn biên phòng. Có tin là các chính quyền địa phương Việt Nam cũng đã ra lệnh lấp đầy một số hồ nuôi cá tại khu vực tranh chấp.

Trọng Nghĩa/ RFI

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới trang bị tên lửa Bal-E

Việt Nam chính là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E. Và điều này giúp Việt Nam có khả năng bảo vệ bờ biển mạnh hơn bao giờ hết.

Theo nguồn tin từ Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga, Việt Nam chính là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E. Với hệ thống Bal-E, mạng lưới phòng thủ biển của Việt Nam sẽ mạnh hơn rất nhiều.


Mạng lưới phòng thủ biển của Việt Nam sẽ mạnh hơn rất nhiều khi có tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E

Theo báo Kommersant của Nga, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, hợp đồng cung cấp tên lửa đối hạm 3M24-E phiên bản phóng từ đất liền đã được ký kết trong năm 2012.

Theo các thông tin được công bố, Lực lượng tên lửa bờ của Hải quân Việt Nam hiện nay đang được trang bị 3 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển nòng cốt là 4K51 Rubezh, 4K44 Redut và K-300P Bastion-P.

Các hệ thống tên lửa bờ này đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu và hạ tầng trên bờ biển, cũng như bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến.

Tuy nhiên, ngoài hệ thống tên lửa bờ Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình Yakhont mới được Việt Nam đưa vào trang bị trong những năm gần đây, hai hệ thống tên lửa còn lại là 4K51 Rubezh và 4K44 Redut từ lâu đã giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng ngự. Đây là hai hệ thống tên lửa bờ được Liên Xô nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng từ thập niên 1980, do vậy đã cũ và khả năng chiến đấu không cao.


Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E

Để hiện đại hóa lực lượng tên lửa bờ, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tối tân K-300P Bastion-P, mỗi tổ hợp trang bị 36 đạn tên lửa hành trình siêu âm có cánh Yakhont, đạt tầm bắn xa 300km và tốc độ bay siêu nhanh, gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.

Sau khi đưa vào trang bị, K-300P Bastion-P đã giúp Hải quân Việt Nam trở thành lực lượng sở hữu các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh và hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù tên lửa Rubezh và Redut đã lỗi thời nhưng khả năng tác chiến của hai hệ thống này vẫn thực sự đáng sợ với bất kỳ đối thủ nào, cùng với Bastion-P đã tạo ra cho Hải quân Việt Nam một mạng lưới tên lửa phòng thủ bờ biển tích hợp 3 tầng.

Hệ thống tên lửa bờ Bal-E, sử dụng loại đạn tên lửa 3M24 Uran (Kh-35 Uran-E) đạt tầm bắn xa 120km, đây cũng là loại đạn tên lửa đang có trong trang bị trên các tàu tên lửa Molniya, Gepard 3.9 của Việt Nam.

Rubezh, Bal-E, Bastion-P và Redut sẽ tạo ra một mạng lưới phòng thủ bờ biển tích hợp mới, đó là một mạng lưới nhiều tầng dày đặc, đảm nhận các vai trò phòng thủ khác nhau trên Biển Đông.

Thanh Ngọc/ Người đưa tin

Khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam

Hai công ty thiết kế kiến trúc Atkins và Arup của Anh đã bắt đầu thi công một tòa nhà chọc trời tại Thành phố Hồ Chí Minh mà khi hoàn tất sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam.


Tạp chí kiến trúc trực tuyến Dezeen cho biết tòa nhà tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn trên diện tích 241.000 mét vuông, cao 81 tầng, và được gọi là Vincom Landmark 81. Với chiều cao 460 mét, Landmark 81 khi hoàn tất sẽ cao hơn Tòa Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Thiết kế tòa nhà của Atkins bao gồm một khách sạn, những căn hộ dân cư đầy đủ tiện nghi với không gian cho các cửa hàng bán lẻ. Một trung tâm mua sắm cao cấp sẽ được đặt tại tầng trệt của tòa nhà.

Dự kiến công trình này sẽ hoàn tất vào năm 2017.

Trang New Civil Engineer dẫn lời Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng với dự án này, “Atkins và Arup đang dẫn đường khai mở tiềm năng cho các doanh nghiệp của Anh ở Việt Nam.”

“Đó là minh chứng cho đẳng cấp chuyên môn của họ, rằng nền trời của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được định hình bằng thiết kế của Anh, khi họ thi công tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam,” ông Cameron nói.

Ông Cameron mới đây đã có chuyến công du hai ngày ở Việt Nam, nơi ông tham dự những hoạt động thúc đẩy đầu tư của Anh ở Việt Nam.

Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Atkins, Bertil de Kleynen, nói rằng thách thức của công ty là sáng tạo nên “một thiết kế tòa tháp biểu tượng độc đáo và năng động.”

“Dự án này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cho Atkins ở Việt Nam và củng cố thành tích của chúng tôi xây dựng những dự án mang tính biểu tượng trên quy mô toàn cầu,” ông de Kleynen nói.

Khi hoàn tất, Landmark 81 sẽ góp mặt vào những tòa nhà chọc trời bên cạnh tòa nhà Bitexco Financial, Vietcombank và Saigon One Tower - tất cả đều cao hơn 40 tầng và đã được hoàn tất trong năm năm qua.

(Dezeen, New Civil Engineer)

Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa

Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ hai ở khu vực có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn AFP trích thuật thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết như vậy hôm 8/3.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Vào trung tuần tháng 7, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là đường băng dài nhất trong khu vực và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cho các hoạt động chiến đấu.

Theo CSIS, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy một bãi đá khác là Đá Xu Bi, nơi có 988 ha đất đã được cải tạo, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị để xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự như đường băng ở Đá Chữ Thập.

Cơ quan này nói căn cứ không quân của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng căn cứ không quân cho việc tuần tra hay các hoạt động tấn công có giới hạn để chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh.

Cũng theo CSIS, Malaysia là nước có đường băng dài thứ hai ở khu vực Đá Hoa Lau với chiều dài 1.368 mét.

Việt Nam tuy là nước đầu tiên xây đường băng ở khu vực này vào năm 1976 nhưng đường băng của Việt Nam là ngắn nhất trong khu vực, chỉ có 550 mét.

Nguồn: AFP, The Economic Times

Philips ra mắt smartphone selfie S358 giá rẻ tại Việt Nam

Thêm một thành viên dòng S series của Philips cập bến thị trường Việt nổi bật với khả năng chụp hình khi camera trước và sau có độ phân giải 8MP cùng mức giá hấp dẫn 3 triệu đồng.


Được biết tới như một hãng chuyên sản xuất những chiếc smartphone có thời lượng sử dụng lâu hơn so với các đối thủ cùng phân khúc, Philips tiếp tục mang tới thị trường Việt mẫu S358 tích hợp công nghệ công nghệ tiết kiệm pin X-Power Tech. Kết hợp với pin dung lượng 2300mAh, Philips S358 sẽ giúp người dùng không phải có lo lắng về thời gian sử dụng.


Philips S358 có thiết kế đơn giản với thân và vỏ máy bằng nhựa, màn hình 5 inch độ phân giải HD công nghệ tấm nền IPS. Máy sử dụng chip Quadcore 1,3GHz, RAM 1GB, bộ nhớ trong 8GB, hỗ trợ khe cắm thẻ tối đa 32 GB. Đặc biệt, mẫu S538 còn được trang bị bộ đôi camera trước sau cùng độ phân giải 8MP, với góc rộng 84,7", F2.2.


Philips S358 sử dụng hệ điều hành Android 5.1 giao diện new UI lên kệ với giá bán 2,99 triệu đồng.

Smart Launcher 3 Pro 3.12.12 Apk - Trình chạy thông minh chuyên nghiệp miễn phí cho Android


Khi thiết bị android của bạn đang online và chạy nhiều tác vụ, bộ nhớ RAM được sử dụng tối đa; trong nhiều trường hợp, hệ điều hành buộc phải đóng bớt ứng dụng đang chạy trong đóng có launcher (trình chạy) để nhường chổ trống cho ứng dụng mà bạn đang sử dụng. Khi thoát ứng dụng, bạn sẽ thấy trình chạy mất vài giây để hiển thị các icon (biểu tượng) ứng dụng. Lúc này trình chạy mặc định trong thiết bị sử dụng nhiều năng lượng (pin) hơn bình thường và có khi làm bạn cảm thấy phiền toái.

Sử dụng một trình chạy khác nhẹ hơn, nhanh hơn, nhỏ hơn, đơn giản hơn sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ thiết bị và tăng thời gian sử dụng pin như Picoo Launcher, Nova Launcher prime (trong một bài viết khác), Smart Launcher,...

Smart Launcher là một trình chạy nhanh, nhẹ, nhỏ và rất thông minh. Bản miễn phí có sẵn trên Google Play Store.

Bản trả phí được mở khóa tất cả tính năng như cữ chỉ (gesture) và thông báo cuộc gọi nhỡ, tin nhắn, thêm nhóm ứng dụng (apps drawler categories) cho tải về miễn phí phía dưới.



Tải xuống:

Phiên bản: v3.12.12 cập nhật ngày 12-12-2015
Link MediaFire: Smart+Launcher+Pro+v3.12.12.apk

Phiên bản: v3.7.11
1. Media Fire: http://www.mediafire.com/download/04wpwjix7vn1755/Smart+Launcher+3+Pro+v3.07.11.apk

2. Google Drive: https://drive.google.com/file/d/0B3eszYmBuwtBTnVnR053ZnN2WUU/view

Hướng dẫn cài đặt/ thiết lập:

- Tải xuống tệp apk, vào ứng dụng quản lí file, chạm vào file smart laucher vừa tải về để tiến hành cài đặt. Phải chắc chắn là bạn đã bật cho phép cài ứng dụng "Không rõ nguồn gốc/ Unknown source" trong "Cài đặt"

- Mở ứng dụng "Smart Launcher 3 Pro", chọn ứng dụng sẽ hiển thị ở màn hình chính theo liệt kê.

- Nhấn nút menu trên đoại thoại hoặc vào ngăn ứng dụng rồi chạm vào biểu tượng menu ở góc trên phải màn hình -> chọn Preferences để thiết lập.

- Tạm dịch:

. Preferences: lựa chọn

. Gesture: cữ chỉ

. Swipe up: vuốt lên

. Swipe down: vuốt xuống

. swipe left: vuốt sang trái

. Swipe right: vuốt sang phải

. Pinch In : 2 ngón tay bóp vào

. Pinch out: 2 ngón tay kéo ra

. Dual swipe: vuốt bằng 2 ngón tay

...

. Add categories: Thêm nhóm ứng dụng

. Notification: thông báo cuộc gọi nhỡ, tin nhắn, ... (Khi chạm vào notification, Smart launcher sẽ yêu cầu tải thêm plugin để hiển thị thông báo nhưng bạn không cần phải làm theo yêu cầu này).

Lưu ý: Khi bạn cài ứng dụng mới, Play Store sẽ cho phép thêm biểu tượng ứng dụng vào mành hình chính trong launcher mặc định. Vì bạn đã chọn không sử dụng launcher mặc định nữa vậy hãy tắt tính năng này trong Play Store/ CH Play -> Cài đặt/ setting -> Bỏ chọn "Thêm biển tượng (icon) vào mành hình chính/ Add icon to Home screen".

Lenovo ra smartphone lõi tứ, 4G LTE giá rẻ

ICTnews – Lenovo vừa giới thiệu ra thị trường Việt Nam smartphone A2010 4.5inch, chạy Android 5.1 Lollipop, kết nối không dây tốc độ cao 4G LTE với mức giá 1,69 triệu đồng, hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên trong mùa tựu trường đang đến gần.


Lenovo A2010 sử dụng 2 SIM, chạy hệ điều hành Android 5.1 Lollipop mới nhất, trang bị bộ vi xử lý lõi tứ 64-bit tốc độ 1Ghz, RAM 1GB, dung lượng bộ nhớ trong 8GB (hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng đến 32GB).

Máy sử dụng màn hình 4.5inch cho phép người dùng thao tác dễ dàng bằng một tay, đồng thời chất lượng hiển thị rõ nét giúp lướt web đọc tin tức, duyệt ảnh hoặc chơi game.

Lenovo A2010 trang bị bộ đôi camera 5MP (phía sau) và 2MP (phía trước), hỗ trợ kết nối Wi-Fi 802.11 b/g/n, Wi-Fi hotspot, Bluetooth 4.0 tốc độ cao; dùng pin Li-Po dung lượng 2050mAh.

Đáng chú ý, đây là một trong số rất ít những chiếc smartphone giá rẻ được tích hợp công nghệ kết nối di động tốc độ cao 4G LTE.

Lenovo A2010 có hai màu đen và trắng, phân phối độc quyền qua hệ thống Thế Giới Di Động.

Máy bay chiến đấu Nga rơi nổ tan tành


Một phi công Nga thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng tấn công khi đang trình diễn

Ngày 2/8, một trực thăng Không quân Nga đã rơi trong buổi bay trình diễn trước hàng nghìn người xem làm viên phi công thiệt mạng.

Đây là trường hợp mới nhất trong hàng loạt vụ rơi máy bay quân sự của Nga trong thời gian gần đây.

Theo báo chí Nga, chiếc trực thăng tấn công Mi-28N đã rơi khi đang tham gia vào một cuộc thi do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức. Thông báo của Bộ này xác nhận chiếc Mi-28N thuộc Phi đội bay Berkut rơi ở khu vực Dubrovichi ở vùng Ryazan.

"Một phi công thiệt mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ hai ổn định", báo chí Nga trích dẫn thông báo của Bộ này.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy các nhân viên cứu hộ đang tiếp cận chiếc máy bay đang cháy ngùn ngụt tại hiện trường.

Cuộc trình diễn trên không có tên Aviadarts đã bị tạm hoãn. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tai nạn dường như là do hỏng hệ thống thủy lực.

Đã có ít nhất 6 vụ việc xảy ra chỉ trong vài tuần qua liên quan đến các máy bay và trực thăng quân sự Nga.

MiG-29 cất cánh thẳng đứng

MiG-29 cất lên theo chiều thẳng đứng ngay sau khi càng bánh xe tách khỏi mặt đường băng.


Chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ tư này của Nga được tập đoàn "MiG" thiết kế chế tạo ngay từ thời Liên Xô, có thể đạt tốc độ lên tới 1.500 km/h trên bề mặt Trái đất và 2.450 km/h khi ở độ cao. Mẫu máy bay này thực sự độc nhất vô nhị ngay cả trong số các máy bay chiến đấu hiện đại hôm nay.

Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới

Chiếc tàu ngầm Varsavyanka thứ tư mà Việt Nam mua của Nga (NATO phân loại là tàu Kilo) đã được đưa về cảng Cam Ranh.

tàu ngầm Hải Phòng

Ba tàu được chuyển giao trước đó, được đặt tên là "Hà Nội", "Hồ Chí Minh" và "Hải Phòng" đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam.

Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết:


"Bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học."

Các tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h. Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương." Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở truyền thông liên lạc dưới biển, hoặc trong hoạt động tình báo chống kẻ thù truyền thông.

Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự. Nhưng lợi thế của tàu chiến mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa «Club» hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km, ngay từ đầu bay với tốc độ cận âm. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5,10 mét, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.

Các thủy thủ Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Dành cho thủy thủ Việt Nam đã tổ chức các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi. Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến đi biển. Các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu. Tàu Varsavyanka dài 74, rộng 10 mét, phi hành đoàn gồm 52 người, có thể bơi tự động trong một tháng rưỡi. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.

Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến ​​sẽ được hoàn tất vào năm 2016.

Xin nói thêm là tên lửa «Club» không chỉ được trang bị cho tàu ngầm, mà cả cho tàu chiến nổi mà Nga chuyển giao cho Việt Nam. Các tên lửa như vậy cũng có thể triển khai trên các tàu vận tải. Đặc điểm của tổ hợp gồm bốn tên lửa hành trình là bề ngoài chúng giống như một container tiêu chuẩn loại 12 mét được sử dụng cho vận tải đường biển trên toàn thế giới.
Chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng loại vũ khí này có thể hoàn toàn thay đổi cán cân quân sự toàn cầu. Theo chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc Ruben Johnson, bề ngoài các tổ hợp này không phân biệt với container hàng hóa thông thường khiến cho không thể xác định bên trong có gì — tên lửa hay hàng hóa thông thường. Thoạt đầu, tàu chở hàng vô hại xuất hiện gần bờ, và vài phút tiếp theo mục tiêu của đối phương đã bị tiêu diệt.

Chuyên gia Mỹ : Thế chiến lần 3 sẽ nhằm chống Trung Quốc

« Đối với các chuyên gia Mỹ, trận đại chiến thế giới lần tới sẽ…nhằm đối phó với Trung Quốc ». Đó là tựa đề bài báo của thông tín viên Le Figaro tại New York, viết về cuốn sách « Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới » của hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, xuất bản tại Mỹ. Bốn năm điều tra trong các hành lang của Lầu Năm Góc đã giúp tác phẩm dự báo chiến lược này có được nhiều chi tiết phong phú và thực tế.


Kịch bản của Đệ tam Thế chiến như sau. Một phi hành gia Mỹ bị trục xuất khỏi trạm không gia quốc tế bởi những người mà anh ngỡ là các đồng nghiệp – người Nga và Trung Quốc. Một « nhóm lãnh đạo » đế quốc lật đổ chế độ cộng sản Bắc Kinh, tuyên bổ tổng tấn công tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Hawai bị hải quân Trung Quốc tiến công bất ngờ và chinh phục. Động cơ của các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị virus máy tính vô hiệu hóa từ xa. Các phi cơ tiêm kích Mỹ và Nga chiến đấu trên bầu trời vùng Viễn Đông. Phi hành gia Trung Quốc và Mỹ tấn công nhau trong không gian bằng những khẩu súng laser y như trong bộ phim gián điệp Moonraker.

Phim giả tưởng Hollywood chăng? Đối với hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, tất cả đều rất hiện thực và có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong trụ sở sang trọng, rộng rãi của cơ quan tư vấn New America Center đặt tại đại lộ số 20, gần tòa nhà chọc trời đầu tiên của New York, Flat Iron, hai chuyên gia quốc phòng từng là cố vấn của Lầu Năm Góc và cựu phóng viên chuyên trách của Wall Street Journal, giới thiệu kểt cấu cuốn tiểu thuyết đầu tay của họ : « Ghost Fleet » (Hạm đội ma).

Một tác phẩm đi trước thời đại, được bán ở quầy sách viễn tưởng, nhưng giá trị tiên liệu của nó nằm ở 400 ghi chú ở cuối trang, và bốn năm tích cực điều tra trong các hành lang Ngũ Giác Đài, trên các chiến hạm và căn cứ Không quân.

Kết quả gây sững sờ. Ngoài phong cách, hai tác giả trẻ là những người đầu tiên đưa ra những dự báo chiến lược, hết sức sát với thực tế. Singer cho biết bản thảo được chuyền tay ở Lầu Năm Góc. Đô đốc James Stavridis, nguyên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng Mỹ tại Đông Âu hoan nghênh tính thực tiễn và chính xác về kỹ thuật của tác phẩm.

Singer và August không bịa ra điều gì cả. Tất cả các phát minh khoa học đều có thực, từ tàu ngầm Trung Quốc sục sạo dưới đáy biển tìm kiếm khí thiên nhiên, các máy bay không người lái – cánh tay nối dài của các phi công Mỹ và Nga, hỏa tiễn sát thương phóng từ vệ tinh, cho đến những sự cố máy tính có thể vô hiệu hóa toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương, hay các cuộc chiến tranh tin học ác liệt giữa các hacker Trung Quốc và các chuyên gia tin học ái quốc ở thung lũng Silicon, California.

Giả thiết và thực tại

Thời sự gần đây cho thấy hai tác giả có vẻ đúng đắn. Bắc Kinh dấn mạnh nước cờ trên vùng biển nóng, bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhỏ xa xôi, đang do Việt Nam, Philippines, Nhật Bản đòi hỏi chủ quyền. Những oanh tạc cơ bốn động cơ sơn ngôi sao đỏ bay đến thử sức lực lượng phía bắc của NATO – điều chưa từng thấy kể từ thời Brejnev.

Ukraina bị cắt làm đôi, trong khi điện Kremli ra sức chống lại trừng phạt của phương Tây. Kết quả là 34 hiệp định đối tác chiến lược được ký kết chỉ trong vòng một năm giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Nhưng các tác giả cảnh báo, nếu nước Nga lao vào một cuộc xung đột với Mỹ, thì chỉ trở thành một kẻ a tòng yếu đuối của Trung Quốc: quá bạc nhược về kinh tế và dân số để có thể chống lại sự thống trị của Bắc Kinh.

Một đợt tấn công tin học quy mô mới đây vào các mạng lưới dân sự và quân sự Mỹ cho thấy sự hung hăng cực độ của các hacker, mà phía Mỹ nhận dạng là Trung Quốc. Vì sao số liệu về lương hưu của gần 4 triệu công chức Mỹ lại bị cướp đoạt? Singer lý giải: « Đó là một ví dụ cổ điển về tính toán chiến lược. Tích lũy các dữ liệu cần thiết hôm nay, để khai thác khi xung đột trong 5 hay 10 năm tới ».

Chương trình chiến đấu cơ F35, với số đầu tư khổng lồ, đã gặp trở ngại do hàng loạt sự chậm trễ và hỏng hóc đáng kể. August cho rằng : « Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu ý thức được rằng 80% các thành phần điện tử made in China ! ».

Với giả thuyết tình hình căng thẳng ở Thái Bình Dương sẽ diễn biến xấu đi thành « chiến tranh nóng », Hoa Kỳ chẳng bao lâu sẽ thiếu hụt các chip điện tử. Để chinh phục được con rắn bảy đầu Bắc Kinh, Mỹ đành phải huy động các chiến hạm cũ kỹ lỗi thời từ lâu bị quên lãng, nhưng không hề hấn trước tin tặc. « Hạm đội ma » thực sự hiện diện.

Hai tác giả đẩy cuộc đối đầu hai phe Hồi giáo Sunni và Shia xuống hàng thứ yếu, cho rằng khó thể trở nên toàn cầu hóa như sự đối đầu Mỹ-Trung. Họ nhận định, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tuy tàn bạo nhưng không thể phá hoại trên toàn thế giới như trong một cuộc chiến tranh nóng giữa các siêu cường.

Theo các tác giả, công trình này mang tính thiện chí. Có thể các lãnh đạo quân sự và chính trị, bắt đầu từ Quốc hội Mỹ vốn không muốn tăng ngân sách quốc phòng, có thể mở mắt ra trước mối đe dọa trầm trọng và nghiêm túc chuẩn bị đáp trả. Le Figaro kết luận, trong các tác phẩm của Tom Clancy, nước Mỹ của siêu gián điệp Jack Ryan luôn là người chiến thắng ở hồi cuối, nhưng trên thế giới thực tại, thì không luôn như vậy.

Nguồn: RFI

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Không quân Trung Quốc lo ngại Việt Nam

Không quân Trung Quốc đưa Việt Nam vào danh sách những mối đe dọa cho tới năm 2030.


Máy bay J-15 của Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh

Trung Quốc tham vọng nuốt trọn Tây Thái Bình Dương

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản ngày 2/8 dẫn một bản báo cáo của Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quốc về chiến lược trên không cho biết, Trung Quốc liệt kê Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam vào danh sách "những mối đe dọa" với không phận quân sự Trung Quốc cho tới năm 2030.

Báo cáo được chuẩn bị hồi tháng 11/2014 viết rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có kế hoạch mở rộng quy mô giám sát trên không và năng lực tấn công tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có vùng lân cận Nhật Bản.

Bản báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển và nâng cấp 9 loại "trang thiết bị chiến lược", trong đó có máy bay ném bom chiến lược mới và một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm một phần đối phó với Mỹ, nước đang chú trọng xoay trục sang châu Á.

Các thiết bị chiến lược còn lại bao gồm tên lửa hành trình tốc độ cao phóng từ trên không, máy bay vận tải cỡ lớn, khinh khí cầu bay trên tầng khí quyển cao, máy bay tiêm kích thế hệ mới, máy bay tấn công không người lái, các vệ tinh của không quân và bom có điều khiển.


Thủy phi co SH-5 của Trung Quốc

Kyodo bình luận rằng trong khi mở rộng quy mô lực lượng Hải quân và chế tạo một tàu chở sân bay thứ 2 đang gây chú ý, bản báo cáo trên cho thấy Không quân Trung Quốc cũng đã bắt đầu phát triển một chiến lược mở rộng tương tự.

Liên quan đến Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc thành lập trên Biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013, báo cáo đề xuất Không quân và Hải quân Trung Quốc cần hợp tác để nâng cao năng lực phòng không, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tập trận chung.

Báo cáo cũng cho rằng Không quân Trung Quốc cần cân nhắc phát triển trong lĩnh vực không gian vũ trụ và tên lửa.

Trung Quốc đe dọa cả Mỹ

Trong khi đó, đánh giá về tham vọng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, giới học giả Australia đã cảnh báo về những mối đe dọa mà Bắc Kinh có thể gây ra đối với tự do hàng hải, hàng không và kể cả hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.


Các đảo nhân tạo xây dựng trái phép trên Biển Đông sẽ được Trung Quốc quân sự hóa

Theo tạp chí "The Interpreter" của Viện chính sách quốc tế Lowy ở Australia, Trung Quốc chắc chắn sẽ trang bị hệ thống radar và thiết bị điện tử trên các đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt nạm nhằm tăng cường năng lực tình báo, giám sát và trinh sát.

Việc Bắc Kinh mới hoàn tất việc xây dựng đường băng dài hơn 3.000 m trên Đá Chữ Thập đủ khả năng phục vụ hầu hết các loại máy bay của Trung Quốc cất và hạ cánh, gồm: máy bay giám sát, máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay không người lái, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu và máy bay chiến đấu.

Báo Đất Việt

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Tình ca Việt : Tình ca Trịnh Công Sơn - Full

Đêm nhạc đặc biệt "Tình ca Trịnh Công Sơn". Ngày 01 tháng 04 năm 2001, người nhạc sỹ viết tình ca hay nhất thế kỷ đã mãi mãi ra đi. trong niềm tiếc thương của hàng triệu trái tim yêu nhạc, 14 năm đã trôi qua, những bản tình ca của ông vẫn làm lay động tâm hồn chúng ta mỗi khi những giai điệu ấy ngân lên.

Những ca khúc Giáng sinh hay nhất



Album nhạc Giáng sinh tuyển chọn với các ca khúc:

01 Đêm Noel - Thúy Vi 00:00

02 Bài Thánh Ca Buồn - Elvis Phương 03:30

03 Hang Belem - Lệ Hằng 07:51

04 Cao Cung Lên - Mỹ Huyền & Hồng Hạnh & Vân Thu 11:22

05 Đêm Thánh Vô Cùng - Hợp Ca 15:36

06 Mùa Đông Năm Ấy - Mỹ Hạnh 20:35

07 Màu Xanh Noel - Thái Châu 24:13

08 Holy Night - Dalena 28:14

09 Hai Mùa Noel - Như Quỳnh & Mạnh Đình 33:43

10 Đi Tìm Chúa Tôi - Đon Hồ & Ý Nhi & Kenny Thái 40:38

11 Mừng Chúa Ra Đời - Vũ Khanh 44:40

12 Belem Hiu Quạnh - Hồng Nhung 48:44

13 Đêm Bình Yên - Mỹ Tâm 52:38

14 Cho Kỷ Niệm Mùa Đông - Mạnh Đình 55:56

ZTE và Meizu đồng loạt ra mắt smartphone giá rẻ cấu hình mạnh

Hai hãng smartphone Trung Quốc ZTE và Meizu vừa trình làng loạt smartphone mới nhắm đến phân khúc giá rẻ với cấu hình khá ấn tượng.

ZTE trình làng smartphone giá rẻ vỏ kim loại, tích hợp cảm biến vân tay

ZTE vừa trình làng bộ 3 smartphone mới của hãng, lần lượt với tên gọi V3 Youth, V3 Energy và V3 Extreme.

Mặc dù những sản phẩm này nhắm đến phân khúc tầm trung, tuy nhiên tạo được ấn tượng khi đều được sở hữu lớp vỏ bằng kim loại cao cấp và đặc biệt tích hợp cả cảm biến vân tay, những tính năng thường chỉ thấy trên những thiết bị cao cấp hiện có trên thị trường.


ZTE V3 sở hữu thiết kế vỏ nhôm nguyên khối và cảm biến vân tay, tính năng thường thấy trên những chiếc smartphone cao cấp

Cả 3 sản phẩm đều có thiết kế và cấu hình tương đương nhau, chỉ có sự khác biệt về kết nối và số SIM hỗ trợ (sản phẩm hỗ trợ mạng 3G hoặc 4G LTE), bên cạnh đó phiên bản cao cấp nhất V3 Extrem sẽ được trang bị kèm theo một số phụ kiện cao cấp hơn hai phiên bản còn lại để phù hợp với mức giá.

Cấu hình chi tiết của sản phẩm bao gồm màn hình rộng 5,5-inch độ phân giải Full HD (1920x1080), bên trong là bộ vi xử lý Snapdragon 615 lõi 8 của Qualcomm, cùng với 2GB bộ nhớ RAM, ổ cứng lưu trữ 16GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài. Mặt sau của máy là camera 13 megapixel với khẩu độ f/2.2, còn mặt trước là camera phụ 5 megapixel. Máy được trang bị thỏi pin có dung lượng 3.000mAh, không thể tháo rời.

Cả bộ 3 sản phẩm đều hoạt động trên nền tảng Android 5.1 Lollipop với giao diện Nubia UI 3.0 do ZTE phát triển.

Loạt sản phẩm sẽ có mức giá khởi điểm 160USD cho phiên bản Youth, 210USD cho phiên bản Energy và mức giá cao nhất 240USD cho phiên bản Extreme. Hiện ZTE vẫn chưa công bố thời điểm chính xác loạt sản phẩm được có mặt trên thị trường cũng như chưa rõ sản phẩm chỉ dành riêng cho Trung Quốc hay sẽ có mặt tại các thị trường khác.

Meizu M2 - Smartphone giá dưới 100USD

Gần như cùng thời điểm với ZTE, một hãng smartphone khác của Trung Quốc cũng cho ra mắt chiếc smartphone mới của mình với mức giá chưa đến 100USD, có tên gọi M2. Đây được xem là phiên bản cỡ nhỏ của chiếc smartphone M2 Note vừa được Meizu ra mắt trong tháng 7 này.


Meizu M2 có giá chưa đến 100USD nhưng sở hữu cấu hình khá ấn tượng cho mức giá

Mặc dù có mức giá rẻ nhưng M2 được trang bị một cấu hình khá ổn nếu so với những sản phẩm có mức giá tương đương hiện có trên thị trường. Sản phẩm sở hữu màn hình rộng 5-inch độ phân giải HD (1280x720), bên trong là bộ vi xử lý lõi tứ của MediaTEk tốc độ 1.3GHz, 2GB bộ nhớ RAM, ổ cứng lưu trữ 16GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài. Mặt sau của sản phẩm là camera 13 megapixel, khẩu độ f/2.0, camera trước độ phân giải 5 megapixel.

Sản phẩm hoạt động trên nền tảng Android 5.1 Lollipop với giao diện Flyme 4.5 do Meizu phát triển. Máy được trang bị thỏi pin có dung lượng 2.450mAh.

Meizu M2 sẽ được bán với mức giá chỉ 96USD. Rõ ràng với cấu hình được trang bị của sản phẩm, 96USD là một mức giá khiến nhiều người bất ngờ, khi mà người dùng thường phải bỏ ra số tiền lớn hơn rất nhiều để có thể sở hữu một sản phẩm có cấu hình tương tự M2.

Hiện Meizu cũng chưa công bố ngày sản phẩm chính thức được bán ra cũng như những thị trường nào mà sản phẩm sẽ được đổ bộ.

Theo dantri

Xem tên lửa đất đối không bản địa của Hàn Quốc tiêu diệt máy bay


Hàn Quốc sẽ triển khai tên lửa dẫn đường đất đối không do nước này tự sản xuất vào cuối năm nay khi các thử nghiệm đã được thực hiện thành công.


Cheongung, hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM - Surface to Air Missle) tầm trung, được phát triển vào năm 2011 bởi LIG Nex1 để thay thế tên lửa hawk lão hóa của Không quân có thể đánh chặn các mục tiêu trên không.Cheongung có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên đến 40 km và ở một phạm vi khoảng 40 km. "Cheongung có thể khai hỏa ngay cả trong một môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ tối đa là 36 độ C và -30 độ C, cũng như trong môi trường bị nhiểu bởi sóng điện từ," LIG Nex1 cho biết trong một tuyên bố.

Lễ thượng cờ hai tàu ngầm 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa

Sáng nay, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân tổ chức lễ thượng cờ cho hai tàu ngầm 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa.

Đây là hai chiếc tàu ngầm Kilo lớp 636, nằm trong hợp đồng Việt Nam ký kết với Nga năm 2009, gồm 6 chiếc trị giá gần 2 tỷ USD nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng được đưa về cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) hồi đầu năm. Đây là loại tàu ngầm tấn công hiện đại có khả năng tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước và các mục tiêu khác của đối phương.

Còn tàu Kilo 185 Khánh Hòa được mệnh danh "Hố đen đại dương" về Cam Ranh hôm 2/7, sau một tháng rưỡi lênh đênh sóng biển vận chuyển từ Nga. 6 tàu ngầm Việt Nam đặt hàng Nga có cùng chiều dài 73,8 m; rộng 9,9 m; lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn; tốc độ 20 hải lý mỗi giờ. Tàu di chuyển êm, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm cho 52 thủy thủ và có thể lặn sâu 300 m cho nhiệm vụ tuần tra, trinh sát.

Tại buổi lễ, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam (đứng giữa), Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã trao quân kỳ cho lực lượng hai tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa, yêu cầu các chiến sĩ lực lượng tàu ngầm phải bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc.

"Đưa hai tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa vào biên chế của Lữ đoàn 189 Hải quân là sự tiếp nối những thành công, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước phát triển hiện đại của Quân chủng Hải quân nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung", Chuẩn Đô đốc nói.

Những chiến sĩ vinh dự được kéo cờ Tổ quốc và cờ Hải quân Việt Nam lên nóc tàu. "Lực lượng tàu ngầm hiện đại phải thấm nhuần sâu sắc giá trị thiêng liêng của biển đảo tổ quốc, đồng thời phải hiểu giá trị lớn lao của hòa bình, ổn định", Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho hai kíp tàu.

Các chiến sĩ hát vang Quốc ca Việt Nam

Theo Tư lệnh Hải quân, việc tiếp nhận hai tàu ngầm 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa là thành công bước đầu, phía trước còn nhiều việc phải làm, phải nỗ lực. Trước mắt, lực lượng tàu ngầm nhanh chóng quản lý, sử dụng, huấn luyện theo kế hoạch; nắm vững các tính năng, sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật…

Sau lễ thượng cờ sáng nay, không quân Việt Nam trình diễn những màn nhào lộn của máy bay chiến đấu.

Chiến sĩ hải quân chắc tay súng trên bảo vệ biển, đảo. Trước đó, 3/4/2014, lễ thượng cờ hai tàu ngầm đầu tiên HQ 182 Hà Nội và HQ 183 TP Hồ Chí Minh cũng diễn ra tại quân cảng Cam Ranh.

Nguồn: VnE